Gieo những hạt mầm của lòng yêu nước
Wednesday, May 14, 2014 6:03 AM GMT+7
Ngày thứ tư của chương trình “Chung sức bảo vệ chủ quyền biển Đông” 13/05, nhiều em nhỏ theo cha mẹ đến đóng góp phần mình để chung sức chung lòng với các chiến sĩ ngoài khơi xa bảo vệ biển đảo.

 

“Mình giữ đất nước, đến lượt con mình cũng phải tiếp tục giữ. Phải chỉ cho con trẻ biết đất nước đang gặp nguy khó và khuyến khích con làm những hành động nhỏ nhưng thiết thực để nuôi dưỡng lòng yêu nước, căm thù giặc”, anh Phan Quang Văn đã giải thích về việc đưa hai con nhỏ đến đóng góp cho chương trình “Chung sức bảo vệ chủ quyền biển Đông”.

Anh đóng phần của người lớn trước, là đóng góp của các anh chị em trong công ty mà anh đứng ra kêu gọi để hai con nhìn theo, rồi để con tự góp phần của mình. Bé Phan Tuấn Kiệt mới học lớp 2 và em gái mới học lớp 1 góp 1,5 triệu đồng. Anh Văn nói các bé còn nhỏ, xem tivi không hiểu nhiều nên anh ngồi coi chung và giải thích để các bé biết từng chút một. Riêng anh khẳng định hôm nay góp chút tiền của nhưng “đến lúc nào cần hi sinh xương máu thì cũng sẵn sàng”.

Hai anh em bé Lê Bách (10 tuổi) và Lê Đỗ Quyên (8 tuổi) ở quận 1, TP.HCM lại cùng đồng lòng dành phần tiền 20 triệu đồng được ba mẹ cho tổ chức sinh nhật để “gửi cho các chú lính đang ở ngoài biển” theo gợi ý của mẹ. Những năm trước sinh nhật hai anh em rất rộn ràng, có cả chú hề và có diễn xiếc, nhưng năm nay Bách nói dành số tiền ấy góp vào chương trình.

Mới 14 tuổi nhưng khi được hỏi chuyện về Hoàng Sa, em Lê Nguyễn Quang Minh (học sinh lớp 8 Trường THCS Colette) lại bày tỏ như một người lớn: “Trung Quốc dựa vào sức mạnh để ức hiếp chúng ta, đưa giàn khoan trái phép vào biển VN và thậm chí còn tấn công các tàu cảnh sát biển, tàu cá của ngư dân bằng vòi rồng”. Hôm nay biết ba đến Tuổi Trẻ đóng góp cho công ty của ba, Minh rủ em trai và cả chị họ ở gần nhà xin đi cùng để gửi số tiền tiết kiệm 2 triệu và 10.000 đồng giúp các chú chiến sĩ hải quân.

Bé Tăng Hà Mai Anh (12 tuổi) và em trai mang toàn bộ số tiền lì xì khoảng hơn 3 triệu đồng dành dụm hai năm đến góp vào chương trình. Tiền đã đếm sẵn ở nhà và cẩn thận ghi ra ngoài phong bì. Mai Anh kể xem tivi thấy tàu Trung Quốc đông quá nên rất lo. Đọc báo thấy chương trình của Tuổi Trẻ, em nhờ mẹ đưa tới để tự góp.

Trong ngày 13/05, nhiều doanh nghiệp cũng đã đến báo Tuổi Trẻ đóng góp cho chương trình “Chung sức bảo vệ chủ quyền biển Đông”. Ông Hồ Văn Anh, chủ tịch công đoàn Tập đoàn Thái Tuấn, đại diện công ty trao khoản đóng góp 100 triệu đồng cho chương trình. Ông chia sẻ: “Những ngày qua theo dõi tin tức, nhiều anh chị em trong công ty rất bất bình, phẫn nộ trước những hành động lấn ép của Trung Quốc và mong muốn có những đóng góp thiết thực để cùng với nhân dân cả nước chung tay bảo vệ Tổ quốc”. Ông Lê Nguyễn Minh Quang - tổng giám đốc Công ty xây dựng Bachy Soletanche VN - trao 50 triệu đồng ủng hộ chương trình. Ông cho biết sẽ vận động các doanh nghiệp nước ngoài đóng góp cho các chương trình bảo vệ biển đảo.

Lần thứ hai có mặt ở Tuổi Trẻ sau vài ngày phát động chương trình, chị Oanh (ngụ Bình Thạnh, TP.HCM) kể rằng chị đến báo Tuổi Trẻ vào ngày 10/05 với ý định đề nghị báo phát động để giúp đỡ hải quân, ngư dân sửa tàu tiếp tục bám biển, nhưng đến nơi thì biết báo phát động rồi nên chị mừng lắm đã ủng hộ liền. Sau đó chị về kêu gọi các anh chị trong Công ty Copen Coffee cùng đóng góp và được hưởng ứng nhiệt tình. Sáng 13/05, chị và nhiều nhân viên khác của công ty mang số tiền 100 triệu đồng đến đóng góp cho chương trình.

VŨ THỦY

 

Hướng về đồng đội của ba

Trước tiết học lịch sử sáng 13/05, cầm phụ trương báo Tuổi Trẻ với dòng tít “Trung Quốc rút ngay giàn khoan khỏi VN”, em Phạm Ngọc Quỳnh Anh, lớp trưởng lớp 4/5 Trường tiểu học Phương Sài, Nha Trang (Khánh Hòa), nói với các bạn trong lớp: “Các bạn ơi, Trung Quốc đang đặt giàn khoan trên vùng biển nước ta, tất cả chúng mình nên quyên góp một số tiền ủng hộ các chú cảnh sát biển để các chú ngăn chặn hành động ngang ngược của Trung Quốc. Các bạn đồng ý chứ?”. “Đồng ý!” - cả lớp cùng hô to.

Chiều hôm trước (12/05), Quỳnh Anh đã cùng anh trai và mẹ đến văn phòng báo Tuổi Trẻ tại Nha Trang ủng hộ 500.000 đồng tiết kiệm của mình vào chương trình “Chung sức bảo vệ chủ quyền biển Đông”. Ba Quỳnh Anh là chiến sĩ hải quân nên “Con luôn hướng về đồng đội của ba. Con mong muốn các chú ấy đấu tranh thành công để Trung Quốc rút giàn khoan về nước” - Quỳnh Anh nói.

TIẾN THÀNH

 

4.068.889.900 đồng

Là số tiền bạn đọc đóng góp chương trình “Chung sức bảo vệ chủ quyền biển Đông” tính đến 17g ngày 13/05. Riêng trong ngày 13/05 số tiền đóng góp là 848.847.500 đồng.

* Tính đến ngày 13/05, báo Tuổi Trẻ đã triển khai hỗ trợ các hoạt động với số tiền 2.890.400.000 đồng.

Trong đó hỗ trợ lực lượng cảnh sát biển 1,4 tỉ đồng, Cục Kiểm ngư 1,4 tỉ đồng, 9 kiểm ngư viên bị thương (5.000.000 đồng/người) 45.000.000 đồng, Chi đội Kiểm ngư 3: 10.000.000 đồng, hỗ trợ mẹ chiến sĩ Lê Trung Thành bị bệnh ung thư vòm họng 5.000.000 đồng, hỗ trợ gia đình của bốn anh chiến sĩ cảnh sát biển đang làm nhiệm vụ tại biển Đông 20.000.000 đồng, quà tặng (nhu yếu phẩm...) các chiến sĩ cảnh sát biển, kiểm ngư viên đang làm nhiệm vụ 10.400.000 đồng.

Báo Tuổi Trẻ sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng cảnh sát biển và kiểm ngư chuyển tất cả đóng góp của bạn đọc để hỗ trợ trang thiết bị cho các cán bộ chiến sĩ đang làm nhiệm vụ bảo vệ vùng biển vùng trời của Tổ quốc.

M.K. - P.Đ.

 Theo TTO

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.