Nhớ ngày Trường Sa dậy sóng
Thursday, March 13, 2014 1:25 PM GMT+7
Những người Việt Nam yêu nước không thể nào quên sự kiện 14/03/1988, khi Hải quân Trung Quốc ngang nhiên đánh chiếm trái phép một số đảo chìm thuộc Quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Các thế hệ hôm nay và mai sau sẽ mãi mãi ghi nhớ công lao của những cán bộ, chiến sĩ Hải quân Việt Nam đã chiến đấu dũng cảm và hy sinh anh dũng để bảo vệ chủ quyền Tổ quốc nơi đầu sóng ngọn gió. 26 năm trôi qua nhưng tôi vẫn còn nhớ hình ảnh các chiến sĩ hải quân ở bán đảo Cam Ranh (Khánh Hòa) năm ấy.

Đảo Trường Sa lớn

Những hòn đảo chìm vẫy gọi

Từ đầu tháng 3/1988, những cán bộ và chiến sĩ hải quân thuộc các đơn vị Vùng 1 và Vùng 3 đang đi phép ở khắp cả nước đều được lệnh khẩn trương trở lại nhận nhiệm vụ mới (CQ-83). Nhận định khả năng Hải quân Trung Quốc tiếp tục đánh chiếm một số đảo chìm của ta ở Quần đảo Trường Sa, Bộ tư lệnh Hải quân đã điều bộ đội công binh đưa lực lượng ra xây dựng và bảo vệ chủ quyền trên các hòn đảo đó. Trung đoàn 83 công binh đóng vai trò chủ chốt thực hiện nhiệm vụ này. Vì vậy, những cán bộ và chiến sĩ hy sinh và bị thương trên đảo Gạc Ma, Cô Lin và 3 con tàu vận tải quân sự HQ-604, HQ-505 và HQ-605 hầu hết thuộc quân số của Trung đoàn công binh 83.

Chỉ sau mấy ngày nhận được lệnh ra đảo, tất cả cán bộ, chiến sĩ đã có mặt đầy đủ, khẩn trương vận chuyển vật liệu xuống tàu và nhổ neo lên đường, nhằm cụm đảo Gạc Ma, Cô Lin thẳng tiến. Trung tá Trần Đức Thông, Lữ đoàn phó Lữ đoàn hải quân 146, thuyền trưởng Vũ Huy Lễ và Vũ Phi Trừ là những sĩ quan chỉ huy dạn dày sóng gió biển khơi, thể hiện rõ bản lĩnh vững vàng, trở thành chỗ dựa tinh thần cho các chiến sĩ trước nhiệm vụ nguy hiểm, vất vả. Trong trận chiến đấu ác liệt với tàu chiến Trung Quốc, do lực lượng và hỏa lực chênh lệch quá lớn, Trung tá Trần Đức Thông và Thiếu tá Vũ Phi Trừ cùng một số thủy thủ đã anh dũng hy sinh trên tàu HQ-604. Trong lúc đó, thuyền trưởng tàu HQ-505 Vũ Huy Lễ đã mưu trí, dũng cảm, lệnh cho tàu mở hết tốc lực lao thẳng lên bãi đá Cô Lin và tàu của anh bị trúng đạn bốc cháy. Nhưng tàu HQ-505 đã trở thành cột mốc khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên đảo.

Nhận được tin Trung Quốc gây chiến, tấn công chiếm đảo ở Trường Sa, các phóng viên quân đội chúng tôi cũng tức tốc lên đường ngay sau khi có lệnh chỉ vài giờ đồng hồ. Ngày đó phương tiện hàng không còn quá hạn chế, chúng tôi phải đi bằng đường bộ. Thiếu tướng Nguyễn Văn Thái khi đó là cục trưởng Cục tuyên huấn, Tổng cục chính trị đã nhường cho chúng tôi chiếc xe U oát của ông để đoàn phóng viên đi bảo đảm an toàn, nhanh nhất đến nơi chiến sự. Tôi cùng các anh Chi Phan, Hoàng Thiểm (Truyền hình quân đội), Hồng Thụ (TTX quân sự) xuất phát từ Hà Nội lúc 14g chiều. Quốc lộ 1 ngày đó cũng chưa được mở rộng và nâng cấp như bây giờ nên hạn chế tốc độ hành quân.

Chúng tôi đi suốt ngày và đến nửa đêm mới dừng lại nghỉ mấy tiếng ở các binh trạm dọc đường nhờ có 2 đồng chí lái xe thay nhau cầm lái. Mỗi người được quân nhu cấp cho một túi 2 kg mỳ ăn liền nhưng nước uống còn không có, làm gì có nước sôi để pha mỳ. Đi qua những tỉnh miền Trung, khi nào khát lắm thì chúng tôi mới tranh thủ vài phút xuống quán uống mỗi người một bát nước chè xanh. Trường Sa đang vẫy gọi nên ai cũng háo hức muốn đến được với các chiến sĩ hải quân trong thời gian sớm nhất, quên hết mệt mỏi trên chặng đường dài 1.200 km. Nhưng khi đến quân cảng Cam Ranh, chúng tôi được thông báo, tình hình ngoài Trường Sa đang diễn biến căng thẳng và nguy hiểm, không lực lượng nào được ra đảo vào thời điểm này.

Bán đảo Cam Ranh sôi động hẳn lên. Xe quân sự ra vào tấp nập. Những chiến sĩ đảo Gạc Ma, Cô Lin vừa được đón về đây. Tàu chìm hoặc cháy, nhiều đồng chí chỉ còn mặc trên người bộ quần áo lót, chân đi dép nhựa, dép cao su, thậm chí có người đi chân đất. Nước da ai nấy sạm đen khói đạn và nắng gió, tóc xơ cứng như rễ tre. Mấy chiến sĩ kể lại với chúng tôi rằng, lúc tàu bị cháy lớn, mặt boong nóng bỏng, có người đi dép tông trượt ngã sóng soài bởi dép bị nóng chảy. Ánh mắt và gương mặt họ còn ánh lên những cảm xúc xáo trộn. Họ nhớ thương những đồng đội vừa hy sinh ngoài biển, không có tàu cứu vớt, đang trôi dạt lênh đênh giữa đại dương bao la. Họ sôi sục căm thù quân xâm lược dã man, đang tâm xả súng vào các chiến sĩ Việt Nam giữ đảo. Một vài chiến sĩ tỏ ý nuối tiếc: Giá như chúng ta có tàu chiến, súng pháo đầy đủ thì quân Trung Quốc không thể chiếm được Gạc Ma, Len Đao… Những phút giây trầm lặng, đau buồn bao trùm cả dãy nhà khách.

Ngoài kia, con đường chạy qua sân bay quân sự Cam Ranh, những tốp lính không quân và hải quân Liên Xô hối hả ra vào, xe mô tô ba, xe U oát của họ chạy rầm rập. Phía xa xa trên mặt vịnh, 2 chiếc tàu ngầm và mấy chiếc tàu hộ tống đang neo đậu. Lúc đó quân cảng Cam Ranh đang nằm dưới sự quản lý của quân đội Liên Xô. Và cũng thời điểm đó, Liên Xô và Đông Âu đang trên tiến trình sụp đổ nên lực lượng quân đội Xô Viết đóng ở Cam Ranh đang muốn rút về nước. Quan hệ giữa quân đội Việt Nam và Liên xô ở đây cũng có phần phai nhạt, xa cách. Buổi chiều, những chiến sĩ Xô Viết thường mang giày da và áo bay ra bán hoặc đổi cho bộ đội Việt Nam lấy rượu Lúa Mới.

Tối 17/03, chúng tôi ngồi với Trung tướng Giáp Văn Cương, Tư lệnh hải quân ở Sở chỉ huy tiền phương. Ông đang trải qua những giờ phút căng thẳng. Ông nói với chúng tôi: “Cả ngày 14/03, tôi phải xử lý những tình huống hết sức khẩn trương và phải cân nhắc trước mỗi quyết định. Suốt thời gian diễn ra chiến sự ở Gạc Ma, Cô Lin, anh em pháo binh ở đảo Nam Yết gọi về, xin tôi cho bắn tàu Trung Quốc. Anh em gọi nhiều lần, khản cả giọng, bức xúc lắm. Pháo của ta ở Nam Yết đủ tầm bắn tới Gạc Ma nhưng tôi nghĩ, nếu ta bắn cháy được vài tàu Trung Quốc thì sẽ có hàng chục tàu khác kéo đến tấn công. Lúc đó ta không còn đạn mà bắn và tàu Trung Quốc sẽ mượn cớ tấn công hàng loạt đảo nữa để chiếm đóng, ta sẽ mất thêm nhiều đảo”.

Cả nước vì Trường Sa thân yêu

Nghe tin Trung Quốc tấn công đánh chiếm Trường Sa, cả nước dấy lên phong trào quyên góp ủng hộ bộ đội Trường Sa. Với khẩu hiệu: “Cả nước vì Trường Sa thân yêu”, chỉ sau 14/03 mấy ngày, những chuyến xe chở hàng hóa nhu yếu phẩm đã lần lượt có mặt ở quân cảng Cam Ranh. Quần áo, chăn màn, đường sữa, mì tôm, radio cassette, máy phát điện mini, thuốc men và nhiều loại đồ dùng sinh hoạt khác. Các cháu học sinh gửi đến cho các chú bộ đội giấy viết thư, phong bì kèm theo những lá thư thăm hỏi động viên rất tình cảm.

Nhưng có một điều lạ, toàn bộ số hàng hóa ấy được bộ đội hải quân tiếp nhận xong rồi đưa hết vào kho tại Cam Ranh chứ chưa cấp phát ngay. Trong khi đó, số anh em từ Trường Sa trở về đang thiếu thốn đủ thứ. Mấy nhà báo quân đội xin được quay phim, chụp ảnh để tuyên truyền về số hàng ấy cũng không được. Sự việc vô lý này đã được báo QĐND đưa lên qua bài viết của Hồ Anh Thắng thì Quân chủng Hải quân lại lên tiếng phản đối!?. Sang tháng 4/1988, lực lượng công binh hải quân tiếp tục chuyển vận liệu ra xây dựng đảo thì bấy giờ hàng hóa cứu trợ mới được phân phối một phần cho anh em mang theo.

Từ sau sự kiện 14/03/1988, nhân dân cả nước quan tâm nhiều hơn đến bộ đội Trường Sa, thường xuyên theo dõi và có nhiều hoạt động thiết thực hướng về Trường Sa thân yêu. Hàng năm, Quân chủng Hải quân tổ chức những chuyến tàu đưa các đoàn đại biểu thuộc đủ các tầng lớp nhân dân cùng các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước ra thăm, tặng quà động viên cán bộ, chiến sĩ ngoài quần đảo. Trên những chuyến tàu đó, bao giờ cũng có các đoàn nghệ thuật mang lời ca, tiếng hát ra phục vụ bộ đội. Từ đó, cuộc sống, sinh hoạt của bộ đội Trường Sa được nâng cao và đổi mới không ngừng. Trường Sa đã gần gũi với đất liền hơn.

Đức Toàn
(Nguyên PV báo QĐND)

Theo Petrotimes
____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.