"Gác tình riêng, lo việc chung"
Friday, May 23, 2014 7:34 AM GMT+7
Có thể nói, gần một tháng qua, mặc dầu bị lực lượng tàu Trung Quốc truy cản hung hãn và quyết liệt, song cán bộ, thuyền viên Cảnh sát biển và Kiểm ngư Việt Nam luôn giữ vững ý chí quyết tâm, kiên trì bám trụ, kiên quyết đấu tranh tuyên truyền vạch trần những hành động sai trái của Trung Quốc trắng trợn hạ đặt giàn khoan trái phép trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam…Chiến công chung ấy có được là nhờ lòng quả cảm, ý chiến kiên cường và cả đức hi sinh khi họ biết “gác tình riêng, lo việc chung”…

Thuyền trưởng Nguyễn Cao Duy cùng các cộng sự thống nhất phương án đấu tranh trên biển

Nhìn bề ngoài, Hoàng Văn Lâm hiền lành, chất phác, giản dị, còn trong công việc, anh là một thuyền trưởng tài năng và đầy bản lĩnh…Tàu KN-628 do anh chỉ huy là một trong những con tàu tiếp cận sớm nhất, gần nhất và nhiều nhất kể từ ngày Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương-981 xâm phạm trái phép vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.Trong những ngày đấu tranh xua đuổi giàn khoan Hải Dương-981, tàu KN-628 đã bị các tàu Hải cảnh Trung Quốc hung hãn đâm vào mạn tàu, vòi rồng phun vỡ kính, gãy lan can…

Sự liều lĩnh của tàu Trung Quốc có thể gây nguy hiểm đến tính mạng bất cứ lúc nào, song thuyền trưởng Hoàng Văn Lâm vẫn động viên anh em bình tĩnh giữ nguyên vị trí, theo sự điều hành của thuyền trưởng. Về phần mình, Lâm mưu trí chỉ huy tàu luồn lách, vòng tránh sự truy cản của tàu Trung Quốc, vững vàng bám trụ giữa biển khơi, cùng với các lực lượng hoàn thành tốt nhiệm vụ đấu tranh, bảo vệ chủ quyền biển đảo…

Trung úy Phạm Khả Đăng, Phó thuyền trưởng tàu CSB 4033 thuộc Hải đội 201 vùng CSB 2 có bố đẻ bị xuất huyết não, phải nằm một chỗ cả năm nay. Còn mẹ, bà Nguyễn Thị Tình (52 tuổi) mới được phát hiện ung thư biểu mô di căn da cũng đang nằm quằn quại với những cơn đau. Vì hoàn cảnh gia đình nên Đăng được đơn vị giải quyết cho về quê chăm sóc bố mẹ. Vốn là người cán bộ năng nổ, nhiệt tình và trách nhiệm, tuy về quê nhưng trong lòng anh lúc nào cũng như có lửa đốt vì ngoài khơi xa, đồng đội vẫn đang phải ngày đêm bám biển, bám tàu kiên quyết đấu tranh với Trung Quốc. Sau một thời gian ngắn chăm sóc bố mẹ, Đăng trở lại đơn vị sớm hơn nửa tháng (theo lịch nghỉ phép) để cùng đồng đội ra khơi.

Bí thư tàu HP-926 Đinh Kim Thảo tuyên truyền đặc biệt

Thuyền trưởng tàu HP-926 chuẩn bị về phép sửa sang lại căn nhà cấp 4 xập xệ thì nhận lệnh lên đường. Ra tới vùng biển Hoàng Sa, con tàu do anh phụ trách luôn được tàu Trung Quốc “chăm sóc đặc biệt”. Ngày cũng như đêm, Trung Quốc đều bố trí từ 3 – 5 tàu theo dõi, bám sát tàu HP-926 như hình với bóng. Tính đến nay, tàu HP-926 đã có 12 ngày đêm kiên cường đấu tranh với tàu Trung Quốc. Trong khoảng thời gian đó, tàu HP-926 đã chịu hàng chục lần bị các tàu Hải cảnh, tàu Dịch vụ và tàu kéo Trung Quốc vây ép, dùng vòi rồng tấn công, song nhờ sự mưu trí, bản lĩnh của thuyền trưởng Nguyễn Cao Duy nên đã thoát khỏi sự truy cản của Trung Quốc…

Bí thư chi bộ tàu HP-926 Đinh Kim Thảo là người có “duyên” xa nhà trong những dịp Tết. 13 năm gắn bó với biển cả và con tàu thì có tới 10 cái Tết anh xa nhà. Ngày vợ “vượt cạn” thì Thảo còn lênh đênh trên biển. Niềm vui của người bí thư dạn dày sóng gió chính là những chuyến ra khơi thực thi nhiệm vụ trên biển, góp phần bảo vệ chủ quyền lãnh hải, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc.

Trong chuyến “vượt biển” ra Hoàng Sa đấu tranh với Trung Quốc, chúng tôi mới hiểu rõ sự can trường của cán bộ, thuyền viên tàu HP-926. Tàu Trung Quốc thường xuyên vây ép, sẵn sàng đâm va, sóng gió cấp 7, cấp 8, vậy mà thuyền viên Nguyễn Xuân Tâm vẫn thức trắng đêm lo lắng chu toàn công việc “bếp núc” cho toàn tàu. Tâm thực hiện chuyến công tác đúng vào lúc vợ trở dạ, đến nay vợ đã sinh con gái gần một tháng rồi mà anh vẫn chưa hề biết mặt con. Đến giờ cơm nước, cánh phóng viên say mèm không thể ngóc đầu lên được, thuyền viên Phạm Đức Minh dù đang lên cơn sốt nhưng không rời vị trí...

Dù bị tàu Trung Quốc vây hãm nhưng thuyền viên Đỗ Văn Cành vẫn không rời vị trí

Ở Hoàng Sa, còn những câu chuyện cảm động về tình yêu, về đức hi sinh và tinh thần chịu đựng khó khăn, gian khổ…

Thiệp hồng đã gửi cho họ hàng và anh em, bạn bè, nhưng Trương Trường Quang - Chủ nhiệm Quân y Vùng Cảnh sát Biển 2 vẫn lên tàu ra Hoàng Sa. Ngày Quang đi, vợ sắp cưới là chị Võ Thị Diệu Thảo (23 tuổi) công tác tại Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật & Du lịch tỉnh Quảng Nam) rất buồn. Quang phải động viên, giải thích cho Thảo hiểu rõ ý nghĩa và niềm vinh dự chuyến công tác ra Hoàng Sa cùng đồng đội đấu tranh với Trung Quốc. Thế là họ đành phải “gác tình riêng, lo việc chung”.

Chia tay Thảo, Quang âu yếm nói: “Em yêu! Cả đất nước đang hướng về Hoàng Sa, mình không thể vì hạnh phúc cá nhân mà quên nghĩa lớn!…”. Được biết, đến ngày cưới dù Quang không về kịp, thì hai gia đình vẫn tổ chức đám cưới. Câu chuyện tình yêu của Thảo và Quang thật đẹp và lãng mạn. Tình yêu ấy càng lung linh hơn khi gắn với tình yêu đất nước…

Phó thuyền trưởng Nguyễn Bưởi cũng là người có mặt đầu tiên khi con tàu HP-926 vừa xuất xưởng. Mải mê cùng với con tàu lênh đênh vượt biển nên Bưởi đã bước sang tuổi 32 mà vẫn chưa xây dựng gia đình. Không dưới 5 lần Bưởi dự định với cô nữ sinh duyên dáng Phạm Thị Vân sẽ tổ chức làm lễ ăn hỏi, vậy mà cứ lần lữa mãi đến giờ vẫn chưa thực hiện được. Vân là cô gái thảo hiền, chung thủy nên kiên trì chờ đợi Bưởi…

Vâng, vì tình yêu quê hương, đất nước, vì chủ quyền quốc gia, dân tộc, mỗi cán bộ, thuyền viên trong lực lượng chấp pháp của Việt Nam đã và đang cống hiến hết sức mình cho quá trình đấu tranh tuyên truyền, buộc Trung Quốc phải di dời giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng biển Hoàng Sa Việt Nam. Dù phải đối mặt với muôn vàn gian khó khăn, thử thách, song họ đều vượt qua bằng chính niềm tin và hành động quả cảm của chính mình…

Vĩnh Lộc

Theo Petrotimes

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.