Hoàng Sa những ngày nóng bỏng (Kỳ 1): Ngày truy cản, đêm uy hiếp
21 Tháng Năm 2014 6:05 SA GMT+7
Sau 22 tiếng đi từ cảng Tiên Sa (Đà Nẵng), vượt qua những con sóng bạc đầu bất thường trong mùa biển lặng, 10g ngày 11/05 tàu HP 926 đã có mặt ở Hoàng Sa.

 Tàu hải cảnh Trung Quốc 21101 tấn công tàu kiểm ngư Việt Nam 768 bằng vòi rồng - Ảnh: Viễn Sự

“Lấy thịt đè người”

Giây phút đầu tiên đến Hoàng Sa là lúc mà lòng ai cũng thắt lại khi phía xa xa cả trăm tàu Trung Quốc hung hãn vây quanh giàn khoan Hải Dương 981.

Gần nhất với giàn khoan Hải Dương 981 là hai tàu hộ vệ tên lửa, tiếp vòng ngoài là các tàu quân sự, rồi lớp tiếp theo là các tàu hải giám, hải cảnh, ngư chính... giăng khắp mặt biển.

Còn trên trời, khi tàu chưa kịp hạ neo thì hai máy bay tiêm kích của Trung Quốc đã gầm rú xuất hiện. 

Trưa 10/05, khi đã yên vị trên con tàu kiểm ngư HP 926 ở cảng Tiên Sa (Đà Nẵng), ông Nguyễn Ngọc Tương - lãnh đạo kiểm ngư Vùng 4 - đã mời các phóng viên đi Hoàng Sa xuống phòng họp và nói: “Tàu sắp rời cảng, nếu anh em phóng viên nào chưa chuẩn bị sẵn sàng cho những gian khổ và căng thẳng ở Hoàng Sa thì có thể xuống tàu để trở về...”.

Câu hỏi rất chân thành đó đã thể hiện sự căng thẳng mà các lực lượng kiểm ngư và cảnh sát biển đối diện ngày và đêm, trước sự hung hăng và ngang ngược của đối phương.

Sự xuất hiện của tàu kiểm ngư HP 926 ngay lập tức bị các tàu Trung Quốc bao vây với tám tàu hải giám và hải cảnh có độ giãn nước (tải trọng) gấp bốn, năm lần.

Đang gấp rút chỉ huy anh em kiểm ngư chống trả nhưng ông Vũ Đức Tạo - biên đội trưởng biên đội kiểm ngư Vùng 4 - vẫn nói với các nhà báo: “Tàu nào mới ra cũng được “chào sân” thế cả!”, bởi đây đã là chuyện thường ngày ở Hoàng Sa những ngày này.

Đúng theo kiểu “lấy thịt đè người”, màn thị uy đầu tiên được các tàu Trung Quốc “phô diễn” bằng những cú lao xé nước hai bên hông và sau đuôi tàu HP 926.

Súng và pháo trên các tàu Trung Quốc đều được tháo bạt quay nòng về phía tàu Việt Nam, rồi cứ thế các tàu Trung Quốc thi nhau vượt lên phía trước, hú còi chạy cắt mũi tàu HP 926 để nếu xử lý không khéo, tàu HP 926 sẽ đâm vào mạn tàu Trung Quốc.

Tuy nhiên màn “chào hỏi” này của tàu Trung Quốc với tàu HP 926 đã thất bại khi con tàu VN này vốn là tàu ứng phó sự cố tràn dầu, có độ giãn nước gần 2.000 tấn và lớp vỏ thép cứng không dễ dàng đâm va.

Đồng thời, các tàu kiểm ngư khác trong cùng biên đội đã nhanh chóng có mặt, tăng tốc làm đội hình tàu Trung Quốc bị xé lẻ.

Trong thế bị bao vây tứ bề, tàu lại nhỏ hơn, ít hơn nhưng với các kiểm ngư viên can trường, màn “lấy thịt đè người” ấy của Trung Quốc chẳng dọa nạt được họ.

Biên đội trưởng Vũ Đức Tạo cho biết ngoài việc phun vòi rồng, lao vào đâm va gây thương tích cho tàu Việt Nam, các tàu Trung Quốc lúc nào cũng cố tỏ ra thế hung hăng, đi thành từng tốp lớn, hụ còi, tháo bạt che súng để phô trương uy lực, và luôn giở trò gài bẫy với các tàu kiểm ngư và cảnh sát biển Việt Nam.

Ông Tạo cho biết để đối chọi lại các tàu Trung Quốc, các tàu kiểm ngư và cảnh sát biển Việt Nam được bố trí thành hình nan quạt, chia làm năm mũi xung quanh giàn khoan.

Mỗi biên đội luôn có một tàu chỉ huy, chia đội hình giãn cách nhau khoảng 5 liên (0,5 hải lý). Cách bố trí đội hình này, với nhiều chiến thuật di chuyển khác nhau tùy tình huống đã giúp các tàu kiểm ngư và cảnh sát biển Việt Nam có thể hỗ trợ nhanh cho các tàu cùng biên đội khi cần thiết. 

Đèn pha từ tàu Trung Quốc bắt đầu rọi thẳng vào tàu Việt Nam - Ảnh: Viễn Sự

Đêm không bình yên

Đêm đầu tiên ở Hoàng Sa của tàu HP 926 đúng vào dịp trăng tròn, biển trời của Tổ quốc càng thêm lung linh. Nhưng những bóng tàu đen đúa xung quanh lại không cho các kiểm ngư viên một phút thảnh thơi.

Trên màn hình rađa chi chít tàu Trung Quốc vây quanh. Chỉ sau bữa cơm chiều nuốt vội được ít phút, khi mặt trời vừa lặn, một luồng ánh sáng lóa mắt chiếu xộc ngược từ phía mũi tàu.

Từ trên cabin, thuyền trưởng Nguyễn Cao Duy lập tức hạ lệnh: “Bật đèn pha!”.

Hai luồng ánh sáng từ khoảng cách 3-4 hải lý giữa tàu kiểm ngư HP 926 và tàu Trung Quốc chạm nhau, như một lưỡi gươm ánh sáng rạch giữa trời.

Trên tàu, tất cả thủy thủ và phóng viên chưa nuốt trôi cơm đã được lệnh mặc ngay áo phao vào, toàn bộ tàu của biên đội lại được đưa vào trạng thái báo động cao nhất.

Thuyền trưởng Nguyễn Cao Duy nói khác với ban ngày, ban đêm các tàu Trung Quốc khó thực hiện được việc phun vòi rồng hoặc đâm va ở cự ly gần nên chuyển sang trò uy hiếp, dồn ép các kiểm ngư viên và cảnh sát biển vào trạng thái căng thẳng bằng nhưng trò uy hiếp từ xa.

Màn đấu đèn pha này có những đêm diễn ra liên tục đến tận 23g. Nhưng khi lệnh báo động ngưng thì chỉ có các phóng viên tạm thời nghỉ ngơi, còn các kiểm ngư viên vẫn phải chia nhau thay ca trực.

Nhưng nhiều đêm vừa mới ngả lưng thì các phóng viên bị đánh thức bởi tiếng còi hụ inh ỏi, rát hai bên tai từ tàu Trung Quốc.

Bởi thế, cho đến khi mặt trời mọc, cứ khoảng hai giờ một lần, cả biên đội tàu kiểm ngư lại nổ máy di chuyển sang một vị trí mới cách nơi cũ vài hải lý để đảm bảo bí mật bố trí đội hình.

Kiểm ngư viên Đinh Kim Thảo của tàu HP 926 nói những trò quấy rối, uy hiếp của tàu Trung Quốc không chỉ tăng dày về mật độ mà cứ mỗi ngày lại thêm những trò mới.

““Tư duy” của các tàu Trung Quốc để nghĩ ra các trò quấy phá, uy hiếp gần như là bất tận và chẳng theo một quy tắc hàng hải nào” - anh Thảo nói.

Còn chúng tôi sau một tuần cùng ăn ở, cùng đứng bên cạnh các kiểm ngư viên chống chọi với tàu Trung Quốc, trở về đất liền mở lại những bức ảnh đã chụp từ những ngày đầu cho đến cuối chuyến đi, nhiều phóng viên cứ giật mình: Trên khuôn mặt chỉ có ánh mắt vẫn nguyên nét cương nghị, còn lại đều sạm đen hốc hác vì nắng gió, vì những giờ phút căng thẳng đối chọi với những kẻ đang xâm lấn chủ quyền.

VIỄN SỰ - TẤN VŨ 

Bắt nạt không được thì gài bẫy

Thuyền trưởng Nguyễn Cao Duy nói các tàu Trung Quốc thường to gấp hai, ba lần tàu kiểm ngư Việt Nam với vòi rồng cực mạnh.

Sau những ngày đầu tiên phun vòi rồng, làm hư hỏng tàu kiểm ngư Việt Nam nhưng vẫn không đạt được mục đích làm các tàu Việt Nam e sợ, các tàu Trung Quốc lại chuyển qua gài bẫy để lu loa các tàu Việt Nam đang “bắt nạt” họ.

Thường xuyên nhất là rượt đuổi, vượt lên trước tàu kiểm ngư rồi bất ngờ quay lái ngang mũi tàu Việt Nam ở khoảng cách 40-50m.

Với tốc độ 13-15 hải lý/giờ, nếu không tỉnh táo tàu kiểm ngư sẽ không kịp dừng lại và đâm ngang hông tàu Trung Quốc.

Chiêu trò này được các tàu kiểm ngư né được thì sau đó tàu Trung Quốc lại chuyển qua cách tiếp cận ở tốc độ chậm, sau đó cho máy lùi vào mũi tàu Việt Nam và quay phim từ phía sau tàu để ngụy tạo chứng cứ là tàu Việt Nam đang lao tới gây hấn. 

Theo TTO

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.