Tuyên bố Chủ tịch ARF-28: Cần duy trì an ninh và tự do hàng hải ở Biển Đông; sớm đúc kết một COC thực chất và hiệu quả
09 Tháng Tám 2021 6:52 CH GMT+7
Baoquocte.vn. Ngày 8/8, Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) lần thứ 28 đã ra Tuyên bố Chủ tịch, trong đó kêu gọi duy trì an ninh và tự do hàng hải tại Biển Đông, thúc đẩy đàm phán nhắm sớm ký kết Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

Tuyên bố tái khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định, thịnh vượng, an toàn và tự do hàng hải tại Biển Đông và theo đuổi giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình, không cưỡng ép, phù hợp với các nguyên tắc được công nhận rộng rãi của luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.

ARF-28: Đối thoại, tin cậy, trách nhiệm và thiện chí hợp tác vì hòa bình, ổn định và an ninh ở khu vực

Ngày 8/8, Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) lần thứ 28 đã ra Tuyên bố Chủ tịch, trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của duy trì và thúc đẩy hoà bình, an ninh, ổn định ở Biển Đông. (Ảnh: Tuấn Anh)

ARF-28 nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực thi đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002.

Hội nghị ghi nhận những tiến triển tích cực trong các cuộc đàm phán đang diễn ra về COC bất chấp tình hình dịch bệnh Covid-19 đầy thách thức, trong đó có việc nối lại đàm phán Văn bản Dự thảo Đàm phán Duy nhất (SDNT) dẫn đến một thỏa thuận tạm thời về Phần Mở đầu sau khi bị chậm trễ do đại dịch.

Bên cạnh đó, ARF-28 mong muốn sớm đúc kết một COC thực chất và hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS năm 1982.

Nhấn mạnh sự cần thiết thúc đẩy một môi trường thuận lợi cho các cuộc đàm phán COC, tuyên bố chung của ARF-28 hoan nghênh các biện pháp thiết thực có thể làm giảm căng thẳng và nguy cơ tai nạn, hiểu lầm và tính toán sai lầm.

Hội nghị cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực hiện các biện pháp xây dựng lòng tin và phòng ngừa nhằm thúc đẩy sự tin cậy giữa các bên, đồng thời tái khẳng định tầm quan trọng của việc tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS năm 1982.

Trong phiên thảo luận về tình hình Biển Đông tại ARF-28, một số đại biểu bày tỏ quan ngại về việc cải tạo đất, các hoạt động và sự cố nghiêm trọng trong khu vực, bao gồm việc thiệt hại cho môi trường biển, làm xói mòn lòng tin, gia tăng căng thẳng và có thể phá hoại hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực.

Tuyên bố của ARF-28 tái khẳng định nhu cầu tăng cường lòng tin và sự tin cậy lẫn nhau, tự kiềm chế trong việc tiến hành các hoạt động có thể làm phức tạp hoặc leo thang tranh chấp và ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định và tránh các hành động có thể làm phức tạp thêm tình hình, theo đuổi giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình phù hợp với các nguyên tắc được công nhận rộng rãi của luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS năm 1982.

Ngoài ra, hội nghị cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phi quân sự hóa và tự kiềm chế trong việc tiến hành mọi hoạt động của các bên tranh chấp và tất cả các quốc gia khác, trong đó có những hoạt động được đề cập trong DOC, có thể làm phức tạp thêm tình hình và leo thang căng thẳng tại Biển Đông.

Liên quan đến tình hình tại Myanmar, hội nghị hoan nghênh cam kết của quốc gia này đối với Đồng thuận 5 điểm được thông qua tại Hội nghị Các nhà lãnh đạo ASEAN vào ngày 24/4 và chấp nhận thực thi kịp thời và đầy đủ thỏa thuận này.

Hội nghị hoan nghênh việc bổ nhiệm Bộ trưởng Ngoại giao thứ hai của Brunei làm Đặc phái viên của Chủ tịch ASEAN về Myanmar.

Đặc phái viên Chủ tịch ASEAN sẽ bắt đầu công việc của mình tại Myanmar, bao gồm xây dựng lòng tin thông qua việc tiếp cận đầy đủ với tất cả các bên liên quan và công bố mốc thời gian rõ ràng về việc thực thi Đồng thuận 5 điểm trước Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN.

ARF-28 cũng hoan nghênh sự hỗ trợ liên tục từ các đối tác bên ngoài của ASEAN đối với các nỗ lực của khối trong việc thực hiện nhanh chóng và đầy đủ Đồng thuận 5 điểm, trong đó chú ý ngay tới việc cung cấp hỗ trợ nhân đạo cho người dân Myanmar.

Về vấn đề Triều Tiên, Tuyên bố Chủ tịch tái khẳng định sự ủng hộ đối với giải pháp ngoại giao và đối thoại nhằm phi hạt nhân hóa hoàn toàn và thiết lập hòa bình vĩnh viễn trên Bán đảo này.

Hội nghị ghi nhận những nỗ lực của tất cả các bên liên quan trong việc nối lại đối thoại, hoan nghênh việc khôi phục các đường dây liên lạc liên Triều và cho rằng điều này sẽ góp phần cải thiện và phát triển hơn nữa quan hệ liên Triều.

Tuyên bố hối thúc tất cả các bên liên quan tiếp tục hợp tác trên tinh thần xây dựng hướng tới thực thi hòa bình và ổn định lâu dài trên Bán đảo Triều Tiên, trong đó có việc thực hiện đầy đủ và nhanh chóng Tuyên bố Panmunjom 2018 và Tuyên bố chung Bình Nhưỡng giữa Hàn Quốc và Triều Tiên, Tuyên bố chung Singapore giữa các nhà lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên.

Hội nghị cũng hối thúc Triều Tiên thực hiện cam kết phi hạt nhân hóa hoàn toàn cũng như cam kết kiềm chế không tiến hành thêm các vụ thử hạt nhân và tên lửa, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình và ổn định trên Bán đảo Triều Tiên và bày tỏ sự khích lệ trước các nỗ lực thúc đẩy đối thoại, can dự và hợp tác liên Triều nhằm khôi phục quan hệ liên Triều và thúc đẩy quan hệ Mỹ-Triều.

Nhắc lại cam kết thực hiện đầy đủ tất cả các Nghị quyết có liên quan của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, ARF-28 nhấn mạnh tầm quan trọng của các nỗ lực quốc tế nhằm phi hạt nhân hóa hoàn toàn Bán đảo Triều Tiên và sự cần thiết thúc đẩy bầu không khí có lợi cho đối thoại hòa bình giữa các bên liên quan, trong đó có việc thông qua các nền tảng do ASEAN dẫn dắt như ARF.

Hội nghị cũng ghi nhận quan điểm của một số thành viên ARF về tầm quan trọng của việc giải quyết các mối quan ngại nhân đạo của cộng đồng quốc tế, trong đó có việc giải quyết ngay lập tức vấn đề công dân Nhật Bản bị bắt cóc.

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.