Nếu để Trung Quốc độc chiếm biển Đông, thế giới sẽ xuất hiện những biển Đông khác
27 Tháng Bảy 2020 7:57 CH GMT+7
TPO - Cộng đồng quốc tế hoặc tin tưởng vào việc duy trì một cộng đồng toàn cầu tự do và cởi mở và bảo vệ luật pháp quốc tế, hoặc không. Nếu không, thì việc Trung Quốc “giữ làm của riêng” không gian rộng lớn này sẽ dẫn đến các yêu sách tương tự trên các đại dương trên thế giới.

Đó là nhận định của bài viết trên tạp chí The Strategist. Theo bài báo, việc quân sự hóa liên tục của Trung Quốc đối với nhiều thực thể nhân tạo ở biển Đông thì rất nhiều người biết. Ý nghĩa ít được biết đến nhưng có hệ quả cao của việc quân sự hóa này là nó giúp gia tăng khả năng thi triển sức mạnh của Trung Quốc, không chỉ kiểm soát các rạn san hô và đá ở Biển Đông, mà trong tương lai, để đòi quyền kiểm soát vùng biển xung quanh và không phận phía trên chúng.

Đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Ảnh: CSIS

Đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Ảnh: CSIS

Theo bài của tác giả Jeff Beck (*) trên The Strategist, các yêu sách quá đáng của Trung Quốc cũng tác động đến nhiều quốc gia nằm ngoài phạm vi biển Đông như Mỹ, Nhật Bản, Úc, Ấn Độ và nhiều nước khác trên thế giới có lợi ích quan trọng trong việc sử dụng đường biển này cho các mục đích kinh tế, khoa học và quân sự. Thúc bách hơn, duy trì hoạt động di chuyển tự do thông qua các vùng biển và trong tương lai, trên không gian vũ trụ, có tầm quan trọng rất lớn.

Phán quyết năm 2016 bác bỏ các yêu sách của Trung Quốc ở biển Đông của Tòa Trọng tài quốc tế, dựa theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển, làm tăng tốc  các nỗ lực với ý đồ xấu của Bắc Kinh trong xây dựng trên các thực thể, quân sự hóa chúng và mở rộng kiểm soát đối với hoạt động của các nước khác trong phạm vi của cái gọi là “đường chín đoạn”. Trên thực tế, phán quyết bác bỏ cả hai yêu sách của Trung Quốc đối với nhiều khối đá, thực thể biển và ý tưởng rằng những “hòn đảo” này có thể tạo ra lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế.

Việc giải thích các hành động của Trung Quốc, mặc dù khó chấp nhận, nên được coi là một khả năng trong các nỗ lực hoạch định chiến lược và quân sự trên toàn thế giới nhằm tránh kết quả tồi tệ nhất. Điều quan trọng cần nhớ là phạm vi và quy mô của các yêu sách của Trung Quốc là điều chưa từng có trong luật pháp quốc tế và không có sự tương đồng thực sự ở bất kỳ nơi nào khác trên trái đất. “(Thế giới nếu) Không sẵn sàng đối mặt với kịch bản này có nguy cơ tạo cơ hội để Bắc Kinh kiểm soát vĩnh viễn các hoạt động kinh tế và quân sự ở một vùng biển quan trọng của đại dương thế giới”, ông Beck viết trên The Strategist.

Biển Đông rộng hơn một phần ba so với Địa Trung Hải và lớn hơn gấp đôi so với Vịnh Mexico. Việc thừa nhận các yêu sách quá đáng của Trung Quốc đối với không gian rộng lớn này sẽ làm tăng khả năng một môi trường quốc tế bị cắt đứt và kiểm soát bởi các quốc gia đơn lẻ.

Cộng đồng quốc tế hoặc tin tưởng vào việc duy trì một cộng đồng toàn cầu tự do và cởi mở và bảo vệ luật pháp quốc tế, hoặc không. Nếu không, thì việc Trung Quốc “giữ làm của riêng” không gian rộng lớn này sẽ dẫn đến các yêu sách tương tự trên các đại dương trên thế giới.

Để ngăn chặn việc này trong tương lai đòi hỏi sự tham gia tích cực của càng nhiều quốc gia càng tốt. Bất kể các yêu sách đơn lẻ đối với các đặc điểm đất đai khác nhau ở biển Đông được giải quyết như thế nào, toàn bộ địa cầu đều có quyền tiếp cận mở và tự do vào khu vực.

Vì lý do này, Mỹ, cùng với tất cả các đồng minh và đối tác lớn, nên gắn quyền tiếp cận của Trung Quốc với cộng đồng toàn cầu qua hành vi của họ ở biển Đông. Mỹ và các đồng minh, đối tác trong cộng đồng quốc tế nên bắt đầu áp dụng các hạn chế hành chính và kỹ thuật  tăng dần cấp độ đối với vận chuyển, du lịch hàng không và vận tải của Trung Quốc trong và thông qua các vùng đặc quyền kinh tế trên toàn thế giới của các nước tham gia.

Các hạn chế về quá cảnh kinh tế, quân sự và thăm dò khoa học nên được lên kế hoạch trước và có thể mở rộng để chúng tương tác với các động thái của Trung Quốc ở Biển Đông. Hoạt động cạnh tranh của các đồng minh ở “vùng xám” này có thể gây khó khăn cho Bắc Kinh, sẽ làm tăng mạnh chi phí và sự phức tạp của việc tiếp cận khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương và hơn thế nữa. Ví dụ, các khu vực tiếp giáp giữa Mỹ, Nhật Bản và Philippines hạn chế tiếp cận trực tiếp của Trung Quốc với Tây Thái Bình Dương. Khả năng này cần được truyền đạt tới Bắc Kinh nếu họ cố gắng khẳng định quyền kiểm soát chủ quyền ở biển Đông thông qua vũ lực.

Đảm bảo mức độ tự do và quyền tiếp cận cao nhất trên toàn cầu sẽ là mục tiêu cuối cùng của nỗ lực quốc tế này. Hơn nữa, những hạn chế này đối với Trung Quốc cần được đảo ngược một cách dễ dàng và nhanh chóng. Khi Bắc Kinh thay đổi nhận thức về biển Đông, việc tiếp cận và vận chuyển hàng hải toàn cầu cần được khôi phục và khuyến khích.

(*). Bài viết phản ánh quan điểm của tác giả Jeff Beck, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Tiền Phong.

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.