"Kẻ mạnh luôn đúng" - Tư duy nguy hiểm trong vấn đề Biển Đông
04 Tháng Ba 2016 9:35 SA GMT+7
(PL&XH) - Trung Quốc đang liên tiếp thực hiện những động thái ngày càng hung hăng và ngang ngược ở biển Đông nhằm thực hiện âm mưu độc chiếm vùng biển chiến lược, giàu tài nguyên thiên nhiên này. Trước cách hành xử theo kiểu “ỷ mạnh hiếp yếu” của Bắc Kinh, tờ Straits Times của Singapore mới đây đã cảnh báo về nguy cơ từ việc "xem kẻ mạnh luôn đúng là điều bình thường" trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông.

Trung Quốc “nói một đằng làm một nẻo”

Trung Quốc đã tiến vào bãi Vành Khăn (Mischief Reef) ở Trường Sa năm 1995, ba năm sau khi Mỹ rút quân khỏi Philippines. Trước đó, Trung Quốc cũng đã chiếm một số đảo ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam sau khi Nga bị "phân tâm." Vậy liệu thế giới có nên nhìn nhận những sự kiện nằm ngoài cách diễn giải về sự trỗi dậy ngoạn mục phần lớn là hòa bình của Trung Quốc hay không và từ đó mặc nhiên bình thường hóa sự hung hăng quyết liệt của họ ở biển Đông? Điều nguy hiểm là vấn đề này sẽ hình thành một trật tự thế giới mà các mối quan hệ được xác định chủ yếu bởi sức mạnh. Như một cựu Ngoại trưởng Trung Quốc từng lưu ý cách đây không lâu rằng: Có một số nước lớn và một số nước nhỏ, và đó là chuyện dĩ nhiên.   

Theo Strait Times, cách tiếp cận như vậy chắc chắn tạo ra sự sợ hãi và oán giận mà từ đây có thể châm ngòi cho xung đột. Đó là lý do tại sao Trung Quốc cần chấm dứt suy nghĩ "kẻ mạnh luôn đúng" trong những vấn đề liên quan đến lợi ích của họ. Nếu việc thể hiện sức mạnh được chấp nhận ở biển Đông, sẽ có thêm nhiều hoạt động bồi lấp diễn ra ở những nơi Trung Quốc chiếm đóng và cả hoạt động xây dựng cơ sở quân sự. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từng bảo đảm với Tổng thống Mỹ Barack Obama rằng Bắc Kinh không có ý định quân sự hóa những khu vực đó. Song, giờ đây tên lửa của Trung Quốc đã xuất hiện ở Hoàng Sa. Như vậy, có thể thấy rằng Trung Quốc “nói một đằng, làm một nẻo.”

Có khá nhiều điều mà các nước đang làm có thể được giải thích là do "quan ngại về an ninh." Trong trường hợp Trung Quốc, phần lớn là do nỗi lo bị bao vây. Đây có thể là nguyên nhân khiến Trung Quốc nhanh chóng củng cố vị thế ở biển Đông trước khi Tòa Trọng tài quốc tế ở The Hague ra phán quyết về đơn kiện của Philippines. Những động thái của Trung Quốc cho thấy họ dự đoán Tòa trọng tài- thể chế mà họ đã tẩy chay- sẽ ra phán quyết trái ngược với tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh. Đây là điều đáng tiếc. Là quốc gia đông dân nhất và là nền kinh tế đứng thứ hai thế giới, Trung Quốc cần nhận thấy rằng cách tiếp cận "theo tôi hoặc không" có thể dẫn đến bất ổn toàn cầu và cũng sẽ đe dọa vị thế tương lai của chính họ. 

Rốt cuộc, quy tắc quốc tế đã giúp Trung Quốc trỗi dậy về kinh tế khi họ sử dụng thành thạo cơ chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Những quy định như vậy không thể tùy tiện bỏ qua. Một cách tiếp cận chỉ dựa trên lợi ích riêng có thể khiến các nước khác xa lánh và không phù hợp với một quốc gia được nhìn nhận có tầm nhìn dài hạn.

Theo Strait Times, dư luận đang chứng kiến Myanmar, quốc gia từng bắt tay với Bắc Kinh, đã nhanh chóng quay lại phản đối sự hiện diện của Trung Quốc ở nước họ như thế nào. Tâm lý dân tộc chủ nghĩa ở Philippines từng được xác định là một yếu tố bài Mỹ. Ngày nay, Trung Quốc là đối tượng chính. Không chỉ có vậy, tất cả cá quốc gia ở khu vực ngoại vi của Trung Quốc đều đang gấp rút củng cố quân đội do những tín hiệu mà Bắc Kinh phát ra. Báo này đặt câu hỏi “Điều gì sẽ xảy ra ở châu Á nếu một ngày "lưỡi cày biến thành thanh gươm?"

Chuyên gia Poling: “Năm 2016 sẽ chứng kiến các vụ đụng độ và xung đột thường xuyên hơn giữa ngư dân.”     Ảnh tư liệu

Những nhân tố tác động 

rong khi đó, chuyên gia phân tích Gregory Poling, GĐ phụ trách Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á (AMTI), cho rằng năm 2016 sẽ là một năm nhiều dấu mốc, bước ngoặt đối với các quốc gia có tuyên bố chủ quyền ở biển Đông cũng như các bên có liên quan trong cuộc xung đột ở khu vực này. Các diễn biến đã và đang xảy ra trong vài năm gần đây, đặc biệt là hoạt động xây dựng đảo phi pháp của Trung Quốc tại Trường Sa và vụ Manila kiện Bắc Kinh, sẽ có kết quả cụ thể. Sự phát triển nhanh chóng của các lực lượng quân sự Trung Quốc trong khu vực sẽ dẫn đến đụng độ thường xuyên hơn giữa Trung Quốc và các nước láng giềng. Điều này cùng với những diễn biến khác trong khu vực sẽ thu hút sự chú ý và tham gia nhiều hơn của các quốc gia bên ngoài như Mỹ, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ. Những nhân tố này sẽ tác động trực tiếp đến diễn biến tình hình Biển Đông trong một số khía cạnh sau: 

Một là, sự chuyển giao chính trị quan trọng ở một số nước trong khu vực có liên quan trực tiếp đến vấn đề biển Đông, đặc biệt là cuộc bầu cử Tổng thống Philippines vào tháng 5 tới. Dù ai trở thành lãnh đạo cao nhất của Philippines nhiệm kỳ tới thì quan điểm và cách thức xử lý vấn đề biển Đông của nhân vật này sẽ luôn được chú ý và phải chịu áp lực bởi tính khẩn cấp cũng như sự quan tâm sát sao của người dân Philippines đối với vấn đề này, do họ luôn cảnh giác với Bắc Kinh ở mức độ cao nhất. 

Hai là, tác động của việc Tòa trọng tài quốc tế phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc liên quan vấn đề biển Đông. Philippines đã tranh luận và đệ trình câu trả lời bằng văn bản về giá trị pháp lý của vụ kiện tại các phiên điều trần của Tòa từ tháng 11-2015. Đây là vụ kiện phức tạp, gồm 15 tuyên bố riêng rẽ, vì vậy hình thức đưa ra kết luận của Tòa vẫn là một ẩn số. Các thẩm phán đang thảo luận và dự kiến đưa ra phán quyết vào cuối tháng 5 tới. Tuy nhiên, các thẩm phán gần như đã chắc chắn quyết định rằng “đường 9 đoạn” (còn gọi là đường lưỡi bò) mà Trung Quốc đơn phương đưa ra là một tuyên bố không có giá trị pháp lý và Trung Quốc không có quyền lịch sử nào vượt quá vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa đã được quy định trong Công ước quốc tế về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS). Điều này đồng nghĩa với việc yêu cầu Trung Quốc phải làm rõ các tuyên bố của họ dựa trên các quyền đối với thực thể đất chứ không phải dựa trên những đường đứt đoạn mơ hồ, không rõ nghĩa trên bản đồ. 

Đến nay, Bắc Kinh vẫn từ chối tham gia vụ kiện, khẳng định không công nhận thẩm quyền cũng như phán quyết của Tòa. Tuy nhiên, nếu Trung Quốc không tuân thủ luật pháp quốc tế, chắc chắn danh tiếng của nước này sẽ bị tổn hại. Nó sẽ làm suy yếu những lập luận của Trung Quốc rằng họ là một cường quốc có trách nhiệm, đồng thời khiến các quốc gia khác cảnh giác với những cam kết của Trung Quốc và đẩy các nước trong khu vực tiến lại gần hơn với Nhật Bản và Mỹ. Cái giá đó có thể khiến Bắc Kinh phải chấp nhận định nghĩa lại về “đường 9 đoạn” dựa trên UNCLOS và bước vào đàm phán thực sự. 

Ba là, việc Trung Quốc gia tăng các hoạt động xây đảo nhân tạo và quân sự hóa ở biển Đông. Chuyến bay dân sự thử nghiệm đầu tiên của Trung Quốc hạ cánh tại đá Chữ Thập vào cuối năm 2015 đã đánh dấu sự hoàn thành đường băng đầu tiên của Trung Quốc tại Trường Sa. Đường băng trên đá Xu Bi và đá Vành Khăn sẽ sớm hoàn tất và các chuyến bay quân sự thử nghiệm của Trung Quốc sẽ diễn ra vào nửa đầu năm 2016. Trong khi đó, Trung Quốc tiếp tục xây dựng cảng, các công trình hỗ trợ và lắp đặt hệ thống ra đa nhằm hỗ trợ các lực lượng không quân, hải quân và cảnh sát biển luân phiên tại những đảo nhân tạo ở Trường Sa. Cùng với sự nâng cấp về quân sự đang diễn ra tại đảo Phú Lâm, nơi Trung Quốc xây dựng đường băng và gần đây triển khai tên lửa di động đất đối không HQ-9 thì rõ ràng năm 2016 sẽ chứng kiến năng lực quân sự gia tăng đáng kể của Trung Quốc tại biển Đông. 

Chuyên gia Poling cho rằng nạn nhân trực tiếp nhất của việc Trung Quốc gia tăng lực lượng chính là hải quân, cảnh sát biển và tàu dân sự của các quốc gia Đông Nam Á. Năm 2016 sẽ chứng kiến các vụ đụng độ và xung đột thường xuyên hơn giữa ngư dân, các tàu khai thác dầu và khí đốt, tàu quân sự và máy bay của Philippines, Việt Nam, Malaysia với lực lượng Trung Quốc trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng gia tăng năng lực kiểm soát biển Đông và ngăn chặn hoạt động của các phương tiện trong khu vực mà Trung Quốc coi là thuộc chủ quyền của họ. Điều này dẫn đến việc các nước Đông Nam Á kêu gọi sự can thiệp của các quốc gia bên ngoài ở phạm vi rộng hơn. Sự kêu gọi này sẽ gia tăng khi ngày càng có nhiều cơ sở của Trung Quốc tại Trường Sa được nhìn thấy. Australia đã tăng cường tuần tra biển Đông; Nhật Bản tăng cường hợp tác quốc phòng với các đối tác trong khu vực như Australia và Philippines; Ấn Độ nổi lên là nhà cung cấp vũ khí, phương tiện chủ yếu cho Việt Nam và là đối tác an ninh ngày càng quan trọng của Australia, Nhật Bản và Mỹ. 

Từ những phân tích trên có thể thấy năm 2016 sẽ là một năm căng thẳng gia tăng trong khu vực biển Đông và là năm thiết lập nền tảng của những chiến dịch đa phương liên tục nhằm ngăn chặn sự hung hăng của Trung Quốc, ủng hộ các quốc gia Đông Nam Á theo đuổi lợi ích của họ và tiến tới một thỏa thuận cuối cùng để dàn xếp những căng thẳng này.

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.