Ra mắt cuốn sách “Tư liệu về chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa”
07 Tháng Mười 2014 1:07 CH GMT+7
Mới đây, Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn (Phó Viện trưởng, Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng) đã tổ chức biên soạn và ra mắt cuốn sách “Tư liệu về chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa”.

Cuốn sách tổng hợp các tư liệu chứng minh chủ quyền Hoàng Sa là của Việt Nam của các tác giả Trần Đức Anh Sơn (chủ biên), Võ Văn Hoàng, Nguyễn Nhã, Trần Văn Quyến và Trần Thắng, do Nhà xuất bản Văn hóa - Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 2014.

Cuốn sách tổng hợp các tư liệu về chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa. Phần thứ nhất viết về “Quá trình chiếm hữu, xác lập, thực thi chủ quyền và cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa. Trong đó, Chương 1 nêu quá trình chiếm hữu, xác lập và thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa. Tại chương này đã nêu rõ các vấn đề mà rất nhiều người quan tâm như: Tên gọi, vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên quần đảo Hoàng Sa; Quá trình chiếm hữu, xác lập và thực thi chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa; Tổ chức quản lý hành chính của của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.

Bìa sách “Tư liệu về chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa”

Tiếp theo, chương 2 với tiêu đề “Tranh chấp chủ quyền và cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa”. Chương này đã nêu rõ theo tiến trình thời gian chia như sau: Thời kỳ 1884 – 1954, Thời kỳ 1954 – 1975, Thời kỳ từ 1975 đến nay

Phần thứ 2, nêu đậm tư liệu về chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa. Tại Chương 1 với tiêu đề “Thư tịch cổ Việt Nam chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa” nêu rõ: “Hoàng Sa trong thư tịch cổ thời Lê - Trịnh, chúa Nguyễn và Tây Sơn (thế kỷ XVII - XVIII); Hoàng Sa trong thư tịch cổ thời Nguyễn (thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX)

Sang đến chương 2 với vấn đề “Thư tịch cổ nước ngoài chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa” các tác giả làm rõ: Hoàng Sa trong thư tịch cổ phương Tây (thế kỷ XVI - XIX), Hoàng Sa trong thư tịch cổ Trung Quốc (thế kỷ XVII - XIX)

Chương 3, cuốn sách làm rõ “Tư liệu về quá trình thực thi và bảo vệ chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa thời Pháp thuộc và thời Việt Nam Cộng hòa” với các thời đoạn: Tư liệu về quá trình thực thi và bảo vệ chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa thời Pháp thuộc (1884 - 1954) ; Tư liệu về quá trình thực thi và bảo vệ chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa thời Việt Nam Cộng hòa (1954 - 1975)

Tại Chương 4, các tác giả đã công bố nhiều “tư liệu bản đồ chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa” với những phân loại rõ rang như:  Bản đồ cổ Việt Nam chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, Bản đồ cổ phương Tây chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, Bản đồ cổ Trung Quốc chứng minh quần đảo Hoàng Sa không thuộc chủ quyền của Trung Quốc, Bản đồ cổ Trung Quốc do phương Tây xuất bản chứng minh quần đảo Hoàng Sa không thuộc chủ quyền của Trung Quốc ”.

 

Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn (chủ biên cuốn sách Tư liệu về chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa), sinh năm 1967 tại Huế. Tốt nghiệp cử nhân Lịch sử, chuyên ngành Dân tộc học, trường Đại học Tổng hợp Huế năm 1989. Tốt nghiệp tiến sĩ Lịch sử, chuyên ngành Khảo cổ học, trường Đại học KHXH và NV (Đại học Quốc gia Hà Nội) năm 2002.

Nguyên Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế. Nguyên trưởng khoa Việt Nam học trường Đại học Phan Châu Trinh (Quảng Nam). Hiện là phó Viện trưởng, Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng.

Đã xuất bản:

* Phong vị xứ Huế (với Lê Hòa Chi) (song ngữ Anh - Việt), Nxb Thuận Hóa, 1991; tái bản: 1995, 1997, 2003.

* Cố đô Huế. Đẹp và Thơ (Viết chung), Nxb Thuận Hóa, 1992; tái bản: 1993, 1996, 1998, 2001, 2002.

* Đồ sứ men lam Huế. Những trao đổi học thuật (Chủ biên), Nxb Thuận Hóa, 1997.

* Từ kinh đô Trà Kiệu đến cố đô Huế, Hội Nhà báo Thừa Thiên Huế xuất bản, 1997.

* Huế - Triều Nguyễn. Một cái nhìn, Nxb Thuận Hóa, 2004; Nxb VHTT tái bản, 2008.

* Đồ sứ ký kiểu thời Nguyễn (song ngữ Việt - Anh), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008.

* Trò chơi và thú tiêu khiển của người Huế, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008; Nxb VHTT tái bản năm 2011.

* Rong ruổi thực lục, Nxb Lao động, 2008; Nxb Văn hóa Văn nghệ tái bản, 2013.

* Ngành đóng thuyền và tàu thuyền ở Việt Nam thời Nguyễn, Nxb Văn hóa Văn nghệ, 2014.

* Hoàng Sa - Trường Sa. Tư liệu và quan điểm của học giả quốc tế (Chủ biên), Nxb Hội nhà văn, 2014. 

Hồng Chuyên

Theo Infonet

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.