Trang chủ
Thời sự tổng hợp
Biển đảo Việt Nam
Lịch sử chủ quyền
Văn bản pháp lý
Tư liệu nghiên cứu
Thư viện
Giới thiệu
Liên hệ
Thư viện
Sách có thông tin sai về Biển Đông bị thu hồi
Tuesday, December 26, 2017 11:29 PM GMT+7
Cơ quan chức năng đã cho thu hồi và tiêu hủy cuốn sách Bước thịnh suy của các triều đại phong kiến Trung Quốc tập 3 - nhà Minh, nhà Thanh do có nhiều chi tiết sai lệch về chủ quyền của VN trên Biển Đông.
Cục Xuất bản - In - Phát hành vừa ra công văn (do Cục phó Nguyễn Ngọc Bảo ký ngày 26.12.2017) thu hồi và tiêu hủy cuốn sách Bước thịnh suy của các triều đại phong kiến Trung Quốc tập 3 - nhà Minh, nhà Thanh do Cát Kiếm Hùng chủ biên, NXB Văn hóa - Thông tin và Công ty văn hóa Minh Trí - Nhà sách Văn Lang đồng ấn hành).
Nguyên do cuốn sách có nhiều chi tiết sai lệch về chủ quyền của VN trên Biển Đông, như khi nói về cương vực lãnh thổ nhà Thanh dưới triều Khang Hy và Càn Long đều nói cương thổ của Trung Quốc phía nam đến quần đảo Nam Sa.
Theo công văn trên, cuốn sách có nội dung vi phạm điểm d, khoản 1, điều 10, luật Xuất bản năm 2012. Cụ thể đó là xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, xúc phạm dân tộc, danh nhân, anh hùng dân tộc, không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân.
Cục Xuất bản - In - Phát hành cũng yêu cầu các cơ sở phát hành không phát hành, các thư viện trên toàn quốc không lưu trữ, không luân chuyển, không phục vụ bạn đọc cuốn sách trên.
____________________________
Triển lãm ảnh “Việt Nam - Đất nước, con người” tại Nga
(6/22/2017)
Ra mắt độc giả sách về biển đảo Việt Nam
(1/11/2017)
Tạp chí nổi tiếng của Pháp ra số đặc biệt về Biển Đông
(12/30/2016)
38 bài thơ về biển đảo của người lính làm báo
(9/8/2015)
Không ảnh đảo và bờ biển xác lập kỷ lục Việt Nam
(9/1/2015)
Ra mắt cuốn sách “Tư liệu về chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa”
(10/7/2014)
Ra mắt tập sách giá trị về chủ quyền biển đảo: Chủ quyền Việt Nam trên biển Đông và Hoàng Sa - Trường Sa
(6/4/2014)
Biển Đông: Địa chính trị, lợi ích, chính sách và các bên có liên quan
(3/27/2014)
Chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông
(2/11/2014)
Luật quốc tế và chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa - Kỳ 16: “Đường lưỡi bò” phi lý
(2/10/2014)
Thời sự tổng hợp
Biển Đông: Lo ngại quanh hầm vượt biển nối Hải Nam và Bắc Kinh
(PLO)- Theo chuyên gia Trung Quốc, việc xây dựng một đường hầm nối đại lục và đảo Hải Nam sẽ thúc đẩy nền kinh tế và phục vụ tham vọng của Bắc Kinh tại Biển Đông.
Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Đức chủ trì Hội thảo trực tuyến về Biển Đông
Mỹ khẳng định cam kết bảo vệ và duy trì một Biển Đông tự do, rộng mở
Mỹ kiềm chế công ty Trung Quốc có hành vi sai trái tại Biển Đông
Biển đảo Việt Nam
Việt Nam lên tiếng về kế hoạch mới liên quan đến Biển Đông của Mỹ
(NLĐO)- Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nêu bình luận về việc Mỹ vừa đề ra kế hoạch tích hợp 3 lực lượng hải quân, thuỷ quân lục chiến và tuần duyên nhằm ứng phó các thách thức mới, trong đó có vấn đề Biển Đông.
Cứu nạn và đưa 14 ngư dân gặp nạn tại Quần đảo Trường Sa về đất liền an toàn
'Thương binh' Hoàng Sa tập tễnh mưu sinh
Quân y đảo Đá Lớn A cứu giúp ngư dân bị tai nạn lao động trên biển
Lịch sử chủ quyền
“Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý”
VOV.VN - Triển lãm không chỉ là những tư liệu quý giá, bằng chứng đanh thép mà còn giúp cho nhân dân hiểu rõ hơn về chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam.
“Ông Biển Đông” kể chuyện về chủ quyền cho học sinh vùng cao Bắc Giang
Đắk Lắk: Triển lãm lưu động về Hoàng Sa, Trường Sa
Triển lãm lưu động “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý”
Văn bản pháp lý
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
TGVN. Trang mạng www.lawfareblog.com mới đây có bài viết của Giáo sư Luật quốc tế Jonathan G. Odom nghiên cứu những khó khăn và triển vọng của việc đọ sức với Trung Quốc trong các vấn đề tại Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế.
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 1)
Tư liệu nghiên cứu
Các kịch bản về tình hình Biển Đông năm 2021: Đâu là tình huống xấu nhất?
VOV.VN - Asia Times đã đăng tải bài phân tích về các kịch bản trên Biển Đông vào năm 2021, từ xấu nhất đến tốt nhất, trong đó có cả kịch bản nhiều khả năng xảy ra nhất.
Chiến binh bầu trời - Kỳ 4: Nằm lại cùng những huyền thoại An-26
Chiến binh bầu trời - Kỳ 3: Nhiệm vụ đặc biệt của An-26
Chiến binh bầu trời - Kỳ 2: Tiếp ứng Trường Sa