Kịch tính "như phim" vụ Belarus vây bắt nhân vật đối lập trên không
24 Tháng Năm 2021 7:29 CH GMT+7
Dân trí - Giới chức Belarus bị cho là đã lên kế hoạch kỹ lưỡng để bắt nhà báo đối lập Roman Protasevich sống lưu vong khi anh này có mặt trên chuyến bay ngang qua không phận Belarus.

Một vụ bắt giữ kịch tính

Truyền thông thế giới ngày 23/5 đồng loạt đưa tin, giới chức Belarus đã yêu cầu một máy bay chở khách của Ryanair hạ cánh khẩn cấp để bắt giữ nhà báo đối lập sống lưu vong Roman Protasevich. Protasevich là biên tập viên của kênh tin tức Nexta trên Telegram được cho là có vai trò lớn trong các cuộc biểu tình phản đối chính quyền của Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko.

Kịch tính như phim vụ Belarus vây bắt nhân vật đối lập trên không - 1

Máy bay Ryanair hạ cánh khẩn cấp ở Minsk ngày 23/5 (Ảnh: Getty).

Máy bay này cất cánh từ thủ đô Athens của Hy Lạp và dự kiến hạ cánh ở thủ đô Vilnius của Lithuania. Khi máy bay Ryanair qua không phận Belarus và chỉ còn vài phút nữa là vào không phận của Lithuania, phi hành đoàn bất ngờ nhận được thông báo từ cơ quan kiểm soát không lưu Belarus về nguy cơ có bom trên khoang.

Một tiêm kích Mig-29 của Không quân Belarus đã xuất kích theo lệnh của Tổng thống Alexander Lukashenko để kèm máy bay Ryanair, buộc máy bay này chuyển hướng, hạ cánh khẩn cấp xuống thủ đô Minsk của Belarus.

Kịch tính như phim vụ Belarus vây bắt nhân vật đối lập trên không - 2

Máy bay Ryanair buộc phải chuyển hướng, hạ cánh xuống Minsk mặc dù sắp đến sân bay đích ở Lithuania (Ảnh: Flight24).

Tại sân bay Minsk, lực lượng an ninh đã bắt giữ ít nhất nhà báo đối lập Protasevich, trong khi đó, người phát ngôn chính phủ Lithuania cho biết, máy bay Ryanair sau khi nối lại chuyến bay và hạ cánh ở Vilnius chỉ có 165 người trong số 171 hành khách xuống.

"Án tử hình đang chờ tôi ở đây"

Tadeusz Giczan, Tổng biên tập Nexta, cho biết khi lên máy bay ở Athens, Protasevich đã cảm thấy bị một số người bám theo. Theo ông Giczan, những người này được cho là đặc vụ của cơ quan tình báo Belarus và khi máy bay đi vào không phận Belarus, họ đã dàn dựng một vụ xô xát với phi hành đoàn, buộc máy bay phát tín hiệu khẩn cấp. Cơ quan kiểm soát không lưu Belarus cũng thông báo cho phi hành đoàn về một mối đe dọa có bom trên khoang và yêu cầu máy bay chuyển hướng hạ cánh khẩn cấp xuống một sân bay ở thủ đô Minsk.

Kịch tính như phim vụ Belarus vây bắt nhân vật đối lập trên không - 3

Nhân vật đối lập bị Belarus bắt giữ Roman Protasevich (Ảnh: AP).

Ngay khi phi hành đoàn thông báo máy bay buộc phải chuyển hướng xuống Minsk, một hành khách được xác định là Protasevich trên khoang đứng bật dậy, lôi từ trong khoang hành lý phía trên đầu một máy tính xách tay và chuyển nó cùng với điện thoại của mình cho người phụ nữ đi cùng.

"Khi phi hành đoàn thông báo máy bay chuẩn bị hạ cánh xuống Minsk, Protasevich đứng bật dậy, mở khoang hành lý, kéo túi hành lý ra và cố gắng tẩu tán mọi thứ bên trong. Tôi nghĩ anh ta đã mắc sai lầm. Anh ta có thể gửi đồ cho những người khác thay vì đưa cho bạn gái của mình, người mà tôi tin cũng sẽ bị bắt", một hành khách người Lithuania có tên Mantas kể lại.

Một hành khách khác cho biết, Protasevich tỏ ra bồn chồn và vô cùng hoảng hốt kể từ khi biết máy bay chuyến hướng và anh ta nói "Án tử hình đang chờ tôi ở đây".

Ngay khi máy bay đáp xuống sân bay ở Minsk, Protasevich, 26 tuổi, bị tách khỏi đoàn. Lực lượng an ninh cùng với chó nghiệp vụ đã tiến hành kiểm tra hành lý của Protasevich.

Kịch tính như phim vụ Belarus vây bắt nhân vật đối lập trên không - 5

Lực lượng an ninh tại sân bay ở Minsk kiểm tra hành lý của hành khách trên chuyến bay Ryanair (Ảnh: Nexta).

Protasevich, 26 tuổi bị Belarus truy nã với cáo buộc khủng bố, tổ chức bạo loạn và kích động thù ghét xã hội sau khi tổ chức biểu tình sau cuộc bầu cử tổng thống năm 2020 mà Tổng thống Lukashenko tái đắc cử.

Động thái bắt giữ Protasevich của giới chức Belarus đã vấp phải sự chỉ trích gay gắt của Mỹ và các nước châu Âu. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken chỉ trích đây là hành động "gây sốc" đe dọa tính mạng của gần 200 hành khách trên chuyến bay. Washington cũng yêu cầu Belarus lập tức trả tự do cho nhân vật đối lập. Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki ví vây bắt giống như một vụ "cướp máy bay". Ông cho biết sẽ đề nghị kích hoạt các lệnh trừng phạt mới chống lại Belarus tại cuộc họp của Hội đồng châu Âu trong tuần này.

Sau vụ việc trên, Tổng thống Lithuania Gitanas Nauseda cũng kêu gọi quốc tế có hành động khẩn cấp. "Tôi kêu gọi NATO và các đồng minh EU phản ứng ngay lập tức với mối đe dọa nhằm vào hàng không dân sự quốc tế do chính quyền Belarus gây ra. Cộng đồng quốc tế phải có những bước đi ngay lập tức để vụ việc này không lặp lại", Tổng thống Nauseda nói. Cố vấn của Tổng thống Lithuania Asta Skaisgiryte cáo buộc, hành động của phía Belarus ép máy bay chở hơn 170 người đến từ 12 quốc gia hạ cánh là một chiến dịch được lên kế hoạch sẵn.

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.