Đừng đánh lừa dư luận
27 Tháng Bảy 2012 6:18 CH GMT+7
Bên cạnh những hành động leo thang, khiêu khích trên Biển Đông, một chiến dịch tuyên truyền xuyên tạc, bịa đặt, kích động chưa từng có đã được tiến hành trên các phương tiện thông tin đại chúng Trung Quốc.

Thời báo Hoàn cầu, một ấn phẩm của Nhân dân Nhật báo, liên tục có những bài viết hướng dẫn dư luận theo một mạch xuyên suốt: Bao năm nay, Trung Quốc đã quá mềm yếu, bị các nước xung quanh “bắt nạt” (!?), bây giờ đã có đủ sức mạnh và đã đến lúc phải hành động để “thu hồi những đảo, bãi bị nước ngoài xâm chiếm”... Đe dọa vũ lực là tư tưởng xuyên suốt trong các bài viết về Biển Đông trên tờ báo này.

Ngày 23-7 báo này đăng ý kiến của tướng La Viện chủ trương “Khu cảnh bị Tam Sa” phải “phát huy tác dụng uy hiếp, trấn hiếp, phải khiến cho các nước đang tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc nhìn thấy mà lui bước”.

Ngày 24-7, báo này cổ súy: “Quân đội thuộc Khu cảnh bị sẽ tuần tra vùng biển, vùng trời thường xuyên; tiến hành liên tục và công khai các cuộc diễn tập; sẽ tiến hành cảnh cáo, xua đuổi, thậm chí có biện pháp mạnh hơn đối với các tàu thuyền, máy bay nước ngoài mang theo vũ khí, chất nổ xâm nhập vùng biển, vùng trời của Trung Quốc”.

Ngang ngược và ngạo mạn, ngày 23-7, trang diễn đàn của bản điện tử Thời báo Hoàn cầu đã đăng bài rêu rao “đồng hồ đếm ngược thời khắc thu hồi Nam Hải (Biển Đông) đã chạy”, rằng “sắp tới sẽ có các biện pháp cứng rắn nhất để đối phó với sự khiêu khích của Việt Nam”.

Ngày 24-7, báo này lại đăng tiếp bài: “Trung Quốc thay đổi cục diện chịu trận trước đây, sẽ phản kích với thế mạnh ở Nam Hải”, viết: sắp tới binh lực của “Tam Sa” sẽ có 1 vạn quân, phần lớn là hải quân và lính thủy đánh bộ, sẽ được bố trí đến mọi ngóc ngách, sẽ ngăn chặn mọi hoạt động tiếp tế, vận chuyển của tàu thuyền Việt Nam và Philippines.

Rồi dọa: “Cú đấm liên hoàn” bao gồm tàu hải giám, tàu tuần tra, hải quân, không quân, ngư dân vũ trang sẽ được tung ra”.

Báo này còn đăng bài “Khi hoàn thiện thành phố Tam Sa, cũng là lúc động võ (dùng vũ lực đánh) Philippines” với lời lẽ xúc phạm Tổng thống Aquino.

Nhân dân Nhật báo (bản hải ngoại) số ngày 25-7 đăng bài công kích Philippines: “Philippines cần hiểu rõ Tôn Ngộ Không có 72 phép màu cũng không thoát khỏi lòng bàn tay Phật tổ”.

Đáng chú ý, ngày 22-7, kênh CCTV13, Đài THT.Ư Trung Quốc cho phát phóng sự mang tiêu đề “Tàu công vụ nước ngoài đối đầu tàu hải giám Trung Quốc, nói không cút đi sẽ tiêu diệt”.

Ngày hôm sau, các báo mạng đồng loạt đăng lại bài của Thời báo Hoàn cầu diễn tả lại vụ việc xảy ra ngày 27-6 trên Biển Đông.

Qua videoclip lan truyền trên Youtube, người ta có thể nghe rõ lời thoại qua máy điện đàm của nhân viên tàu hải giám Trung Quốc bằng tiếng Việt Nam và tiếng Trung: “Đây là tàu hải giám TQ số 83. Theo Công ước LHQ về Luật Biển 1982 và luật pháp TQ, vùng biển này là của TQ. Tàu chúng tôi đang chấp hành công vụ, đề nghị tàu các anh không được cản trở tàu chúng tôi làm công vụ”.

Nhưng thật là trớ trêu, ở phút đầu tiên của đoạn video, dưới góc trái màn hình hiện ra dòng chữ thể hiện tọa độ nơi xảy ra sự việc là: N 15.285 E 109.48 (109,48 độ kinh đông, 15,285 độ vĩ bắc). Tọa độ này cách đảo Lý Sơn 70km về hướng Đông Đông Nam, nằm sâu trong Vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo quy định của Công ước LHQ về Luật Biển 1982.

Phóng sự này vô tình lật tẩy trò gian dối trong tuyên truyền của CCTV, giúp người xem hiểu rõ phần nào sự thật đằng sau những màn tuyên truyền kích động trên các phương tiện truyền thông Trung Quốc hiện nay.

Thu Thủy (Tienphong)

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.