Vụ kéo giàn khoan hải dương 981 (HD-981) vào vùng biển Việt Nam: Dư luận tiếp tục phản đối thái độ hung hăng của Trung Quốc
Thursday, May 08, 2014 8:17 AM GMT+7
Việc một số đại biểu tham dự hội thảo về "Vai trò của Italia tại châu Á-Thái Bình Dương" do Viện nghiên cứu các vấn đề chiến lược quốc tế, Viện nghiên cứu chiến lược Quốc phòng, Bộ Ngoại giao Italia phối hợp tổ chức ngày 07/05, tại Rome, Italia, lên án hành động của Trung Quốc trên Biển Đông; đồng thời nhấn mạnh, việc Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974 là bất hợp pháp, cho thấy dư luận thế giới đang tiếp tục lên án những hành động ngang ngược, cùng thái độ hung hăng của Bắc Kinh khi đưa giàn khoan HD-981 tới khoan và tác nghiệp tại tọa độ 15o29’58” vĩ Bắc-111o12’06” kinh Đông - vị trí nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, cách bờ biển Việt Nam khoảng 120 hải lý.

tau-4457-1399478114.jpg

Tàu Trung Quốc tấn công tàu Việt Nam bằng vòi rồng.

Ngày 05/05, Tạp chí Chính sách đối ngoại (Foreign Policy) của Mỹ cho rằng, Trung Quốc đã tính toán kỹ thời điểm cũng như vị trí dựng giàn khoan HD-981 ở Biển Đông. Và đây là thời điểm “nắn gân” Tổng thống Barack Obama, cũng như thử phản ứng của Mỹ trước những căng thẳng mới trong khu vực, sau khi ông chủ Nhà Trắng liên tiếp đưa ra cam kết bảo vệ đồng minh khi có chuyến thăm 4 nước châu Á.

Đây không phải lần đầu tiên việc thăm dò, khai thác năng lượng ở Biển Đông gây xung đột giữa Trung Quốc với các nước láng giềng, nhưng tính chất của “sự kiện HD-981” hoàn toàn khác so với các lần trước đó. Thứ nhất, Trung Quốc quyết tâm đẩy mạnh chiến lược xây dựng các “lãnh địa di động ngoài khơi” để từng bước thực hiện mưu đồ độc chiếm Biển Đông. Thứ hai, Bắc Kinh muốn thử phản ứng của Washington sau khi Tổng thống Barack Obama vừa kết thúc chuyến công du 4 nước châu Á để tái khẳng định chính sách xoay trục và cam kết bảo vệ đồng minh.

Giáo sư Keith Johnson, giảng viên Khoa Ngôn ngữ học Berkely, Đại học California, Mỹ, cho rằng, việc triển khai giàn khoan HD-981 của Trung Quốc cho thấy một thông điệp rõ ràng Bắc Kinh muốn gửi đến Việt Nam: sẽ khoan những nơi nào gây thiệt hại nhiều nhất. Tuy đây không phải lần đầu tiên xảy ra va chạm trong việc tìm kiếm năng lượng giữa Trung Quốc và các nước láng giềng, nhưng đây là lần đầu tiên công ty dầu khí Trung Quốc chính thức đặt mỏ khoan tại vùng biển tranh chấp với các quốc gia khác.

Có người nói rằng, sau khi thấy Mỹ tỏ ra bất lực trước việc Nga sáp nhập Crimea, Trung Quốc cũng muốn dựng kịch bản tương tự ở Biển Đông và thời điểm thích hợp để hạ thủ là khi cuộc bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ của Mỹ đang đến gần và chiến trường Ukraine có dấu hiệu leo thang. Nhưng theo giới phân tích, việc làm của Trung Quốc sẽ làm giảm lòng tin chiến lược, suy giảm uy tín quốc tế và sự tôn trọng của các nước, đồng thời bị tất cả các nước tìm cách xa lánh và phòng ngừa cho dù đã ký thỏa thuận giải quyết tranh chấp hòa bình.

Theo giới truyền thông, trước khi Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Daniel Russel tới Hà Nội đã có nhiều câu hỏi được gửi với nội dung xoay quanh hành động ngang ngược, sai trái của Trung Quốc khi hạ đặt giàn khoan HD-981 trái phép trong vùng biển Việt Nam.

Trong một diễn biến liên quan, ngày 05/05, tờ Diplomat (Nhật Bản) dẫn lời chuyên gia quốc phòng Mỹ Harry Kazianis cho rằng, Bắc Kinh đã đặt hệ thống giám sát âm thanh dưới biển ở đảo Hải Nam nhằm theo dõi hoạt động tàu ngầm nước ngoài ở Biển Đông. Nếu hệ thống này hoàn hảo có thể giúp bảo vệ tàu ngầm Trung Quốc và chống lại Mỹ trong trường hợp xảy ra xung đột ở châu Á-Thái Bình Dương.

Cũng trong ngày 05/05, tờ Sankei Shimbun đưa tin, do lo ngại Trung Quốc phát động chiến dịch "đánh chiếm quân sự" đối với các đảo nhỏ, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đã khẩn cấp áp dụng biện pháp ứng phó và bàn thảo kế hoạch tác chiến thống nhất trên biển-trên mặt dất-trên không. Theo nhận định của chuyên gia quân sự Nhật Bản, Bắc Kinh có thể sẽ lợi dụng điểm yếu quân sự không thể dễ dàng sử dụng vũ lực của Tokyo, để binh sỹ Trung Quốc ngụy trang thành ngư dân đổ bộ lên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, sau đó lấy danh nghĩa tiếp tế vật tư điều quân đội đổ bộ.

Cùng ngày 05/05, Tạp chí Breaking Defense (Mỹ) đưa tin, tại Viện Nghiên cứu quốc tế và chiến lược ở Washington, D.C. (Mỹ), Tư lệnh không quân Mỹ tại Thái Bình Dương Hawk Carlisle đã thuyết trình về chủ đề “Chiến lược và sự can dự của không quân Mỹ ở Châu Á - Thái Bình Dương”. Theo tướng Hawk Carlisle, Bắc Kinh có thể xem xét thiết lập 2 vùng nhận dạng phòng không mới (ADIZ) ở Hoàng Hải và Biển Đông; đồng thời cảnh báo không quân và hải quân Trung Quốc đang bành trướng và mở rộng phạm vi hoạt động ở Thái Bình Dương. Tư lệnh Hawk Carlisle cũng nghi ngờ căn cứ pháp lý của “đường lưỡi bò” ở Biển Đông.

Ngày 06/05, nhân chuyến thăm trụ sở NATO tại thủ đô Brussels - Bỉ, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cùng Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen đã ký thỏa thuận hợp tác mới với NATO do lo ngại trước việc Trung Quốc tăng chi tiêu quốc phòng và gia tăng căng thẳng trong khu vực. Hãng Kyodo của Nhật Bản vừa dẫn lời một quan chức quân đội cấp cao Philippines cho biết, Manila đã soạn thảo kế hoạch tăng cường hàng rào an ninh ở Biển Đông sau hàng loạt động thái gây hấn gần đây của Bắc Kinh, để ngăn Trung Quốc chiếm đóng thêm các địa điểm ở những vùng biển tranh chấp.

Theo tờ The Stars and Stripes, Mỹ, Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản vừa chính thức thành lập phi đội máy bay cảnh báo sớm ở căn cứ Naha thuộc Okinawa nhằm ứng phó với tình hình tàu chiến và máy bay quân sự Trung Quốc liên tiếp xâm nhập vùng biển xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Theo đó, 4 máy bay cảnh báo sớm E-2C và khoảng 130 thành viên Lực lượng Phòng vệ Trên không từ căn cứ Misawa được chuyển xuống căn cứ Naha và đây là lần đầu tiên Tokyo triển khai máy bay cảnh báo sớm ở căn cứ này.

Tân Hồng - Tiên Du

Theo Petrotimes

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.