Nguyên tắc giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam – Trung Quốc
11 Tháng Mười 2016 7:25 SA GMT+7
Ngay từ tháng 10/2011, hai người đứng đầu Đảng và Nhà nước Việt Nam đã từng ký kết những nguyên tắc giải quyết vấn đề trên biển trong phạm vi Biển Đông. Cho tới nay, Việt Nam luôn tuân thủ nghiêm túc những nguyên tắc này.

Vị trí trọng yếu của nhiều quốc gia

Tại Hội nghị "Tập huấn tuyên truyền về biển, đảo, bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa” do Bộ TT&TT tổ chức mới đây ở Thừa Thiên Huế, PGS.TS Nguyễn Chu Hồi, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển đảo và Hải đảo Việt Nam, đã giúp các cán bộ thông tin cơ sở ở 14 tỉnh, thành phố khu vực Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung nâng cao nhận thức về những tranh chấp trên biển Đông và nguyên tắc cơ bản để giải quyết vấn đề trên biển.

PGS.TS. Nguyễn Chu Hồi cho biết: Biển Đông là 1 trong 6 biển lớn trên thế giới, có các tên gọi khác nhau: Biển Nam Trung Hoa (tên quốc tế tiếng Anh do Tổ chức Thủy đạc Quốc tế gọi), Nam Hải (người Trung Quốc gọi), Biển Tây Philipines (người Philipines gọi)...

 


Nhìn toàn cục, Biển Đông là một biển nửa kín với diện tích khoảng 3,5 triệu km2, có hai vịnh lớn là vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan, được bao quanh bởi 9 quốc gia (Việt Nam, Trung Quốc, Philipines, Campuchia, Malaysia, Brunei Darusalam, Indonesia, Thái Lan, Singapore) và 1 vùng lãnh thổ (Đài Loan).

Biển Đông không chỉ chiếm vị trí địa lý thuận lợi, mà còn có vị trí địa kinh tế và địa chính trị rất trọng yếu trên bình đồ thế giới và khu vực. Biển này là chỗ dựa sinh kế trực tiếp của khoảng 300 triệu cư dân. Nhiều quốc gia khu vực Đông Nam Á và Đông Á có nền kinh tế phụ thuộc sống còn vào các tuyến đường biển cắt qua vùng biển này. Đã từ lâu, vùng biển này là yếu tố không thể thiếu trong chiến lược phát triển không chỉ của các nước quanh biển Đông mà còn của một số cường quốc hàng hải khác trên thế giới.

Những nguyên tắc cơ bản để giải quyết vấn đề trên biển

"Trong số 10 nước và vùng lãnh thổ thuộc khu vực Biển Đông nêu trên thì 9 nước có yêu sách đòi hỏi về chủ quyền biển đảo, tạo nên tranh chấp đa phương và song phương, chứa đựng các mâu thuẫn cả về đối ngoại, kinh tế, quốc phòng và an ninh, với các dạng tranh chấp về chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán (tranh chấp về lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa); tranh chấp về tài nguyên biển; tranh chấp đảo và bãi đá ngầm; và tranh chấp vùng trời trên biển (vùng thông báo bay-FIR). Tranh chấp biển như vậy ở Biển Đông kéo dài và phức tạp ở mức nhất nhì và là khu vực có tranh chấp nhiều bên nhất thế giới", PGS.TS Nguyễn Chu Hồi lưu ý.
Các cán bộ thông tin cơ sở của 14 địa phương đã được cập nhật thông tin, nâng cao nhận thức về chủ quyền biển, đảo.

Vị chuyên gia về biển đảo này cũng đã giúp các cán bộ thông tin cơ sở hiểu rõ thêm về những nguyên tắc giải quyết vấn đề trên biển trong phạm vi Biển Đông đã được hai người đứng đầu Đảng và Nhà nước Việt Nam và Trung Quốc ký từ hồi tháng 10/2011.

Đáng chú ý là những nguyên tắc: Lấy đại cục quan hệ hai nước làm trọng, xuất phát từ tầm cao chiến lược và toàn cục, dưới sự chỉ đạo của phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt";

Trên tinh thần tôn trọng đầy đủ chứng cứ pháp lý và xem xét các yếu tố liên quan khác như lịch sử…, đồng thời chiếu cố đến quan ngại hợp lý của nhau, với thái độ xây dựng, cố gắng mở rộng nhận thức chung, thu hẹp bất đồng, không ngừng thúc đẩy tiến trình đàm phán; Giải quyết tranh chấp trên biển thông qua đàm phán và hiệp thương hữu nghị, nếu tranh chấp liên quan đến các nước khác, thì sẽ hiệp thương với các bên tranh chấp khác;

Tích cực bàn bạc thảo luận về những giải pháp mang tính quá độ, tạm thời mà không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của hai bên; Giải quyết các vấn đề trên biển theo tinh thần tuần tự tiệm tiến, dễ trước khó sau; Thiết lập cơ chế đường dây nóng trong khuôn khổ đoàn đại biểu cấp Chính phủ để kịp thời trao đổi và xử lý thỏa đáng vấn đề trên biển...
"Tôn trọng những nguyên tắc cơ bản khi giải quyết vấn đề trên biển, thời gian tới, Đảng và Chính phủ Việt Nam tiếp tục chủ trương giải quyết các tranh chấp liên quan đến biển Đông bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế", PGS.TS Nguyễn Chu Hồi khẳng định.

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.