Hoàng Sa nơi đầu sóng - Kỳ 2: Cuộc tấn công bằng 'bom' nước
Tuesday, May 27, 2014 6:28 AM GMT+7
Tôi được xếp nằm tại phòng vô tuyến điện của tàu KN-767, trên đài lái. Thò cổ ra ngoài cửa sổ mạn trái là biển xanh ngằn ngặt, bước chân khỏi cửa là khu vực làm việc của kíp lái, suốt ngày đêm ọ ẹ tiếng bộ đàm Icom sóng ngắn của các tàu trong biên đội và cả tiếng Trung Quốc xủng xẻng lẫn vào từ các tàu Hải cảnh, Hải giám, Hải tuần luôn kè kè sát bên.

Hoàng Sa nơi đầu sóng – Kỳ 2: Cuộc tấn công bằng “bom” nước 1
Tàu Hải cảnh Trung Quốc bắn súng phun nước sang tàu Kiểm ngư Việt Nam

Cảnh giác người nhái

Sau một ngày đêm lênh đênh, tàu HP-926 đưa chúng tôi tới tọa độ quy định, thả trôi vì địa hình sâu vài nghìn mét. Nhìn bằng mắt thường, thấy lổn nhổn tàu Trung Quốc bên mạn trái. Rất dễ nhận ra tàu chiến đấu của Trung Quốc với những giàn ăng ten, ra đa tua tủa và nhất là những ống phóng tên lửa cùng nòng pháo hạm to đùng, giương lên sẵn sàng nhả đạn.

Hoàng Sa nơi đầu sóng – Kỳ 2: Cuộc tấn công bằng “bom” nước 2
Tàu 2401 của Trung Quốc (bên phải) tấn công HP-926 từ xa

Nhìn lại con tàu HP-926, tiếng là to và đầy đủ nhất nhì hệ thống cứu hộ - cứu nạn toàn quốc, nhưng rút cục cũng chỉ có 2 cái vòi rồng phun nước dập lửa, điều khiển bằng tay, cắm ở 2 bên đài lái. Nhìn họng súng phun nước hoác hơ cũng thấy thương anh em.

Vừa thả trôi, gần chục tàu Trung Quốc đã lao đến, nhưng chỉ 3 chiếc tiếp cận, trong đó có 1 tàu kéo màu đỏ. Thuyền trưởng cho lùi 2 máy, tránh. 

 
 
Tàu mình nhỏ, cơ động vòng tránh tốt. Tàu họ to, không vòng gấp đuổi theo được, nên cũng giảm nhiều thiệt hại
 
Thuyền phó KN–767 Nguyễn Thế Hiệp Dũng
 


Cuộc họp khẩn cấp diễn ra ngay trên đài chỉ huy, những người say sóng cũng phải bò lên nghe. Trưởng đoàn công tác quán triệt nhiều, những gì quan trọng, chỉ nói vo chứ không dùng loa phóng thanh nội bộ, vì sợ... nghe trộm.

Mấy điều ai nghe cũng nhớ: Tham gia trực canh cùng anh em trên tàu, chú ý quan sát trên không, trên biển... Đặc biệt, cả ngày cũng như đêm phải cảnh giác biệt kích người nhái của đối phương đột nhập lên boong.

Cú rượt đuổi đầu tiên bắt đầu, kẻ hùng hục đuổi là 1 tàu hải cảnh. 5 phút sau, thêm 2 tàu nữa của Trung Quốc lập đội hình biên đội. Cuộc rượt đuổi tạm kết thúc khi tàu Cảnh sát biển 4032 lao đến ứng cứu, hỗ trợ và tàu Trung Quốc lùi xa, để máy bay trinh sát Trung Quốc lượn 2 vòng trên khu vực.

Đầu giờ chiều, tàu HP-7752 của Vùng Kiểm ngư 1 tiếp cận, quăng dây mồi xin tiếp tế thức ăn. Sóng to quá, buộc vào đầu dây, chuyển cho anh em bên ấy ít rau cải, cà tím, vài quả bí đã phải vội vàng trả dây, kẻo sóng dồn 2 tàu vào nhau bẹp dúm. Thủy thủ bên ấy đã sống hơn tháng trời trên biển, rau cỏ hết sạch, giờ phải ăn đến đồ hộp.  

Tôi cầm bao tải quà không chuyển nổi, vẫy tay chào tàu HP-7752 lạch tạch quay lại tọa độ đang làm nhiệm vụ, thấy anh em ai cũng dài thượt tóc, người khô quắt, da đem nhẻm và môi khô khốc.

16 giờ 50, tàu KN-767 của Vùng Kiểm ngư 4 bé như cái lá dập dềnh chao lắc áp sát mạn. Thít chặt dây áo phao, cúi người chờ sẵn và chỉ trong tích tắc 2 mạn tàu được sóng đẩy ngang nhau, tôi co chân vọt sang KN-767, bắt đầu quãng thời gian gần 10 ngày ăn ở, làm việc cùng anh em Kiểm ngư.

“Đấu vòi rồng”: 3 đánh 1

Thuyền phó Nguyễn Thế Hiệp Dũng (29 tuổi, người Nha Trang) chưa vợ nên tính tình hiếu động như thanh niên. Sáng sớm, vừa tỉnh giấc đã thấy Dũng ngồi co chân trên ghế lái, oang oang đọc tờ báo Thanh Niên mới mang sang chiều qua và cười đắc ý: “Anh em nghe tin tức, cho đỡ giành nhau”.

Hoàng Sa nơi đầu sóng – Kỳ 2: Cuộc tấn công bằng “bom” nước 3
Tàu Hải giám Trung Quốc (màu trắng), bám theo KN-767

7 giờ, tiếng bộ đàm khọt khẹt: “26 gọi các nhà! Tập trung đội hình, hướng giàn". Dũng nhanh nhẹn bật loa phóng thanh hô: “Toàn tàu thực hiện nhiệm vụ” và cũng chỉ vài chục giây, các thủy thủ đã có mặt ở mọi vị trí.

7 giờ 15, gần chục tàu Trung Quốc hùng hục lao đến, tàu ít nhất cũng to gấp 5 lần tàu kiểm ngư (tải trọng 450 tấn). 2 tàu được “chuyên trách” kè tàu KN-767 là Hải cảnh 21101 và 37102, trên boong sau lành lạnh gần chục binh lính Trung Quốc mặc quân phục rằn ri, đội mũ sắt, khoác áo phao, đeo kính đen, đứng sau súng phun nước hoặc hí hoáy quay phim, chụp ảnh.

Sau vài vòng lượn vòng quanh con tàu kiểm ngư nhỏ bé, líu lo chĩa loa phóng thanh công suất lớn hù dọa giọng xấc xược: “Tàu 767. Đây là vùng biển Trung Quốc. Các bạn phải rời khỏi đây ngay lập tức!” và gào lên: “Chúng tôi sẽ dùng biện pháp mạnh!”, tàu Hải cảnh 21101 lùi ra sau như sắp giở trò xấu gì đó.

Loa nội bộ hối hả: “Tàu đối phương chuẩn bị phun nước! Khẩn trương đóng cửa thông gió, ra vào và cửa xả máy”. Các thủy thủ ào lên đóng cửa, không quên kéo các tấm đệm giường che ngoài kính làm giảm vận tốc nước.

Hoàng Sa nơi đầu sóng – Kỳ 2: Cuộc tấn công bằng “bom” nước 4
Kiểm ngư viên chằng buộc đệm giường lên cửa kính, hạn chế hỏng vỡ khi bị tàu Trung Quốc bắn nước

Chính trị viên Đặng Đình Tín trầm giọng: “Nó được lệnh phun nước rồi” và chỉ tay ra phía xa: tàu kéo 226 và tàu Hải cảnh 32101 xối xả bắn nước vào HP-926.

Thêm chiếc Hải cảnh 2401 nãy giờ đứng ngoài làm nhiệm vụ chỉ huy, cũng tăng tốc cắt ngang đội hình Kiểm ngư lao đến HP-926 và bật súng bắn nước tự động, điều khiển bằng điện tử, đổ ập cả núi nước lên 926.

Chính trị viên Tín uất ức: “Nguy hiểm nhất là con 2401 này. Súng tự động, không biết sẽ bị bắn lúc nào, họng rất to và phun cực xa, cực mạnh” và kéo tôi ào vào trong buồng chỉ huy, đóng sập cửa. Vừa lúc, luồng nước từ tàu Hải cảnh 21101 trờ tới, đập rầm rầm vào cửa sắt, khiến con tàu nghiêng hẳn sang trái, 3 phía cửa kính mờ mịt bởi nước trùm lên ào ạt phía ngoài.

 

 

Hoàng Sa nơi đầu sóng – Kỳ 2: Cuộc tấn công bằng “bom” nước 5
Đèn hành trình trên tàu Kiểm ngư bị bắn vỡ tan

Hoàng Sa nơi đầu sóng – Kỳ 2: Cuộc tấn công bằng “bom” nước 6
Binh lính Trung Quốc ra quan sát và quay phim, chụp ảnh tàu Kiểm ngư

Hoàng Sa nơi đầu sóng – Kỳ 2: Cuộc tấn công bằng “bom” nước 7
Tàu Hải cảnh chắn ngang đường đi, khiêu khích ta đâm va

Tiến phải, tiến trái, lùi, vòng gấp... Sau những khẩu lệnh dứt khoát của thuyền trưởng Đinh Hữu Đoan, rút cuộc KN-767 cũng thoát khỏi trận bom nước của Hải cảnh 37102 và 21101.

Mọi người dồn hết về mạn trái canh chừng 2 tàu đuổi và đanh mặt nhìn phía xa: Tàu HP-926 mở hết tốc lực máy, tìm đường vượt ra biển nước của 3 tàu Trung Quốc ầm ập nã xuống. Thuyền phó Dũng gạt mồ hôi: “Tàu mình nhỏ, cơ động vòng tránh tốt. Tàu họ to, không vòng gấp đuổi theo được, nên cũng giảm nhiều thiệt hại”.

11 giờ, các tàu Kiểm ngư tập kết tại vị trí quy định. Tàu Trung Quốc cũng ì ì bò vào gần giàn khoan, quay mũi ra phía ngoài chờ đợi. Thông báo thiệt hại sơ bộ từ tàu HP-926: hỏng thông gió phòng máy, gãy cột ăng ten của hệ thống thông tin, tê liệt cụm điều hòa và vỡ nát 1 phao bè bên mạn.

Cuộc đối đầu buổi sáng, toàn bộ các tàu trong Biên đội đều bị bắn nước, đâm va cản phá và cứ 1 tàu của ta, được 3 tàu Trung Quốc “chăm sóc”.

Bữa cơm trưa trên tàu KN-767 hôm nay hơi muộn vì nhà bếp phải dọn dẹp xoong nồi, bát đĩa bị bắn nước, rơi vỡ tung tóe. Món ăn vẫn như thường lệ: bầu luộc, thịt heo rã đông kho mặn... nhưng mọi người chỉ im lặng ăn quấy quả 1-2 bát rồi đứng dậy. Gần 15 ngày rồi, hầu như ngày nào họ cũng bị vây ép và tấn công bằng nước mặn, từ những con tàu lấp ló ngay bên... (còn tiếp

Mai Thanh Hải

Theo TNO

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.