Chuyện những 'anh nuôi' đánh đu với sóng dữ
18 Tháng Sáu 2021 9:01 CH GMT+7
TP - Mỗi chuyến đi Trường Sa, bên cạnh các cán bộ chỉ huy, nhân viên tàu, có một lực lượng rất quan trọng là đội ngũ đảm bảo hậu cần trong suốt hải trình. Những “anh nuôi” đặc biệt này đã lặng thầm cống hiến, góp phần duy trì sức khỏe cho cả đoàn công tác giữa sóng gió biển khơi.

Ðảm bảo sức khỏe

Đầu tháng 4/2021, tàu Kiểm ngư số hiệu KN-290 vượt hơn 1.000 hải lý đưa đoàn cán bộ quân đội ra thăm cán bộ, chiến sĩ và nhân dân đang thực hiện nhiệm vụ, sinh sống trên quần đảo Trường Sa và nhà giàn DK1. Hải trình dài 9 ngày, ngoài thời gian đi thăm các đảo và Nhà giàn, mọi sinh hoạt của hơn 200 đại biểu đều diễn ra trên tàu. Nhờ làm tốt công tác bảo đảm hậu cần, những “anh nuôi” trên tàu KN-290 đã đóng góp không nhỏ vào thành công của chuyến đi mang đậm dấu ấn nghĩa tình đất liền với biển, đảo.

Tổ hậu cần trên tàu KN-290 chuẩn bị bữa ăn chiều cho các đại biểu

Tổ hậu cần trên tàu KN-290 chuẩn bị bữa ăn chiều cho các đại biểu.

Xuất phát từ quân cảng Lữ đoàn 125 (Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân), trong buổi sáng, sau hơn 4 giờ rời bến, loa phát thanh trên tàu thông báo: “Đã đến giờ ăn trưa, kính mời các đại biểu về phòng ăn, hiện nay trước các phòng ăn đều có danh sách của đại biểu...”. Ấn tượng nhất với chúng tôi ngay khi vào phòng ăn, là những mâm cơm với nhiều món ăn được chế biến cẩn thận, bài trí đẹp mắt không khác gì nhà hàng trong đất liền. Mọi người trong đoàn công tác đều tấm tắc, ngỡ ngàng. Ít ai biết rằng, khu vực “tác chiến” của đội ngũ “anh nuôi” chỉ là khoảng bếp chật hẹp, nóng bức và luôn bồng bềnh, nghiêng ngả vì sóng biển.

Tôi gặp Hoàng Anh Tiến - Trưởng ban Quân nhu thuộc Chi đội Kiểm ngư số 2 khi anh đang trực tiếp đứng bếp, chế biến món ăn cho bữa chiều. Anh Tiến cho biết, mỗi chuyến đi Trường Sa của các đoàn thường kéo dài từ 9 đến 12 ngày. Vì vậy, công tác hậu cần rất quan trọng nhằm đảm bảo sức khỏe cho đại biểu.

Với đặc thù hoạt động trên biển, nên ngay sau khi có lệnh bảo đảm cho đại biểu ra thăm, làm việc trên các đảo, Tổ hậu cần phải lập kế hoạch nhu cầu lương thực, thực phẩm, xây dựng kế hoạch thực đơn chi tiết từng bữa ăn một cách khoa học, hợp lý nhất trong suốt hành trình.

“Ðánh đu” để cơm dẻo, canh ngọt

Các thành viên Tổ hậu cần cho biết, để có bữa ăn ngon, khâu lựa chọn thực phẩm rất quan trọng. Các món ăn đảm bảo khoa học, cân đối dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm được đặt lên hàng đầu, nhất là trong điều kiện thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 cho đoàn công tác.

Tuy quân số ít, nhưng cùng với việc chuẩn bị thực phẩm đòi hỏi ngay tại bến, Tổ hậu phải làm tốt các khâu chuẩn bị dụng cụ cấp dưỡng; các loại quân trang đi biển; vệ sinh toàn tàu để phòng, chống dịch. Chưa kể, còn đảm bảo đủ 10 loại nhu yếu phẩm cho mỗi đại biểu như khăn mặt, dao cạo râu, dầu gội đầu, xà bông tắm, tăm bông, lược,… giống như khách sạn trên bờ.

Đặc biệt, việc nấu ăn trên tàu không đơn giản như ở trên đất liền. Có những hôm gặp áp thấp nhiệt đới bất thường, sóng đánh cao, tàu rung lắc dữ dội, anh em trong Tổ phải vật lộn, “đánh đu” với sóng dữ. Nhiều lần, khi cơm đã dọn lên bàn đã bị sóng đánh đổ, phải dọn dẹp và nấu lại. Vì thế, tiêu chuẩn quan trọng của nhân viên nuôi quân là phải trẻ khỏe, nhiệt tình, chịu đựng được sóng gió.

“Chúng tôi phải dậy từ 3 giờ sáng, làm việc đến tận 11 giờ đêm để phục vụ 4 bữa ăn/ngày cho đại biểu. Các món ăn được chế biến kỹ thuật cao như đuôi bò hầm tiêu xanh, bê xào cải ngọt, gà chiên nước mắm, chả giò chiên, canh cua rau đay, cà pháo đến những món như phở, cháo tim, chè đậu đen cùng với các món hoa quả tráng miệng”

Anh Hoàng Anh Tiến, Trưởng ban Quân nhu

Bữa ăn đầu tiên trong ngày bắt đầu vào lúc 6 giờ sáng, bữa tối vào lúc 21 giờ và thường đến 23 giờ mới dọn dẹp xong. Trung bình mỗi ngày, các “anh nuôi” chỉ được nghỉ ngơi khoảng 4 tiếng đồng hồ. Vất vả là vậy, nhưng tất cả đều luôn nhiệt tình, chu đáo.

Trong suốt hành trình đến với quân dân Trường Sa và Nhà giàn DK1, sau mỗi ngày làm việc trong điều kiện vất vả trên biển khơi, các thành viên trong đoàn công tác khi trở về tàu lại được thưởng thức những bữa cơm ngon miệng. Sau mỗi bữa ăn, các “anh nuôi” luôn quan sát xem món ăn nào còn dư nhiều và tham khảo thêm ý kiến của đại biểu để thay đổi, điều chỉnh hợp khẩu vị với số đông đại biểu. Với những đại biểu bị say sóng, say nắng không xuống phòng ăn được, anh em trong tổ tận tình nấu cháo, pha nước chanh đưa đến tận phòng.

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.