Vì sao người Nhật quyết mở rộng sự hiện diện ở Biển Đông?
29 Tháng Tám 2016 12:22 SA GMT+7
(Tổ Quốc) - Mục đích thực sự của việc Nhật Bản tăng cường hợp tác quốc phòng với khu vực Đông Nam Á là gì?

Trong những năm gần đây, Nhật Bản đã thúc đẩy sự liên kết của mình với các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong lĩnh vực an ninh. Từ thời kì Chiến tranh Lạnh đến nay, Nhật Bản đã củng cố ổn định quan hệ trên theo các hình thức song phương "trao đổi" quốc phòng, chủ yếu tập trung vào các cuộc tham vấn cấp cao, đàm phán cấp chuyên gia, và "đối thoại" an ninh đa phương với mục tiêu là xây dựng lòng tin lẫn nhau và nâng cao tính minh bạch.

Gần đây, Nhật Bản đã tiến lên một mức độ cao hơn của sự "hợp tác" - bao gồm các bài tập quân sự song phương và các thỏa thuận về thiết bị quốc phòng - với một số quốc gia thành viên ASEAN. Các dấu mốc phát triển như cuộc họp cấp Bộ trưởng quốc phòng đầu tiên 'giữa Nhật Bản và các nước thành viên ASEAN tháng 11/2014, khối ASEAN hiện đang trở thành một trong những đối tác khu vực chính của Nhật Bản về các vấn đề an ninh, sau Hoa Kỳ, Australia, Hàn Quốc và Ấn Độ.

Đặc trưng "ngoại giao quốc phòng" của Nhật Bản đối với các nước ASEAN có thể được tóm tắt bởi ba điểm sau đây: mở rộng sự hiện diện, tăng cường quan hệ đối tác, và chia sẻ các chuẩn mực và quy tắc chung thông qua các quan hệ đối tác trên.

Mở rộng sự hiện diện

Điểm đầu tiên là mở rộng sự hiện diện của Nhật Bản thông qua các sáng kiến như Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JSDF) đến thăm các nước thành viên ASEAN, hoặc tham gia tập trận chung song phương hoặc đa phương. Trong tháng 3/2016, một tàu của JSDF đã đến thăm cảng của Malaysia lần đầu tiên trong ba năm, và tháng sau đó, JSDF tham gia cuộc tập trận huấn luyện thân thiện với Hải quân Hoàng gia Malaysia. Vào tháng 4/2016, các tàu ngầm JSDF Oyashio, cùng với tàu khu trục Ariake và Setogiri, tới vịnh Subic của Philippines, chuyến thăm lần đầu tiên trong khoảng 15 năm. Sau đó, các tàu Ariake và Setogiri cũng lần đầu tiên tới Vịnh Cam Ranh,Việt Nam. Trong thời gian đó, tàu khu trục lớn JSDF Ise lần đầu tiên vượt qua biển Đông để tham gia hoạt động đánh giá các hạm đội quốc tế và cuộc tập trận đa phương được tổ chức tại Indonesia.

Trong khi đó, JSDF cũng tham gia tập trận chung với Mỹ và Australia vào tháng 2/2016 tại vùng biển giữa Singapore và Ấn Độ; và một lần nữa vào tháng 4/2016, trong vùng biển lân cận của Indonesia. Nhật Bản cũng đang tiến hành các bước để tăng cường sự hiện diện của mình trong khu vực thông qua các hoạt động khác như trở thành một phần của các diễn đàn đa phương, ví dụ bằng cách cử một đội ngũ khá lớn JSDF (đứng thứ ba trong số các nước tham gia) thực hiện các bài tập an ninh hàng hải chung được tổ chức bởi hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM +) diễn ra tại các vùng biển và vùng trời từ Brunei đến Singapore.

Vì sao người Nhật quyết mở rộng sự hiện diện ở Biển Đông? - ảnh 1

Quan chức Nhật Bản cùng đại biểu các nước tại hội nghị diễn tập cứu trợ của ADMM+ năm 2013 tại Singapore. (Nguồn: Bộ Quốc phòng Brunei)

Tăng cường quan hệ đối tác

Điểm thứ hai là tăng cường quan hệ đối tác thông qua hỗ trợ xây dựng năng lực và hợp tác về thiết bị quốc phòng. Nhật Bản đã tặng mười tàu đa năng mới cho Philippines theo cơ chế viện trợ phát triển chính thức (ODA), và hai bên cũng đã nhất trí rằng Nhật Bản sẽ chuyển giao máy bay huấn luyện đã qua sử dụng của JSDF TC90 cho Hải quân Philippines. Trong tháng 7 vừa qua, Nhật Bản cũng lần đầu tiên hỗ trợ Philippines trong việc bảo trì động cơ diesel cho tàu hải quân.

Đối với Việt Nam, ngoài sự chuyển giao 6 tàu đã qua sử dụng cho Hải quân Việt Nam, Nhật Bản cũng tiến đàm phán về việc cung cấp các tàu mới theo một số giai đoạn trong tương lai gần. Với chiến lược tương tự, Tham vấn Bộ trưởng quốc phòng và ngoại giao Nhật – Indonesia được tổ chức trong tháng 12/2015. Tháng 3 năm nay, Nhật Bản thực hiện chương trình hỗ trợ phát triển năng lực cho Hải quân Indonesia trong việc vẽ biểu đồ hải lý.

Gần đây, Nhật Bản cũng thúc đẩy hợp tác an ninh đối với các nước thành viên ASEAN "lục địa" như Lào, Thái Lan và Myanmar. Vào tháng 2/2016, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã tổ chức hội thảo đầu tiên về ứng phó thảm họa cho lực lượng vũ trang nhân dân Lào; và vào tháng 4 và 52016 là hỗ trợ xây dựng năng lực liên quan đến pháp luật hàng không quốc tế và an toàn chuyến bay đối với các nhân viên Bộ Quốc phòng Thái Lan.

Trong tháng 6, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani đã gặp biểu tượng dân chủ Myanmar Aung San Suu Kyi và nhất trí rằng JSDF sẽ hỗ trợ nâng cao năng lực trong các lĩnh vực như viện trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa cho Myanmar, trong khi trao đổi giáo dục giữa hai nước  cũng sẽ được củng cố. Theo Bộ Quốc phòng Myanmar, đây là lần đầu tiên bà Suu Kyi có cuộc hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng một nước khác.

Chắc chắn rằng tình hình ở Biển Đông hiện nay là nguyên nhân đằng sau những nỗ lực của Bộ Quốc phòng Nhật Bản và JSDF trong việc mở rộng sự hiện diện của Nhật Bản và tăng cường quan hệ đối tác trong khu vực.

Ngay sau khi toà trọng tài thường trực (PCA) tại The Hague (Hà Lan) ra phán quyết cho rằng tuyên bố “đường chín đoạn” của Trung Quốc tại Biển Đông là không có cơ sở pháp lý, Bộ Ngoại giao Nhật Bản ngay lập tức công bố quan điểm của mình rằng văn kiện trên là phán quyết cuối cùng và có tính ràng buộc pháp lý đối với các bên tranh chấp theo quy định của UNCLOS, và các bên có liên quan bắt buộc phải tuân theo các nội dung đã được ra. Tại cuộc đối thoại ba bên chiến lược Nhật-Mỹ-Úc tổ chức trong cùng thời gian đó, một tuyên bố chung đã được đưa ra kêu gọi cả Trung Quốc và Philippines tuân thủ phán quyết của PCA.

Lợi ích từ chia sẻ các chuẩn mực

Hiện tại, vệc cung cấp thiết bị quốc phòng cho các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á của Nhật Bản chủ yếu nhằm mục đích củng cố năng lực cho các đối tác để đối phó với "Vùng Xám" - tình huống trước khi căng thẳng bất ngờ leo thang thành xung đột quân sự, tiêu biểu như trong giám sát hàng hải và phòng ngừa va chạm bất ngờ.

Tuy nhiên, tăng cường ngoại giao quốc phòng với ASEAN không có nghĩa là Nhật Bản "đứng cùng phe" với bất cứ bên nào trong tranh chấp Biển Đông. Tokyo vừa mở rộng quan hệ với một số các quốc gia liên quan trực tiếp trong tranh chấp Biển Đông, vừa tìm cách hỗ trợ xây dựng năng lực và tăng cường quan hệ đối tác với các quốc gia “bên lề”. Do vậy, Nhật Bản sẽ dễ dàng xử lí các mối quan hệ ngoại giao khu vực với vai trò “trung lập”.

Đồng thời, việc mở rộng sự hiện diện của Nhật Bản trong khu vực Đông Nam Á cũng mang lại nhiều cơ hội hơn để Tokyo tăng cường hợp tác với Trung Quốc. Tại cuộc tập trận nêu trên do ADMM + tổ chức, lần đầu tiên “Bộ quy tắc ứng xử trong những trường hợp đối đầu không lường trước trên biển” (CUES) lần đầu tiên được sử dụng. Nhật Bản sau đó đã áp dụng CUES trong các cuộc tập trận hàng hải song phương với các nước như Philippines và Việt Nam. Trong tương lai Nhật Bản cũng có thể tiến hành các hoạt động diễn tập tương tự với hải quân Trung Quốc. Ngoài việc thành lập cơ chế liên lạc trên biển Trung – Nhật, điều các cuộc đàm phán hiện đang tiến hành, các cuộc tập trên chắc chắn cũng sẽ là công cụ thúc đẩy thành lập các cơ chế quản lý khủng hoảng Nhật Bản-Trung Quốc.

Trong ngắn hạn, Nhật Bản đang tìm cách chia sẻ các chuẩn mực và quy tắc chung của khu vực bằng cách tăng cường quan hệ an ninh với toàn khối ASEAN. Thúc đẩy ngoại giao quốc phòng đối với các nước thành viên ASEAN là một phương tiện hiệu quả để đạt được các mục tiêu chính trị cấp cao hơn cũng như bảo đảm trật tự và an ninh tại khu vực.

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.