Các tàu Việt Nam không hề nao núng
Thursday, May 15, 2014 6:49 AM GMT+7
Các phóng viên của Tuổi Trẻ đang có mặt tại vùng biển Hoàng Sa, nơi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép, cho biết hơn 100 tờ báo Tuổi Trẻ có bài viết về tình hình căng thẳng trên biển Đông đã được chuyển qua các tàu kiểm ngư và được các kiểm ngư viên cùng đọc với sự xúc động cao độ.

 Tàu cá Việt Nam bình tĩnh phản ứng trước sự bao vây của các tàu Trung Quốc - Ảnh do Cảnh sát biển Việt Nam cung cấp

Từ 7g ngày 14/05, trong khu vực cách giàn khoan Hải Dương 981 khoảng 7 hải lý về phía tây nam, nơi có các tàu của liên đội kiểm ngư vùng 4 đang hoạt động, đã xuất hiện bảy tàu hải giám và hải cảnh Trung Quốc áp sát khiêu khích các tàu kiểm ngư Việt Nam. Khác với những ngày đầu tiên, các tàu hải giám và hải cảnh không còn hành động xịt vòi rồng hay dùng súng bắn nước.

Tuy nhiên, các tàu này chuyển sang gài bẫy các tàu kiểm ngư Việt Nam bằng cách dùng 2-3 tàu chèn ép tàu kiểm ngư Việt Nam chạy với tốc độ cao. Sau đó bất ngờ một tàu khác chạy trước mũi tàu kiểm ngư Việt Nam ở khoảng cách gần gài bẫy ngụy tạo của Trung Quốc là tàu Việt Nam tấn công tàu Trung Quốc. Từ 7g sáng, các tàu Trung Quốc 21101, 2401, 12101 và các tàu khác của Trung Quốc không rõ số hiệu liên tục chèn ép gài bẫy các tàu kiểm ngư Việt Nam. Nhưng các tàu Việt Nam đều tránh được những bẫy này.

Trong khi đó chiều 14/05, trong vòng 30 phút đã có bốn lượt máy bay của Trung Quốc gầm rú ở độ cao thấp lượn nhiều vòng quanh các tàu kiểm ngư Việt Nam, đồng thời các tàu hải giám và hải cảnh cũng hú còi để đe dọa. Theo các kiểm ngư viên, đây là lần xuất hiện máy bay nhiều và dày nhất từ khi giàn khoan Trung Quốc hạ đặt trái phép.

Ngày 14/05, sóng biển rất lớn, tàu Trung Quốc vẫn rất hung hãn nhưng tinh thần của các chiến sĩ cảnh sát biển Việt Nam rất vững vàng, luôn sẵn sàng thực thi nhiệm vụ trên vùng biển Việt Nam.

Chiều 14/05, khi các tàu Cảnh sát biển Việt Nam thực hiện quyền chấp pháp trong khu vực biển Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, tiếp tục dùng biểu ngữ và loa yêu cầu các tàu quân sự, hải cảnh, hải giám của Trung Quốc cùng giàn khoan Hải Dương 981 phải rút ra khỏi vùng biển Việt Nam thì gặp phải sự tấn công dữ dội từ các tàu Trung Quốc.

Có mặt trên tàu Cảnh sát biển Việt Nam, chúng tôi tiến vào còn cách khu vực giàn khoan Hải Dương 981 chừng 4-5 hải lý thì bị hàng chục tàu hải giám và hải cảnh của Trung Quốc uy hiếp. Tàu hải giám của Trung Quốc mang các số hiệu 3411, 4401 luôn chạy cắt mặt ngang theo hướng muốn đâm trực diện vào các tàu Cảnh sát biển Việt Nam.

Theo quan sát của chúng tôi, tàu Trung Quốc khi thực hiện việc tấn công tàu Việt Nam đều dàn hàng ngang và chạy với tốc độ 20 hải lý/giờ. Đến khi sắp va chạm với tàu Việt Nam, chúng chạy với tốc độ chậm lại. Việc liên tục tăng tốc rồi giảm tốc độ của các tàu Trung Quốc là nhằm trực tiếp uy hiếp ba tàu Cảnh sát biển loại nhỏ của Việt Nam mang các số hiệu 2013, 2015 và 2016.

Ngoài tàu hải cảnh liên tiếp chạy vòng quanh và cắt mặt, hàng chục tàu Trung Quốc xếp hàng dài cách tàu Việt Nam khoảng 4 hải lý để chờ chi viện. Riêng tại khu vực giàn khoan, họ bố trí hàng chục tàu hải cảnh loại lớn canh gác.

Các tàu cảnh sát biển của ta thường xuyên tiến gần đến vị trí giàn khoan Hải Dương 981 yêu cầu tàu và giàn khoan của họ phải rút đi. Đây là “cự ly nguy hiểm” vì khi tàu ta tiến đến thì các tàu Trung Quốc hung hăng nhằm hướng đâm vào tàu Việt Nam. Mặc dù vậy, các chiến sĩ cảnh sát biển Việt Nam hoàn toàn không hề nao núng, vẫn trong tư thế sẵn sàng tiến sâu hơn vào khu vực đặt giàn khoan để yêu cầu họ rút ra khỏi vùng biển Việt Nam.

Theo thượng tá Trần Quang Tuấn - phó chỉ huy trưởng Cảnh sát biển vùng 2, hành động giương súng trong tư thế sẵn sàng nhả đạn của các tàu Trung Quốc hết sức nguy hiểm, cho thấy sự hung hăng, khiêu khích của họ khi xâm phạm vùng biển Việt Nam. Tuy nhiên, có lẽ phía Trung Quốc biết có phóng viên Việt Nam và quốc tế trên các tàu Cảnh sát biển Việt Nam nên hành động kiềm chế hơn so với những ngày trước.

Đến ngày 14/05, lực lượng tàu của Trung Quốc vẫn giữ nguyên số lượng trên biển như trước. Mỗi khi tàu Việt Nam tiếp cận giàn khoan, luôn có 4-5 tàu Trung Quốc áp sát và uy hiếp các tàu Việt Nam. 

Kết nạp đảng viên trên biển Hoàng Sa

Ngày 14/05, trên tàu kiểm ngư HP 926 đã diễn ra lễ kết nạp Đảng cho kiểm ngư viên Lê Văn Bình (28 tuổi, thuộc Chi cục Kiểm ngư vùng 4). Anh Bình cho biết đáng lẽ buổi lễ kết nạp Đảng tổ chức tại đất liền vào ngày 07/05, nhưng ngày 06/05 tàu HP 926 đã nhận lệnh lên đường ra Hoàng Sa để thực hiện quyền chấp pháp về chủ quyền lãnh thổ trên biển Đông nên anh Bình đã lên tàu để thực hiện nhiệm vụ của một kiểm ngư viên.

VIỄN SỰ - TẤN VŨ - THUẬN THẮNG

Theo TTO

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.