Hiên ngang nơi đầu sóng, ngọn gió (Bài 2): Tự tin đấu trí
21 Tháng Năm 2014 5:54 SA GMT+7
Đúng như nhận định trên, mỗi khi có thêm một con tàu của ta hành quân ra tiếp cận khu vực Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép thì họ lại tăng cường lực lượng tàu theo dõi, kiểm soát gắt gao. Sau đó họ sẽ tìm mọi cách điều động số đông các loại tàu cản phá, vây ép tàu ta. Trước sự liều lĩnh của tàu Trung Quốc, cán bộ, thuyền viên các tàu Kiểm ngư, Cảnh sát biển Việt Nam đã bình tĩnh, tự tin đấu trí giành thắng lợi…

Vốn nham hiểm, hiếu chiến, sau những ngày đấu trí với ta không đạt được ý đồ, kể từ ngày 11/05, Trung Quốc thay đổi thủ đoạn và phương thức hành động. Họ điều động lượng tàu Hải cảnh, tàu Dịch vụ và tàu kéo tập trung vào những mũi, hướng có tàu ta mới ra tăng cường.

Sáng 11/05, Tàu HP-926 hành quân ra tới tọa độ X… Thuyền trưởng Nguyễn Cao Duy nhanh chóng chỉ huy các thuyền viên triển khai công tác chuẩn bị thực hiện nhiệm vụ mới. Cánh phóng viên chúng tôi đang say sưa chụp ảnh, nắm thêm thông tin để viết bài thì Trung Quốc đã điều động tàu Hải cảnh 3410 và tàu Dịch vụ bám theo. Vào lúc 10 giờ 30 phút, tàu HP-926 đang chuẩn bị thả hàng cho các tàu Kiểm Ngư và Cảnh sát biển thì bất ngờ 5 tàu Hải cảnh Trung Quốc dàn đội hình tiến đến.

Chừng vài chục phút sau, tàu Hải cảnh Trung Quốc mang số hiệu 3410 tăng tốc lao thẳng vào tàu CSB - 4302. Tuy tốc độ tàu Trung Quốc rất lớn và tỏ thái độ hung hãn, nhưng dưới sự chỉ huy mưu trí, sáng tạo của thuyền trưởng, tàu CSB-4302 của ta đã kịp thời né tránh. Không thực hiện được ý đồ, tàu Hải cảnh 3410 Trung Quốc đành hậm hực lùi ra xa chờ thời cơ mở đợt tấn công tiếp theo. Sau khi dùng các loại tàu tấn công lực lượng tàu Cảnh sát biển và Kiểm ngư của ta không mang lại hiệu quả, Trung Quốc điều động máy bay tuần hạm quần đảo phía trên các tàu Kiểm ngư của ta với độ cao khoảng 400 mét hòng uy hiếp lực lượng ta…

Bị tàu HC-2410 Trung Quốc tấn công nhưng tàu KN-770 vẫn mưu trí vòng tránh

Trong thời gian một tuần theo tàu Kiểm ngư HP-926 đấu tranh trên vùng biển Hoàng Sa, chúng tôi thấy tình hình luôn trong trạng thái căng thẳng. Song đỉnh điểm của sự căng thẳng diễn ra trong ngày 12/05…

Buổi sáng hôm ấy trời trong, mặt biển phẳng lì. Những tưởng chúng tôi sẽ có một ngày bình yên. Nào ngờ, mới hơn 6 giờ sáng, Thuyền trưởng Nguyễn Cao Duy đã truyền lệnh: “Đóng tất cả các cửa táp lô, bộ phận tuyên truyền đặc biệt chuẩn bị nội dung, phương tiện. Các bộ phận còn lại về vị trí được phân công!”. Nghe vậy, các thuyền viên nhanh chóng thực thi nhiệm vụ. Phía mạn trái và mạn phải tàu HP - 926, các tàu KN 766, 767, 768, 769 và 770 khẩn trương vào vị trí. Đúng 7 giờ, biên đội nhận lệnh vào tiếp cận giàn khoan. Lúc này trước mặt biên đội có 4 tàu Hải cảnh Trung Quốc mang số hiệu: 21101, 37102, 2401, 32101 và 5 tàu Hải cảnh khác không có số hiệu ngăn cản quyết liệt việc tiếp cận giàn khoan của biên đội.

Vào khoảng 7 giờ 45, tàu ta bắt đầu tiến vào giàn khoan để thực hiện nhiệm vụ đấu tranh. Khi tốp tàu xuất phát vào cách giàn khoan khoảng 7 hải lý thì 3 chiếc tàu Hải cảnh Trung Quốc xé nước, lao về hướng biên đội tàu Kiểm ngư. Ở cự li cách giàn khoan chừng 6,2 hải lý, rồi 3,8 hải lý có tới 10 tàu Hải cảnh và tàu dịch vụ Trung Quốc vây quanh tàu HP-926. Đầu tiên, chúng dùng tàu Hải cảnh tốc độ cao 37102 áp sát vào tàu Kiểm ngư 769 thực hiện hành động tì húc và dùng súng phun nước phun tấn công tàu ta. Tàu HP-926 cơ động vòng tránh để đảm bảo an toàn. Lúc này, Trung Quốc tăng cường thêm hai tàu Hải cảnh nữa vây tàu HP-926, đồng thời một tàu dịch vụ màu đỏ áp sát mạn trái trước mũi. Phía bên phải sau lái cách chừng khoảng 200 – 250m có tàu Hải cảnh 2401 áp sát và phun nước xối xả.

Tàu HP-926 lúc này phải chịu 3 mũi giáp công của tàu Trung Quốc, đồng thời xung quanh có 7 tàu khác chặn đường. Tàu Hải cảnh 37102 sau khi phun nước vào tàu KN-769, chúng chạy từ sau lái mạn trái với tốc độ khoảng 17 hải lý/h đuổi theo, áp sát vào mạn trái rồi dùng súng bắn nước bắn xối xả vào tàu HP-926. Cùng lúc, tàu Hải cảnh 2401 tăng tốc độ áp sát mạn phải bắn nước vào tàu HP-926. Trong khi đó trước mũi bên trái một tàu Dịch vụ Trung Quốc (loại to lớn, hiện đại) cũng phun nước tấn công tàu HP-926.

Tàu Dịch vụ Trung Quốc phun vòi rồng vào tàu HP-926 vẫn kiên cường

Tuy tình thế cam go, phức tạp là thế, song thuyền trưởng Nguyễn Cao Duy và anh em thuyền viên đều bình tĩnh xử trí vòng tránh. Chúng tôi thấy, hành động của Trung Quốc hết sức dã man, chúng dùng tàu Hải cảnh 2401 phun nước làm hỏng hệ thống thông tin liên lạc; phá hủy một phao bè cứu sinh tự thổi, hệ thống ăng ten Vinasat bị gãy đổ, phá hủy một quả cầu sắt non của la bàn chuẩn… đặt trên boong thượng. Đặc biệt chúng phun rất nhiều nước vào ống khói khiến chập hệ thống điện khoang 4 của tàu. Không những thế, tàu Hải cảnh 37102 có hành động rất liều lĩnh là lao thẳng vào tàu HP-926 với tốc độ cao, áp sát mũi mạn trái tàu HP-926 mới chịu dừng lại. Đây là hành động khiêu khích, nếu xử lý không khéo thì sẽ mắc mưu đâm vào tàu Trung Quốc, vì thế thuyền trưởng Nguyễn Cao Duy phải lùi máy khẩn cấp rồi cắt lái để đảm bảo an toàn.

Sau hơn 30 phút bình tĩnh, khôn khéo đấu trí với lực lượng tàu Trung Quốc, tàu HP-926 cùng 5 con tàu Kiểm ngư mũi 5 của ta đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ngăn cản tàu Trung Quốc. Đợt đấu tranh đã kết thúc, song tàu Trung Quốc đã gây cho ta những tổn thất đáng kể. Đội ngũ phóng viên các cơ quan thông tấn báo chí tác nghiệp trên tàu HP-926 cũng bị thiệt hại. Tôi và Công Hạnh (báo Công an Đà Nẵng), Nguyên Khôi (báo Sài Gòn Giải phóng) bị vòi rồng hai tàu Hải cảnh 2401 và 32101 phun thẳng vào người gây hỏng hóc máy ảnh, máy quay phim. Máy tính, sổ sách ghi chép của nhiều phóng viên khác bị ướt sũng nước biển…Mặc dầu bị tàu Trung Quốc hung hãn tấn công gây áp lực lên tàu ta, song tinh thần và ý chí chiến đấu của đội ngũ thuyền viên và anh em phóng viên trên tàu HP-926 và các tàu Kiểm ngư, Cảnh sát biển rất kiên cường, bình tĩnh, tự tin đấu trí với chúng.

Ba tàu Hải cảnh Trung Quốc trắng trợn vây ép nhưng tàu KN-769 vẫn khôn khéo luồn lách thoát khỏi sự đeo bám của chúng

Ngoài sự tỉnh táo, bản lĩnh trong xử lý tình huống của thuyền trưởng Nguyễn Cao Duy, Bí thư Đinh Kim Thảo, còn phải kể đến hai đồng chí Đỗ Văn Cành và Lê Xuân Tâm. Tuy bị vòi rồng tàu Trung Quốc phun xối xả, nhưng hai thuyền viên Đỗ Văn Cành và Lê Xuân Tâm vẫn không rời vị trí quan sát. Thuyền viên Lê Văn Bình dù đang bị sốt nhưng vẫn kiên cường bám tàu, đảm bảo giữ vững thông tin, liên lạc. Anh là người vinh dự được kết nạp Đảng ngay trên tàu trong những thời khắc bình yên giữa hai đợt đấu tranh…

Sau đợt đấu tranh thắng lợi với tàu Trung Quốc, thuyền viên Đỗ Văn Cành tâm sự: “Lúc tàu Trung Quốc vây ép tàu ta cả hai bên và phía sau phun vòi rồng cực mạnh rất nguy hiểm nhưng tôi không nao núng tinh thần, không rời bỏ vị trí. Nhiệm vụ của người thuyền viên là phải kiên quyết đấu tranh, cho dù phải hy sinh tính mạng của mình!”.

Trao đổi với chúng tôi về khả năng chịu đựng khó khăn, thử thách; tinh thần mưu trí, sáng tạo của các lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư, ông Phan Đình Cát – Phụ trách lực lượng Kiểm ngư 4 khẳng định: “Trong những ngày qua, các lực lượng Kiểm ngư, Cảnh sát biển của ta phải đương đầu với lực lượng tàu Trung Quốc có số lượng đông, công suất lớn, vận tốc cao, trang thiết bị hiện đại và âm mưu thủ đoạn nham hiểm, hiếu chiến, song cán bộ, thuyền viên trên tàu Kiểm ngư, Cảnh sát biển của ta đều tỏ rõ ý chí kiên cường, trí thông minh, sáng tạo, lòng dũng cảm đấu tranh hiệu quả với hành động hung hãn của Trung Quốc!”.

Do dư luận quốc tế và trong khu vực lên án mạnh mẽ cũng như trước thái độ kiên quyết của ta, tình hình trên khu vực biển Hoàng Sa có vẻ “giảm nhiệt”. Tuy nhiên hành động và thủ đoạn của Trung Quốc vẫn diễn biến khó lường. Ngày 13/05, tàu CSB-4032 bị tàu Hải cảnh Trung Quốc đâm va. Vào lúc 7 giờ ngày 14/05, hai tàu Hải cảnh 2401 và 12011 cùng tàu kéo và nhiều tàu khác tiếp tục vây ép tàu HP-926 và phun vòi rồng vào các tàu KN-767, 770. Trên các mũi khác, suốt mấy ngày nay, trên các hướng tàu Trung Quốc tăng cường từ 5-7 chiếc liên tiếp khiêu khích và tấn công tàu Việt Nam. Tuy nhiên với sự mưu trí, sáng tạo của mình, các lực lượng Kiểm ngư, Cảnh sát biển Việt Nam vẫn bình tĩnh, tự tin đấu trí với họ.

Bài và ảnh: Vĩnh Lộc

Theo Petrotimes

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.