Người quản nội trưởng trên khu trục hạm HQ-4
Saturday, January 18, 2014 9:44 PM GMT+7
Không lâu sau cuộc hải chiến Hoàng Sa năm 1974, người quản nội trưởng trên khu trục hạm HQ-4 ấy trở về với quê hương, ruộng vườn. Mặc dù 40 năm đã qua đi, ký ức về trận hải chiến bi hùng để bảo vệ biển đảo của tổ quốc vẫn chưa bao giờ nguôi trong ông.

Người quản nội trưởng trên khu trục hạm HQ-4
Dù trở về trong tình thế thất trận nhưng lòng vẫn có chút an ủi rằng mình đã làm hết sức, can đảm chống lại Trung Quốc lúc ấy có phần mạnh hơn và rất hung hãn”, ông Dục tâm sự

Ông là Trần Dục, hiện ở xóm 11, làng Mậu Tài, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên-Huế.

Ký ức bi hùng

Ông Trần Dục năm nay đã 73 tuổi, nhập ngũ vào Hải quân Việt Nam Cộng Hòa khi mới 23 tuổi, lúc vừa học xong lớp 11 ở Trường Quốc học Huế. Trải qua nhiều đơn vị hải quân khác nhau, năm 1971, ngay sau khi tham gia huấn luyện tại Hawaii (Mỹ) trở về, ông Dục được biên chế làm nhiệm vụ trên khu trục hạm Trần Khánh Dư (HQ-4), một trong hai khu trục hạm tối tân nhất lúc bấy giờ của hải quân VNCH (cùng với HQ-1 Trần Hưng Đạo).

“Ngày 15/01/1974, khi chúng tôi đang làm nhiệm vụ tuần tiễu gần đảo Lý Sơn thì nhận được thông tin Trung Quốc đang đe dọa quần đảo Hoàng Sa của mình. Sau đó, chúng tôi được lệnh từ Sài Gòn lập tức trực chỉ Hoàng Sa để bảo vệ đảo”, ông Dục nhớ lại.

Khu trục hạm HQ-4 lúc ấy có quân số khoảng 170 thủy thủ do trung tá Vũ Hữu San làm hạm trưởng, ông Dục là thượng sĩ nhất, giữ chức vụ quản nội trưởng. Khởi hành từ Đà Nẵng, sau khoảng 10 tiếng đồng hồ, khu trục hạm HQ-4 đã đến được vùng biển Hoàng Sa.

Trước trận hải chiến, phía Việt Nam có 4 chiếc gồm HQ-4, HQ-5 (tuần dương hạm Trần Bình Trọng), HQ-10 (hộ tống hạm Nhật Tảo) và HQ-16 (Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt). Lúc đó chỉ huy chiến dịch là đại tá hải quân Hà Văn Ngạc ở trên chiếc HQ-5. Phía Trung Quốc có 4 chiến hạm, ngoài ra còn có hai ngư thuyền có vũ khí được ngụy trang.

“Khi phát hiện tàu phía Trung Quốc chiếm giữ trái phép đảo của mình, chúng tôi đã phát quang hiệu, bật đèn để ra hiệu họ dời đi nhưng họ cũng ra hiệu lại và không chịu đi. Sau nhiều lần chúng tôi buộc dùng tàu lấn (đẩy) tàu họ đi ra xa đảo và họ cũng dùng tàu lấn lại nên xảy ra những cuộc va chạm thân tàu khá gây gắt. Dùng dằng như vậy trong hai ngày liên tiếp, tình hình rất căng. Lính chúng tôi phải túc trực trên các ổ súng. Chẳng hạn mỗi ổ súng là 10 người thì ăn uống chi cũng tại chỗ, không rời nhiệm vụ, tư thế luôn sẵn sàng chiến đấu. Đạn đã lên nòng cả!”, ông Dục kể tiếp.

Cũng theo ông Dục, khoảng 17 giờ ngày 18/01/1974, các hạm trưởng tham gia một cuộc họp hành quân tại soái hạm HQ-5 dưới sự chủ trì của đại tá Hà Văn Ngạc. Sáng 19/01/1974, lực lượng biệt hải với 27 người đổ bộ lên đảo để thay cờ Trung Quốc bằng cờ của Việt Nam Cộng Hòa và bảo vệ đảo nhưng không thực hiện được. Tiếp đó, (cũng trong sáng 19/01/1974), khoảng 17 người nhái trên tàu HQ-4 mang theo vũ khí tăng cường đổ bộ lên đảo.

“Thế nhưng khi lực lượng người nhái chưa trồi lên khỏi mặt nước thì bị phía Trung Quốc xỉa súng liền. Rứa là chết một thiếu úy, bị thương một trung sĩ”, ông Dục nhớ lại.

Ngay sau khi phía Trung Quốc dùng vũ lực và gây ra tử thương, lệnh rút quân trên đảo về HQ-4 được ban hành. Khi lực lượng biệt hải và người nhái lên hết trên khu trục hạm HQ-4 thì lệnh chiến đấu được ban hành và phía hải quân Việt Nam Cộng Hòa chính thức khai hỏa. Lập tức phía Trung Quốc phản kích và cuộc hải chiến chính thức diễn ra ác liệt trong cự ly giữa hai phía chỉ trong khoảng 100 mét.

Kể đến đoạn này, ông Dục không thể nhớ gì nhiều hơn là tiếng súng nổ, người tử trận, bị thương giữa hai bên. “Tôi lúc ấy phụ trách điều hành toán phòng tai, như cấp cứu người bị thương, chữa cháy, bơm nước ra ngoài và chắn lỗ thủng, điều phối người tiếp đạn… Tôi còn nhớ rất rõ là thiếu úy Vân phụ trách cây súng 20 ly ở sân sau của tàu bị thương rất nặng. Tôi khiêng chú ấy xuống phòng để cấp cứu và điều thiếu úy Xá đến thay vị trí của Vân, nhưng ngay sau đó anh Xá cũng mất do trúng đạn, tay vẫn bám chặt trên khẩu 20 ly!”, ông Dục kể, giọng đượm buồn.

Người quản nội trưởng trên khu trục hạm HQ-4
Trở về quê sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất, ông Dục thường theo dõi đến tình hình biển đảo trên báo chí, truyền hình

Trở về trong nỗi dằn vặt

Cũng theo ông Dục, cuộc hải chiến xảy ra trong khoảng 30 phút và các tàu được lệnh rút quân. Cả hai bên đều thương vong, tổn thất nặng nề. Bên nào cũng có người mất, bị thương, tàu cháy và chìm. Riêng phía hải quân Việt Nam Cộng Hòa thì HQ-16 bị trúng đạn và nghiêng khoảng 30 độ. Đặc biệt tổn thất nặng nề nhất là hộ tống hạm Nhật Tảo (HQ-10) bị trúng đạn và chìm. Thời điểm ấy trên HQ-10 có khoảng 115 thủy thủ, do thiếu tá Ngụy Văn Thà làm hạm trưởng và ông cũng hy sinh cùng với nhiều chiến sĩ khác sau trận hải chiến bảo vệ biển đảo của Tổ quốc (ông được truy vong trung tá).

Kể lại câu chuyện quyết chiến bảo vệ biển đảo cách nay 40 năm, thi thoảng ông Dục dừng lại thật lâu. Có khi ông đứng dậy đi pha ấm trà mới, dù chén trà trên bàn còn khá đậm. Anh Trần Hải Cường, người con út đã có gia đình của ông Dục năm nay ngoài 40 tuổi, nói rằng sau khi đất nước thống nhất, ba anh trở về với ruộng vườn, miệt mài chăm chỉ trên 8 sào ruộng để nuôi vợ và năm người con.

“Cuộc hải chiến bảo vệ Hoàng Sa ba thường kể lại trong nhà, với vợ con, với cháu chắt. Kể riết rồi hình như mình cũng thuộc lòng từ số tàu, từng tình tiết. Mỗi khi kể, mình luôn cảm nhận được sự dằn vặt vẫn còn đó trong ông”, anh Cường nói.

Nghe thế, ông Dục nhấp ngụm trà rồi giải thích với tôi, rằng làm sao không thể không dằn vặt khi trách nhiệm một người lính, một người con dân Việt Nam để kẻ thù dùng vũ lực chiếm đảo chiếm biển ngay trước mắt mình. Làm sao có thể yên lòng khi những người lính, đồng đội của ông tử trận, gương mặt cứ hiện hữu trong ông dù đã 40 năm trôi đi.

Đó là thiếu úy Vân, hạ sĩ Danh - người bị thương nặng đã trút hơi thở ngay trên tàu dù các y tá cố gắng cứu chữa. Ông cũng đã vuốt mắt cho người hạ sĩ ấy như tỏ lòng thấu hiểu về sứ mệnh của mỗi con dân Việt Nam trong cuộc chiến bảo vệ bờ cõi của đất nước.

Hay riêng ông, trong trận hải chiến ấy, ông may mắn chỉ bị một vết thương nhẹ trên lòng bàn tay, nhưng nó cũng đủ là một chiếc sẹo để mỗi ngày cầm cuốc ra đồng hay rửa mặt đều thấy nó, để rồi ông luôn nhắc nhở, dạy bảo cháu con về câu chuyện bảo vệ biển đảo của Tổ quốc.

Ông Dục cũng nhớ như in rằng lúc nhận lệnh rút lui và sau khi về đất liền thì một hai hôm sau tàu HQ-4 của ông được lệnh ra biển để tìm kiếm thi thể của đồng đội. Cuộc tìm kiếm diễn ra khá đơn độc và đã không tìm được thi thể nào ngoài vô vàn áo mũ của các chiến sĩ nổi trôi. Điều đó lại dấy lên sự dằn vặt trong ông lần nữa.

Nay, dù trong thời bình, thi thoảng đêm đêm nước mắt ông lại trào…

Bài ảnh: Đình Toàn

Theo TNO

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.