Mời tổng lãnh sự Trung Quốc tại TP.HCM đến để phản đối
Tuesday, May 13, 2014 7:05 AM GMT+7
Ngày 12/05, Sở Ngoại vụ TP.HCM đã mời ông Sài Văn Duệ - tổng lãnh sự Trung Quốc tại TP.HCM - đến để phản đối về việc Trung Quốc đơn phương đưa giàn khoan HD 981 và một lượng lớn tàu bảo vệ, tàu các loại, kể cả tàu quân sự và nhiều loạt máy bay trinh sát, quân sự, tàu cá có vũ trang hoạt động hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Công nhân tỉnh Bình Dương đội mưa diễu hành biểu thị lòng yêu nước chiều 12/05 - Ảnh: Bá Sơn

Giám đốc Sở Ngoại vụ TP.HCM Nguyễn Hồng Lĩnh nhấn mạnh việc làm này là bất hợp pháp, đi ngược lại luật pháp và thông lệ quốc tế, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Ông Lĩnh khẳng định Việt Nam sẽ áp dụng mọi biện pháp phù hợp cần thiết để bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của mình. 

Ngày 12/05, chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) Đặng Vũ Minh đã ra tuyên bố của VUSTA về việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng biển Việt Nam. Theo tuyên bố này, VUSTA, các tổ chức thành viên và đội ngũ trí thức Việt Nam cực lực phản đối các hành động sai trái của Trung Quốc và yêu cầu Trung Quốc rút ngay giàn khoan và các tàu hộ tống ra khỏi vùng biển của Việt Nam, không tái diễn các hành động tương tự trong tương lai, nghiêm chỉnh tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982.

Sở Ngoại vụ TP.HCM cho biết trong những ngày qua, nhiều tầng lớp nhân dân TP.HCM rất bất bình và bày tỏ sự phản đối của mình với việc Trung Quốc đã xâm phạm trắng trợn chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam, yêu cầu Trung Quốc rút ngay giàn khoan cùng các tàu ra khỏi vùng biển của Việt Nam. Đồng thời, nhân dân TP.HCM bày tỏ sự ủng hộ chủ trương của Chính phủ giải quyết các tranh chấp trên biển Đông bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 và Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc.

* 17g ngày 12/05, tại công viên Lưu Hữu Phước (Q.Ninh Kiều, TP Cần Thơ) đã diễn ra lễ mittinh, diễu hành phản đối Trung Quốc đưa giàn khoan HD 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Dù trời mưa lớn nhưng có hơn 2.000 người dân thuộc mọi tầng lớp nhân dân của TP Cần Thơ đã đến tham gia, hưởng ứng. Hàng trăm người cầm ấn phẩm đặc biệt của Tuổi Trẻ với dòng chữ “Trung Quốc rút ngay giàn khoan khỏi Việt Nam” cùng các khẩu hiệu khác như “Chung tay bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam”, "Trung Quốc đưa giàn khoan HD 981 vào lãnh hải Việt Nam là vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam”... đã được giương cao với từng tiếng hô vang: phản đối!

Buổi mittinh được bắt đầu bằng các bài phát biểu của ông Nguyễn Trung Hiếu (phó chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Cần Thơ), ông Trần Thành Nghiệp (chủ tịch Hội Cựu chiến binh TP Cần Thơ) và của đại diện các tổ chức tôn giáo, đại diện giới sinh viên. Các phát biểu đều có nội dung phản đối việc Trung Quốc đưa giàn khoan HD 981 đặt sâu vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, yêu cầu Trung Quốc ngay lập tức rút hết giàn khoan và tàu hộ tống khỏi khu vực vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đàm phán để xử lý bất đồng xung quanh vấn đề này và yêu cầu Trung Quốc không để xảy ra vụ việc tương tự trong tương lai.

Sau buổi lễ mittinh, hơn 2.000 người dân đã diễu hành trên đường Hòa Bình - tuyến đường trung tâm của TP Cần Thơ - để bày tỏ ý chí phản đối mạnh mẽ đối với sự xâm phạm chủ quyền trắng trợn của Trung Quốc.

* Chiều cùng ngày, đại tá Trần Hùng - phó chủ tịch Hội Cựu chiến binh TP Cần Thơ - đã đến văn phòng đại diện báo Tuổi Trẻ tại vùng đồng bằng sông Hậu trao số tiền 20 triệu đồng ủng hộ chương trình “Chung sức bảo vệ chủ quyền biển Đông” do báo phát động.

* Cũng trong ngày, hàng trăm công nhân tại Bình Dương đã diễu hành để phản đối hành động của Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép trong vùng biển Việt Nam. Cuộc diễu hành bắt đầu từ khoảng 16g45 ngày 12/05 khi các công nhân tan ca.

Hàng trăm công nhân của một số công ty trong khu vực đã tập hợp trên đường ĐT743 (gần vòng xoay An Phú, thị xã Thuận An) rồi đi dọc tuyến đường ĐT743, sau đó đi qua các đường lớn trong Khu công nghiệp VSIP 1 như đường số 6, đường số 4, đại lộ Độc Lập...

Đoàn diễu hành mang theo cờ Tổ quốc và hô vang khẩu hiệu “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam”, “Phản đối Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép trong vùng biển Việt Nam”... Đặc biệt, cuộc diễu hành diễn ra trong chiều tối xuất hiện mưa lớn nhưng các công nhân vẫn không dừng lại. Họ tiếp tục lấy áo mưa, dùng ô che cho nhau và tiếp tục tuần hành qua các tuyến đường lớn trong Khu công nghiệp VSIP 1.

* Chiều 12/05 tại TP Đà Nẵng, Hội Khoa học lịch sử Đà Nẵng, Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị và Hội Nghề cá TP phối hợp tổ chức mittinh phản đối việc Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép trong vùng biển Việt Nam. Tham dự buổi mittinh có chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa Võ Công Chánh và hơn 1.000 người dân, cán bộ công chức.

V.H.Q. - CHÍ QUỐC - BÁ SƠN - V.V.THÀNH - HỮU KHÁ

Theo TTO

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.