Học giả Trung Quốc khẳng định phải tuân thủ UNCLOS
Wednesday, May 07, 2014 11:44 AM GMT+7
Việc Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) đưa giàn khoan HD 981 vào vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam không chỉ gây nên phản ứng phẫn nộ từ cộng đồng quốc tế, mà còn vấp phải sự phản đối từ chính giới học giả nước này.

 Giàn khoan cùng tàu Trung Quốc hoạt động trái phép tại vùng biển Việt Nam (Nguồn: Tân Hoa xã)

Học giả hàng đầu Lý Lệnh Hoa nói Trung Quốc là nước ký Công ước Liên Hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982, do vậy phải tôn trọng chủ trương thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của các nước xung quanh. 

Vào lúc 9h37 tối 06/05, tại blog của mình trên trang 163.com, học giả Lý Lệnh Hoa đã kể lại việc trước đó, phóng viên Hoàn Cầu Thời báo gọi điện hỏi về cách nhìn nhận liên quan tới tình hình tại Tây Sa (chính là Hoàng Sa của Việt Nam, hiện bị Trung Quốc chiếm giữ trái phép). 

Tác giả đã thẳng thắn nói với phóng viên Hoàn Cầu về cách nhìn nhận của mình: Trung Quốc là nước ký Công ước Quốc tế về luật biển, cần phải hành xử theo điều 74 và điều 83, phải tôn trọng chủ trương thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của các nước duyên hải xung quanh. 

"Nội dung liên quan phương diện này đều có trong các bài viết gần đây của tôi, hy vọng có thể xem qua một chút," ông nói với phóng viên Hoàn Cầu.

Theo TTXVN

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.