Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển Việt Nam: Tại sao nhiều học giả thế giới lên tiếng phản đối (Kỳ 5)
Wednesday, June 18, 2014 7:35 AM GMT+7
Theo thông cáo của Boston Global Forum (diễn đàn của học giả tại Đại học Harvard và Boston, bang Massachusetts, Mỹ) khi công bố Sáng kiến Hoà bình cho Biển Đông và Đông Nam châu Á, một hội nghị quốc tế online sẽ được tổ chức vào ngày 02/07 để bàn về giải pháp đảm bảo hoà bình trên biển Hoa Đông và Biển Đông. Diễn đàn này do 2 giáo sư nổi tiếng tại Đại học Harvard là Michael Dukakis (cựu ứng viên Tổng thống Mỹ) và giáo sư Joseph Nye điều hành. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry được mời tham gia với vai trò dẫn dắt cùng đại diện lãnh đạo Liên hợp quốc và các quốc gia liên quan như Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Nhật Bản, Hàn Quốc…

Kỳ V: Quan điểm của một số diễn đàn, viện nghiên cứu

Ảnh minh họa

Giáo sư Michael Dukakis

Theo thông cáo của Boston Global Forum (diễn đàn của học giả tại Đại học Harvard và Boston, bang Massachusetts, Mỹ) khi công bố Sáng kiến Hoà bình cho Biển Đông và Đông Nam châu Á, một hội nghị quốc tế online sẽ được tổ chức vào ngày 2-7 để bàn về giải pháp đảm bảo hoà bình trên biển Hoa Đông và Biển Đông. Diễn đàn này do 2 giáo sư nổi tiếng tại Đại học Harvard là Michael Dukakis (cựu ứng viên Tổng thống Mỹ) và giáo sư Joseph Nye điều hành. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry được mời tham gia với vai trò dẫn dắt cùng đại diện lãnh đạo Liên hợp quốc và các quốc gia liên quan như Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Nhật Bản, Hàn Quốc…

Dư luận quan tâm tới những thảo luận tại trung tâm nghiên cứu CASS-India thuộc tập đoàn Stratcore tại Singapore với chủ đề “Căng thẳng leo thang ở Biển Đông và những tác động đến an ninh khu vực”. Theo Giám đốc Stratcore Mahapatra, Biển Đông là một trong những tuyến vận tải hàng hải quan trọng nhất cũng như có tiềm năng dầu mỏ khổng lồ, vì thế, tình trạng căng thẳng leo thang tại Biển Đông đã, đang và sẽ có những tác động to lớn đến an ninh khu vực. Hầu hết các diễn giả đều bày tỏ quan ngại về những động thái ngày càng kiên quyết của Trung Quốc trong tranh chấp chủ quyền với các nước láng giềng, đặc biệt là những diễn biến mới nhất trên Biển Đông.

Học giả Ernie Bower, Chủ nhiệm nhóm nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) cho rằng, Việt Nam với hàng ngàn năm kinh nghiệm trong quan hệ phức tạp với Trung Quốc đã cố gắng hết sức để không mắc bẫy Bắc Kinh ở Biển Đông. Theo ông Ernie Bower, nếu Trung Quốc áp đặt ADIZ trên Biển Đông như đã làm tại biển Hoa Đông và vấp phải sự phản đối kịch liệt của Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc là điều không ngạc nhiên. Còn theo học giả Mike Rowse, Giám đốc điều hành hãng Stanton Chase International, Bắc Kinh nên xem lại yêu sách chủ quyền ở Biển Đông. Bởi theo Mike Rowse, trong khi người dân Honhkong hiểu khá rõ về tranh chấp tại quần đảo Điếu Ngư/Senkaku, nhưng hầu như không hiểu về yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.

Ông Christian Le Miere, chuyên gia cấp cao về hải quân và an ninh hàng hải thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) cho rằng, căng thẳng liên quan đến tranh chấp chủ quyền biển đảo tại khu vực khá nhạy cảm này đang diễn biến nguy hiểm. Và nếu không kịp thời có biện pháp làm dịu tình hình, tranh chấp này có nguy cơ gây ra những tranh chấp khác giữa các nước, các bên liên quan. Tiến sĩ Charles Morrisson, Chủ tịch Hội Đông-Tây, một cơ quan nghiên cứu chính sách tại châu Á-Thái Bình dương cho rằng, Mỹ không muốn tranh chấp được giải quyết bằng vũ lực hay thái độ “ỷ lớn hiếp bé”. Theo nhận định của Tiến sỹ Mark J. Valencia, việc có tới 164 nước phê chuẩn UNCLOS, nhưng Mỹ vẫn không tham gia nên đã tạo cớ cho Trung Quốc chỉ trích, coi Washington đạo đức giả trong vấn đề này.

Theo ông Anton Svetov, chuyên viên điều phối các chương trình nghiên cứu Đông Nam Á của Hội đồng đối ngoại Nga và ông Alexay Fenenko, Phó giáo sư Học viện ngoại giao Nga, chuyên viên Viện Nghiên cứu các vấn đề an ninh quốc tế thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga: Trung Quốc đang đơn độc và không có láng giềng tốt bởi với bất cứ quốc gia nào, Bắc Kinh cũng có xung đột lãnh thổ. Cũng theo 2 chuyên viên kể trên, Việt Nam đang nhận được sự ủng hộ của dư luận, nhất là ASEAN và cần xây dựng hạm đội hải quân hùng mạnh, có lực lượng phòng vệ bờ biển đủ khả năng gây thiệt hại nặng nề cho đối phương nếu lợi ích quốc gia bị xâm hại.

Tạp chí Nghiên cứu Chiến lược cũng vừa đăng bài phân tích của nhà nghiên cứu người Mỹ Sean Mirsky về khả năng hải quân Mỹ sẽ phong tỏa Trung Quốc trong trường hợp xảy ra chiến tranh. Ông Sean Mirsky khẳng định, sự phong tỏa là giải pháp chiến lược tốt nhất trong các kịch bản khi xảy ra xung đột quân sự và đây là phương án chiến đấu tối ưu chống lại Trung Quốc, cho phép phá hủy hoàn toàn tiềm năng kinh tế của Trung Quốc khiến Bắc Kinh thất bại. Theo nhận định của cựu chuyên gia phân tích cao cấp CIA Chris Johnson, Bắc Kinh mâu thuẫn giữa vừa muốn xây dựng quan hệ tốt với Đông Nam Á, vừa gia tăng cứng rắn trong việc đòi yêu sách chủ quyền ở Biển Đông.

Trong bài "Hai tương lai hoàn toàn khác nhau ở châu Á" đăng trên tờ The National Interest, Mỹ, tác giả Zachary Keck cho rằng, châu Á đứng trước 2 tương lai khác nhau và đều liên quan chặt chẽ với sự phát triển của kinh tế Trung Quốc. Bởi trong số 35 quốc gia trên thế giới lấy Trung Quốc làm đối tác thương mại lớn nhất của họ, châu Á chiếm tỷ lệ đáng kể: Nhật Bản (20%), Hàn Quốc (20%), CHDCND Triều Tiên (72,9%), Tajikistan (37%), Ấn Độ, Nga, Việt Nam, Myanmar, Kyrgyzstan (đều 51%), tiếp đến là Indonesia, Thái Lan, Lào và Uzbekistan. Trung Quốc đã nằm ở trung tâm kinh tế của châu Á và đang tìm cách củng cố vị trí này bằng nhiều biện pháp như "Con đường tơ lụa trên biển", hành lang kinh tế Trung Quốc-Ấn Độ-Myanmar-Bangladesh…

Trong bài viết trên trang blog cá nhân hôm 21/05, học giả nổi tiếng về luật biển của Trung Quốc Lý Lệnh Hoa viết: giới truyền thông Trung Quốc đã đăng tải quá nhiều phát biểu vô trách nhiệm về những vấn đề liên quan tới Biển Đông. Họ chẳng hiểu gì UNCLOS và bỏ qua lý lẽ, thậm chí coi thường Công ước đã ký. Những gì họ nói, họ biết về “đường lưỡi bò” là vô cùng cẩu thả. Bởi tất cả đường ranh giới trên đất liền và hải phận trên thế giới đều là những đường liền mạch, rõ ràng, còn “đường lưỡi bò” chỉ là một nét vẽ với 9 đoạn đứt quãng mơ hồ… Kể từ năm 2005, học giả Lý Lệnh Hoa đã nhiều lần khẳng định, những chứng cứ lịch sử của Trung Quốc tại Biển Đông không rõ ràng, thiếu căn cứ và không có tính thuyết phục. Và khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD-981 trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, ông Lý Lệnh Hoa cũng mạnh mẽ lên án.

Giới bình luận cho rằng, Bắc Kinh vừa muốn lật đổ vị trí siêu cường của Mỹ, nhưng lại sợ phải thực hiện những nghĩa vụ và rủi ro đi kèm với vị trí này. Theo báo cáo mới đây của Tổ chức So sánh quốc tế (ICP), thuộc Ngân hàng Thế giới (WB), Trung Quốc có thể sẽ soán ngôi Mỹ ngay cuối năm 2014, tính theo phương pháp ngang bằng sức mua (PPP). Với phương pháp PPP, cuối năm 2014 quy mô kinh tế Trung Quốc sẽ đạt 16.700 tỷ USD, cao hơn mức dự kiến của Mỹ là 16.600 tỷ USD. Nhưng Tổng cục Thống kê quốc gia Trung Quốc đã thẳng thừng bác bỏ PPP và từ chối chấp thuận kết quả do báo cáo của ICP đưa ra. Theo tờ Wantchinatimes của Đài Loan, Trung Quốc sẽ là quốc gia mạnh nhất ở châu Á-Thái Bình Dương trong thập kỷ tới bất chấp chiến lược “tái cân bằng châu Á” của Mỹ. Đây là kết quả khảo sát do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế có trụ sở tại Washington và tờ JoongAng Ilbo thực hiện đối với 150 chuyên gia tại 11 quốc gia châu Á-Thái Bình Dương.

Giới chuyên môn rất quan tâm tới bình luận về chiến lược của Trung Quốc tại biển Đông của tờ Foreign Policy khi tác giả cho rằng, Bắc Kinh có thể đang áp dụng chiến lược “mưa dầm thấm lâu” hoặc “thái từng lát xúc xích” hay còn gọi là kiểu “gặm nhấm dần” - sử dụng các bước đi nhỏ nhưng tích tụ trong thời gian dài để cuối cùng chiếm đoạt toàn bộ vùng biển này. Mục đích trong chiến lược của Bắc Kinh là tích lũy dần, bằng những hành động nhỏ nhưng kiên trì, để có “bằng chứng” thể hiện sự hiện diện của Trung Quốc tại vùng biển mà họ tuyên bố chủ quyền, bất chấp sự phản đối của các nước hữu quan và dư luận quốc tế.

Giới chuyên môn quan tâm tới bài viết của các tác giả Robert Beckman, Giám đốc Trung tâm Luật Quốc tế thuộc Đại học Quốc gia Singapore, và Giáo sư Clive Schofield thuộc trường Đại học Wollongong (Australia), đăng trên mục “Bình luận” của Viện Nghiên cứu Quốc tế Rajaratnam (RSIS). Bởi họ đưa ra đề xuất gây tranh cãi về cách thức để Trung Quốc có thể “đưa các tuyên bố chủ quyền lãnh hải phù hợp với luật pháp quốc tế trong khi vẫn bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình ở Biển Đông”. Tuy nhiên, đề xuất này đã bị ông Raul Pedrozo, Giáo sư Khoa Luật Quốc tế, Đại học Hải quân Mỹ phản đối.

Theo ông Raul Pedrozo, Trung Quốc không có tuyên bố chủ quyền hợp lệ đối với các quần đảo ở Biển Đông. Do vậy, ý tưởng cho rằng Bắc Kinh nên được phép đưa ra một tuyên bố về vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) từ những đảo này là phản động và sẽ đưa Trung Quốc tiến một bước gần hơn đến mục tiêu kiểm soát tạm thời Biển Đông. Ông Raul Pedrozo thậm chí còn khẳng định, đề xuất như thế không những không đóng góp cho hòa bình và ổn định trong khu vực, mà còn tạo điều kiện để Bắc Kinh thúc đẩy hơn nữa chiến lược “cắt lát mỏng ở Biển Đông”, gây hại cho các nước có tuyên bố chủ quyền khác.

Để chứng minh cho lập luận của mình, ông Raul Pedrozo đã đưa ra 6 lý do, trong đó khẳng định: Trung Quốc không có tuyên bố chủ quyền hợp lệ đối với bất kì đảo nào trên Biển Đông. Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đều là lãnh thổ của Pháp cho đến khi Nhật Bản xâm chiếm các đảo này trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai. Khi chiến tranh kết thúc, Nhật Bản từ bỏ quyền của mình đối với các quần đảo này và chúng trở lại với Pháp. Và sau khi thống nhất đất nước năm 1975, CHXHCN Việt Nam thừa hưởng chủ quyền đối với 2 quần đảo này.

Quốc Tuấn-Khắc Dũng

Theo Petrotimes

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.