Trung Quốc - “Chuyên gia gây rối” có hệ thống trên biển
Wednesday, May 07, 2014 1:09 PM GMT+7
Việc đưa giàn khoan HD-981 xâm phạm chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông là bước leo thang nguy hiểm mới nhất trong chuỗi những hành động gây rối trên biển trong thời gian gần đây của Trung Quốc. Để bạn đọc hình dung rõ hơn về sự tráo trở và chuỗi hành động gây rối có hệ thống này của Bắc Kinh, Petrotimes xin điểm lại những động thái khiêu khích nghiêm trọng của Trung Quốc với các nước láng giềng có tranh chấp lãnh thổ với Bắc Kinh trên Biển Đông và biển Hoa Đông

1. Đối với Việt Nam

Quấy rối, phá hoại hoạt động hợp pháp của Việt Nam trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam

- Tháng 5 năm 2011, tàu ngư chính của Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh 02 của Việt Nam ở Lô 148, 149 nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa 200 hải lý miền Trung Việt Nam.

Cáp tàu Bình Minh 02 bị đứt

- Tháng 6 năm 2011, tàu cá Trung Quốc dưới sự yểm trợ của tàu ngư chính phá hoại cáp của tàu Viking 02 của ta ở khu vực Lô 135-136 nằm trên vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa 200 hải lý phía Nam Việt Nam.

- Ngày 30/11/2012, tàu cá Trung Quốc gây đứt cáp thu nổ địa chấn của tàu Bình Minh 02 tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

Ngang nhiên mời thầu dầu khí, kéo giàn khoan xâm phạm chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông

- Ngày 23/06/2012, Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) đã công bố mời thầu 09 lô dầu khí nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng các quy định của luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển.

Giàn khoan HD-981

- Ngày 01/05/2014, Trung Quốc kéo giàn khoan HD-981 ra hoạt động tại tọa độ 150 29’N/1110 12’E. Đối chiếu theo tọa đọ thì giàn khoan HD-981 đã xâm phạm vào Lô 143 trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, cách đảo Lý Sơn 119 hải lý (221km) và cách phía Nam đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam khoảng 18 hải lý. phía Nam đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam khoảng 18 hải lý. Đây là khu vực hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.

Điều đáng lưu ý là ngày 03/05/2014, Cục Hải sự Trung Quốc ra lệnh cấm tất cả các loại phương tiện không được xâm nhập vào khu vực HD-981 hoạt động trong phạm vi bán kính 1 hải lý. Sau khi Bộ Ngoại giao Việt Nam ra Tuyên bố phản đối, phạm vi cấm của Trung Quốc đã tăng từ 1 lên 3 hải lý.

Tổ chức đưa tàu cá quy mô lớn xâm phạm chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông

- Trong năm 2013, lực lượng bộ đội biên phòng các tỉnh có vùng biển miền Trung Việt Nam đã phát hiện trên 650 lượt tàu cá nước ngoài xâm phạm chủ quyền, tranh lấn ngư trường đánh bắt thủy hải sản. Thậm chí, các tàu cá Trung Quốc xâm phạm một cách trắng trợn khi vào sâu trong vùng biển Đà Nẵng chỉ cách bán đảo Sơn Trà 25-40 hải lý.

Đội tàu cá Đam Châu, Trung Quốc

- Đội tàu đánh cá Đam Châu (tỉnh Hải Nam, Trung Quốc) gồm 32 chiếc sáng 06/05/2013 đã xuất phát từ cảng cá Bạch Mã Tỉnh bắt đầu tiến ra ngư trường Trường Sa của Việt Nam để đánh bắt hải sản.

Tấn công, bắt giữ tàu cá, cướp tài sản của ngư dân Việt Nam hoạt động hợp pháp trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam

Tàu Trung Quốc đã nhiều lần ngang nhiên truy đuổi, tấn công, bắt giữ và cướp tài sản của ngư dân Việt Nam hoạt động hợp pháp trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam. Điển hình là các vụ:

- Hồi giữa tháng 05/2013, sau hơn 20 ngày lênh đênh trên biển đánh bắt thủy sản ở Hoàng Sa, trên đường trở về, tàu cá mang số hiệu QNg 90917-TS của ngư dân Trần Văn Quang (ngụ xã Bình Thạnh, huyện Bình Sơn), do ngư dân Trần Văn Trung làm thuyền trưởng đã bất ngờ bị 16 tàu Trung Quốc truy đuổi và đâm vào mạn thuyền. Theo hồ sơ, thiệt hại gồm phần cabin tàu bị gãy, be phải tàu bị gãy với chiều dài 17m, be phía sau gãy 6,8m, 4 đà ngang bị gãy 2,7m và một số trang thiết bị, cơ sở vật chất, vật dụng cũng bị hư hỏng nặng. Theo ước tính, thiệt hại ban đầu khoảng 100 triệu đồng.

- Gần đây nhất là vụ việc xảy ra ngày 01/03, khi tàu QNg 96074 TS của thuyền trưởng Phùng Trung Thành (xã An Hải, huyện Lý Sơn) cùng 12 ngư dân đang đánh bắt bình thường tại đảo Linh Côn (thuộc quần đảo Hoàng Sa) thì bị tàu Ngư Chính 02 của TQ khống chế, cướp đi rất nhiều tài sản, tổng thiệt hại hơn 150 triệu đồng.

Áp đặt các lệnh cấm đoán đơn phương trên biển

- Từ năm 1999, hằng năm, Trung Quốc đều đưa ra lệnh đánh bắt cá vào mùa hè ở khu vực Biển Đông mà nước này tự nhận là thuộc chủ quyền lãnh thổ của mình. Trong thời gian áp đặt lệnh cấm đánh bắt, Trung Quốc sẽ tịch thu tàu thuyền, thiết bị và cá của những ngư dân vi phạm.

- Từ ngày 01/01/2014, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc đã đơn phương ban hành quy định về việc “thực hiện Luật ngư nghiệp của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa”. Theo đó, Trung Quốc đòi người nước ngoài, tàu cá nước ngoài hoạt động “trong vùng biển thuộc quản lý” của Hải Nam, vốn tự cho mình có quyền quản lý cả vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, phải xin giấy phép. Những tàu “vi phạm” sẽ bị phạt gần 500.000 nhân dân tệ (83.000 USD) và tịch thu hải sản.

Đẩy mạnh các hoạt động hợp thức hóa yêu sách “đường lưỡi bò” phi pháp trên Biển Đông

- Từ tháng 5 năm 2012, Trung Quốc phát hành hộ chiếu phổ thông điện tử cho công dân Trung Quốc, trong đó có in hình “đường lưỡi bò”. Việc làm này của Trung Quốc không có ý nghĩa về mặt pháp lý vì bản thân “đường lưỡi bò” hoàn toàn không có cơ sở pháp lý.


Trung Quốc rầm rộ tổ chức lễ thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa"

- Ngày 21/06/2012, Trung Quốc ngang nhiên công bố thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” bao gồm quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam và quần đảo Trung Sa với diện tích vùng biển trên 2 triệu km2, cơ bản như yêu sách “đường lưỡi bò”; đặt cơ quan hành chính ở đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa.

Sau đó, Trung Quốc đã triển khai nhiều hoạt động củng cố cơ quan lập pháp, hành pháp, quân đội và xây dựng cơ sở hạ tầng ở “Tam Sa” như: thành lập “Cơ quan chỉ huy quân sự” trên đảo Phú Lâm; tổ chức bầu 45 đại biểu của “Hội đồng nhân dân Tam Sa”; bầu “thị trưởng”; triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng; kéo cờ trong lễ Quốc khánh Trung Quốc, tổ chức lễ kỷ niệm 100 ngày thành lập “Tam Sa”; thành lập “Tòa án Tam Sa”…

- Hồi đầu năm 2013, Trung Quốc chính thức phát hành Bản đồ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và công bố “Quy hoạch phát triển sự nghiệp hải dương quốc gia 5 năm lần thứ 12”, trong đó có những nội dung vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông.

- Tháng 05/2013 Bưu chính Trung Quốc đã phát hành bộ tem phổ thông gồm 6 mẫu tem mang tên Mỹ lệ Trung Hoa, trong đó có 1 mẫu tem in hình các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam (mẫu tem có giá mặt tem là 1,2 nhân dân tệ, mang tên Tam Sa Thất Liên Dữ) vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này. Việt Nam có đầy đủ cơ sở lịch sử và pháp lý khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

 

(Còn tiếp)

Linh Phương (tổng hợp)

Theo Petrotimes

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.