Giàn khoan HD-981: Chủ nghĩa bành trướng Đại Hán không đổi!
Monday, May 12, 2014 6:43 AM GMT+7
Ông Nguyễn Vi Khải phân tích, các đặc trưng của hành động của chủ nghĩa bành trướng hiện đại là: Tấn công, gây rối lên tục – cấp tập, cường độ ngày càng quyết liệt, phức tạp.

Những ngày này, dư luận Việt Nam và quốc tế đang mạnh mẽ phản đối Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan trên vùng biển Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. 

Như Infonet đã phản ảnh, theo các chuyên gia trong và ngoài nước, để khai thác được dầu khí tại khu vực giàn khoan HD-981 đang hạ đặt là rất khó khăn. Điều đó chứng tỏ âm mưu của Trung Quốc lần này không phải là dầu khí mà là một bước tiến mới để chiếm trọn biển Đông.

Việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan HD-981 trên vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam

Bình luận về việc này khi trả lời phỏng vấn báo Infonet, TS Trần Công Trục, nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ nhấn mạnh: “Trung Quốc có quyết tâm tiến hành một bước tiến mới, rất cụ thể mà tôi đã từng ví Trung Quốc như con bạch tuộc khổng lồ đã chọc thẳng cái vòi vào dạ dày của chúng ta để hút tất cả nguồn sống của đất nước Việt Nam!”.

Điều đó khiến dư luận không khỏi một lần nữa nhận diện rõ hơn tính chất của chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc trong thời hiện đại. Tại một hội thảo khoa học lịch sử cấp quốc gia về vấn đề Hoàng Sa được tổ chức tại Đà Nẵng mới đây, ông Nguyễn Vi Khải, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ từng nêu rõ:

“Nói đến “chủ nghĩa bành trướng” trong lịch sử thì hình ảnh liên tưởng nhanh nhất là chủ nghĩa bành trướng Đại Hán Trung Quốc. Ngay sau khái niệm, cụm từ “chủ nghĩa bành trướng” thì Từ điển Bách khoa toàn thư Wikipedia hiện lên cụm từ “Chủ nghĩa bành trướng Đại Hán” với khoảng 155.000 kết quả (0,19 giây). Chủ nghĩa này có lịch sử lâu đời hàng ngàn năm”.

Theo ông Nguyễn Vi Khải: “Chúng ta không coi sự bành trướng của các nước lớn như là điều khó hiểu. Đó là điều khá phổ biến trên thế giới. Có điều sự bành trướng có hại cho các quốc gia láng giềng, làm rối tình hình bang giao hữu nghị giữa các quốc gia, làm phức tạp tình hình thế giới… thì phải lên án. Bởi vì sự bành trướng ấy là tạo mâu thuẫn, xung đột, đi ngược với nguyên tắc chung sống hòa bình của nhân loại”.

Từ đó ông Nguyễn Vi Khải chỉ rõ: “Chủ nghĩa bành trướng trong thời hiện đại đang được tiếp tục tồn tại với tính chất mới: Quyết liệt và trắng trợn bất chấp sự phản ứng của dư luận. Việc Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa cách đây 40 năm là một trong chuỗi sự kiện nằm trong toan tính của chủ nghĩa đó”.

và tấn công các tàu chấp pháp bảo vệ chủ quyền lãnh hải của Việt Nam đã làm lộ rõ bản chất chủ nghĩa bành trướng Đại Hán vẫn không hề thay đổi!

Theo ông Nguyễn Vi Khải, lịch sử cho thấy suốt 40 năm qua, từ sự kiện Hoàng Sa năm 1974 đến nay, phía Trung Quốc không ngừng “quậy phá“ ở biển Đông. Hệ thống lại quá trình bành trướng kể từ khi thống nhất được Trung Hoa lục địa (hơn 60 năm), nhà cầm quyền Trung Quốc đã đẩy chủ nghĩa bành trướng Đại Hán sang một nấc thang mới với tính chất ngày càng trắng trợn, quyết liệt, bất chấp phản ưng của láng giềng của quốc tế.

Ông Nguyễn Vi Khải phân tích, các đặc trưng của hành động của chủ nghĩa bành trướng hiện đại là: Tấn công, gây rối lên tục – cấp tập, cường độ ngày càng quyết liệt, phức tạp. 

Trong thời kỳ các thế lực phong kiến chỉ có 15 - 20 năm xảy ra 01 tình huống, sự kiện tranh chấp. Đến thời kỳ tồn tại 2 nhà nước XHCN, cùng 1 thể chế chính trị, cùng “chung một biển Đông” nhưng lại là 2 cách hành xử rất khác nhau về chủ quyền trên biển Đông nói chung và Trường Sa, Hoàng Sa nói riêng. Thời gian này tần số xảy ra trung bình 10 năm có tới 15 - 17 sự kiện.

Thời gian gần đây, trong 3 năm 2010 đến 2013 liên tục gây ra nhiều cuộc đụng độ với các nước trong khu vực tại Biển Đông (trừ Campuchía). Nhiều sự kiện xảy ra ở biển Đông làm “nổi sóng” khu vực và thế giới lên tiếng mạnh mẽ. Nhưng Trung Quốc vẫn lấn tới. Riêng trong năm 2012 đã xảy ra 52 sự kiện do phía Trung Quốc gây ra. Trung bình 1 tuần một sự cố làm mất ổn định trầm trọng trong khu vực và thế giới lo ngại!

Từ đó ông Nguyễn Vi Khải nêu rõ: “Chúng ta thấy bản chất của chủ nghĩa bành trướng Đại Hán trong lịch sử là không thay đổi – mặc dù đã thay đổi chế độ chính trị - từ nhà nước phong kiến sang nhà nước dân chủ nhân dân.

Không những thế, tư tưởng nước lớn + chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi của nhóm người cầm quyền Bắc Kinh đã đẩy sự bành trướng tới cực đoan, bất chấp các luật lệ quốc tế, chà đạp lên dư luận tiến bộ của nhân loại. Đây là biểu hiện của thế yếu: tự Trung Quốc làm mất đồng minh, trở nên cô độc, thêm thù – bớt bạn. Đó là ngõ cụt -  hạ sách trong thế kỷ XXI – thế kỷ của hòa bình, hợp tác và phát triển”.

HẢI CHÂU

Theo Infonet

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.