Nhận diện điểm nóng châu Á-Thái Bình Dương năm 2021 (Kỳ cuối): Ấn Độ-Trung Quốc, Myanmar và Triều Tiên
27 Tháng Hai 2021 6:56 CH GMT+7
TGVN. Bên cạnh Biển Đông và eo biển Đài Loan, Ấn Độ-Trung Quốc, Myanmar và Triều Tiên cũng là các điểm nóng đáng chú ý tại châu Á-Thái Bình Dương năm 2021.

Trong ba điểm nóng nêu trên tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương này, nếu căng thẳng biên giới Ấn Độ-Trung Quốc thể hiện cạnh tranh gay gắt, khó kiểm soát giữa hai cường quốc lớn khu vực, thì tình hình Myanmar và Triều Tiên lại cho thấy rằng ổn định về chính trị, kinh tế và xã hội của quốc gia có thể đóng vai trò then chốt trong đảm bảo hòa bình và thịnh vượng toàn khu vực.

(02.24) Cuộc gặp tới giữa Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Thượng đỉnh BRICS có thể tác động đáng kể tới quan hệ song phương. (Nguồn: AP)

Cuộc gặp tới giữa lãnh đạo Ấn Độ và Trung Quốc tại Thượng đỉnh BRICS được kỳ vọng góp phần hạ nhiệt căng thẳng song phương trong nhiều lĩnh vực (Ảnh minh họa. Nguồn: AP)

Biên giới Ấn Độ-Trung Quốc

Thoạt nhìn, căng thẳng biên giới Ấn Độ-Trung Quốc năm 2021 tưởng chừng sẽ hạ nhiệt.

Mới đây, hai bên đã cho thấy một số bước đi quan trọng nhằm giảm căng thẳng. Đàm phán cấp tư lệnh quân đoàn lần thứ 10 đã kết thúc sau 16 giờ tại khu vực Moldo bên phía Trung Quốc ở Đường kiểm soát thực tế (LAC), tập trung vào việc tiếp tục rút quân tại ba điểm tranh chấp ở phía Đông khu vực Ladakh.

Reuters ngày 22/2 cho biết Ấn Độ đang xem xét cấp phép 45 hồ sơ đầu tư của các doanh nghiệp Trung Quốc, trong đó có dự án của nhiều tập đoàn lớn như Great Wall Motor và SAIC Motor, sau khi quá trình này bị đình trệ do căng thẳng song phương tháng 11/2020.

Cùng ngày, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân cho biết Bắc Kinh ủng hộ New Delhi đăng cai tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) trong năm nay, khẳng định Trung Quốc sẽ cùng Ấn Độ thúc đẩy hợp tác trong nhóm. Hội nghị Thượng đỉnh BRICS có thể là cơ hội để Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi thảo luận, hạ nhiệt căng thẳng, cùng nhau tháo gỡ bất đồng.

Tuy nhiên, câu chuyện không đơn giản như vậy.

Thứ nhất, về bản chất, Ấn Độ nhìn nhận sự trỗi dậy, tầm ảnh hưởng mở rộng của Trung Quốc đe dọa tới vị thế của New Delhi tại châu Á-Thái Bình Dương và phải được kiểm soát.

Đó là lý do tại sao New Delhi không chào đón sự hiện diện của Bắc Kinh tại Colombo. Chưa có dấu hiệu gì cho thấy Ấn Độ sẽ gỡ bỏ lệnh cấm 267 ứng dụng di động của Trung Quốc bị cho là “gây tổn hại chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, quốc phòng, an ninh và trật tự công cộng của Ấn Độ”.

Điều này cũng giải thích sự tham gia ngày một chủ động, tích cực của Ấn Độ trong chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và Bộ tứ do Mỹ đề xuất nhằm kiểm soát ảnh hưởng của Trung Quốc tại khu vực.

Thứ hai, song phương vẫn tiếp tục thúc đẩy việc xây dựng công trình dọc LAC. Trong thông cáo ngày 18/1, Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho biết Trung Quốc đã có các hoạt động xây dựng đáng chú ý dọc đường biên giới, nằm đối diện bang Anurachal Pradesh của Ấn Độ, buộc New Delhi phải có cấc biện pháp cần thiết nhằm bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

Đồng thời, New Delhi có các động thái tương ứng nhằm nâng cấp và mở rộng hạ tầng giao thông liên lạc tại các khu vực biên giới. Điều này khiến nguy cơ xung đột trở lại tại khu vực biên giới luôn hiện hữu.

Thứ ba, Ấn Độ và Trung Quốc vẫn chưa khẳng định được thời điểm thiết lập cơ chế làm việc để tham vấn và phối hợp các vấn đề biên giới. Trước đó, cơ chế đàm phán cấp tư lệnh quân đoàn trên thực địa đã phải tốn tới 10 vòng để đạt đồng thuận.

Điều này đòi hỏi hai bên cần sớm thiết lập một cơ chế làm việc, liên lạc, tham vấn định kỳ, rõ ràng và xuyên suốt để tránh xảy ra va chạm.

Vì thế, quan hệ Ấn Độ-Trung Quốc, hai ông lớn của khu vực châu Á-Thái Bình Dương, có thể tạm thời hạ nhiệt, song nguy cơ căng thẳng tại biên giới và vấn đề khác vẫn luôn hiện hữu.

Quan hệ Ấn Độ-Trung Quốc, hai ông lớn của khu vực châu Á-Thái Bình Dương, có thể tạm thời hạ nhiệt, song nguy cơ căng thẳng biên giới và vấn đề khác vẫn luôn hiện hữu.

Myanmar

Trong khi đó, căng thẳng tại Myanmar sau khi chính phủ dân sự của bà Aung San Suu Kyi bị bắt giữ nhiều khả năng sẽ duy trì trong năm 2021 bởi một số lý do sau.

Thứ nhất, quân đội Myanmar đang ngày càng củng cố quyền lực vững chắc và không có dấu hiệu sẽ sớm khôi phục chính quyền dân sự. Hàng loạt tướng lĩnh đã được bổ nhiệm vào các vị trí trong nội các. Đồng thời, quân đội Myanmar đã thắt chặt quyền kiểm soát với hệ thống ngân hàng, ngoại hối.

Bên cạnh đó, lực lượng này đã phản ứng khôn khéo, kiềm chế, hạn chế sử dụng bạo lực, không để các cuộc tuần hành của người dân Myanmar mở rộng.

Vì thế, tính đến thời điểm hiện tại, tuần hành vẫn diễn ra, song nguy cơ xung đột đổ máu đã tạm thời lắng xuống.

(02.27) Quân đội Myanmar nhiều khả năng sẽ duy trì quyền kiểm soát tại Myanmar trong thời gian trước mắt. (Nguồn: Reuters)

Quân đội Myanmar nhiều khả năng sẽ duy trì quyền kiểm soát tại Myanmar trong thời gian trước mắt. (Nguồn: Reuters)

Thứ hai, việc bắt giữ nội các chính quyền dân sự khiến quân đội Myanmar đứng trước nhiều sức ép từ cộng đồng khu vực và quốc tế. Mỹ, nhiều nước phương Tây đã chỉ trích mạnh mẽ hành động của các tướng lĩnh Myanmar và sẵn sàng trừng phạt khi cần thiết.

Phát biểu tại kỳ họp lần thứ 46 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc ngày 21/2, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres khẳng định không có chỗ cho đảo chính trong thế giới hiện đại.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc hy vọng các bên tại Myanmar có thể giải quyết hợp lý các bất đồng theo khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật, cũng như đảm bảo ổn định chính trị xã hội.

Về phần mình, ngày 1/2, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã kêu gọi các bên ở Myanmar đối thoại, hòa giải, cũng như sớm đưa tình hình trở lại bình thường.

Quan trọng hơn, tình hình hiện nay sẽ có tác động tiêu cực tới môi trường hòa bình, ổn định tại khu vực, buộc ASEAN cần sớm tìm kiếm giải pháp toàn diện, giúp Myanmar khôi phục trạng thái bình thường.

Triều Tiên

Trong khi đó, triển vọng hồi sinh của tiến trình phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên năm 2021 hay không sẽ phụ thuộc nhiều vào cách tiếp cận của Washington và Bình Nhưỡng.

Trước đó, cựu Tổng thống Donald Trump đã có thay đổi chính sách táo bạo so với các người tiền nhiệm khi chủ động tiếp cận nhà lãnh đạo Kim Jong-un, thể hiện qua hai thượng đỉnh Mỹ-Triều tại Singapore, Việt Nam và cuộc gặp bất ngờ tại khu phi quân sự Hàn-Triều nhân thăm Hàn Quốc.

Tuy nhiên, động lực này đã không được duy trì khi trong các đàm phán sau đó, Mỹ và Triều Tiên không đạt được đồng thuận và tới cuối nhiệm kỳ, vấn đề Triều Tiên đã “mất hút” khỏi ưu tiên đối ngoại của ông Trump trước quan tâm lớn hơn về Trung Quốc, Nga và Trung Đông.

Nhận diện điểm nóng châu Á-Thái Bình Dương năm 2021 (Kỳ II): Ấn-Trung, Myanmar và Triều Tiên

Bất chấp cách tiếp cận đầy táo bạo của Tổng thống Donald Trump, tiến trình phi hạt nhân hóa trong thời gian qua đã không đạt được nhiều tiến triển thực chất. (Nguồn: Getty Images)

Trong khi đó, tính đến hiện tại, chính quyền ông Joe Biden vẫn chưa đưa ra chính sách cụ thể nào về Triều Tiên. Những gì Ngoại trưởng Antony Blinken nói trong phiên điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ ngày 19/1 là không mới.

Theo ông Blinken, trong quá trình tham vấn chặt chẽ với các đồng minh, Mỹ dự kiến sẽ xem xét lại toàn bộ cách tiếp cận đối với Triều Tiên để tìm ra lựa chọn hiệu quả và sáng kiến ngoại giao để đưa Triều Tiên trở lại bàn đàm phán.

Trong khi đó, tại Đại hội đảng Lao động Triều Tiên lần thứ 8 tháng 1/2021, nhà lãnh đạo Kim Jong-un khẳng định Triều Tiên “để ngỏ cánh cửa” cho đối thoại, song Mỹ “cần phải từ bỏ chính sách thù địch với Triều Tiên”.

Cùng lúc, ông kêu gọi quân đội “phát triển vũ khí hạt nhân chiến thuật, cải thiện độ chính xác của tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) và đẩy nhanh sự phát triển của đầu đạn siêu thanh, tàu ngầm hạt nhân và tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM)”.

Trong bối cảnh đó, chính quyền Mỹ cần sớm vạch ra chính sách với Triều Tiên sớm nhất có thể, trước khi cánh cửa của Triều Tiên dần khép lại và thế chỗ là những cuộc thử nghiệm tên lửa đạn đạo hoặc hạt nhân. Kịch bản này sẽ khiến mọi kế hoạch của Washington trở nên khó khăn hơn.

…Chính quyền Mỹ cần sớm vạch ra chính sách với Triều Tiên sớm nhất có thể, trước khi cánh cửa của Triều Tiên dần khép lại và thế chỗ là những cuộc thử nghiệm tên lửa đạn đạo hoặc hạt nhân.

Mỹ và Triều Tiên là hai nhân tố then chốt, song không phải là tất cả trong tiến trình phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên.

Thông qua quan hệ với Bình Nhưỡng, Seoul có thể đóng một vai trò tích cực trong tiến trình này: Việc Tổng thống Moon Jae-in bổ nhiệm ông Chung Eui-yong, Cố vấn An ninh Quốc gia và được coi là người phụ trách chính sách Triều Tiên của ông Moon, làm Ngoại trưởng cho thấy chính quyền Hàn Quốc rất mong muốn cải thiện quan hệ với Triều Tiên.

Trong khi đó, Trung Quốc sẽ tiếp tục là đối tác kinh tế quan trọng của Triều Tiên thời gian tới. Mới đây, Triều Tiên đã bổ nhiệm cựu Bộ trưởng Thương mại Ri Ryong-nam làm Đại sứ tại Trung Quốc, điều ít thấy từ phía Triều Tiên.

Ông Ri đã có thời gian làm Phó Thủ tướng phụ trách ngoại thương và từng tiếp xúc với 17 lãnh đạo doanh nghiệp Hàn tại Thượng đỉnh liên Triều năm 2018.

Theo chuyên gia nghiên cứu Hong Min tại Viện Thống nhất Quốc gia Hàn Quốc, ông Ri có ít kinh nghiệm đối ngoại nhưng được đánh giá cao trong phát triển hợp tác thương mại với Trung Quốc.

Do đó, quyết định trên cho thấy nỗ lực của Triều Tiên trong nối lại thương mại với láng giềng. Nó cũng phản ánh thực tế rằng Bắc Kinh tiếp tục có ảnh hưởng tới phát triển kinh tế của Bình Nhưỡng nói chung và vấn đề phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên nói riêng.

Liệu điều này có mang tới chuyển biến tích cực cho bài toán khó tại Đông Bắc Á? Câu trả lời còn ở phía trước.

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.