Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển Việt Nam: Tại sao nhiều học giả thế giới lên tiếng phản đối (Kỳ 7)
Tuesday, June 24, 2014 6:42 AM GMT+7
Bộ Quốc phòng Trung Quốc từng thông báo, quân đội nước này sẽ tiếp tục duy trì tuần tra gần đảo Yonaguni, nơi Nhật Bản mới đặt trạm radar theo dõi và cách quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư 150km. Trạm radar trên đảo Yonaguni sẽ giúp Nhật Bản tăng khả năng kiểm soát mọi hoạt động trong khu vực đất liền của Trung Quốc.

Kỳ VII: Láng giềng gần càng cần cảnh giác

Theo giới truyền thông, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ tới Seoul trong tháng 6 và họp thượng đỉnh với Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye. Trước đó, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã thăm Seoul để bàn về nghị trình làm việc và các vấn đề liên quan đến song phương trước chuyến đi của ông Tập Cận Bình. Cố vấn An ninh của Tổng thống Hàn Quốc Kim Jang-soo cũng đã tới Bắc Kinh và hội đàm với Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì.

Đây là cuộc hội đàm an ninh cấp cao thứ hai giữa hai nước kể từ tháng 11/2013 nhằm chuẩn bị cho chuyến thăm của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình đến Hàn Quốc trong tháng 6. Khi tiếp kiến Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã gợi ý kết nối sáng kiến "Vành đai kinh tế con đường tơ lụa" và "Con đường tơ lụa trên biển" của Trung Quốc với sáng kiến của Hàn Quốc về "Con đường tơ lụa cao tốc" nhằm khai thác các khía cạnh mới cho hợp tác tại châu Á và trên thế giới.

Trạm radar trên đảo Yonaguni sẽ giúp Nhật Bản tăng khả năng kiểm soát mọi hoạt động trong khu vực đất liền của Trung Quốc

Trong khi đó, tờ Sankei Shimbun cho rằng (15/06), Nhật Bản đang tích cực chuẩn bị để ứng phó với việc Trung Quốc xâm lược đảo nhỏ. Được biết, đảo Yonaguni tuy nhỏ, nhưng lại có giá trị lớn về quân sự (cách quần đảo Senkaku/Điếu Ngư 170km), đồng thời có vị trí đặc biệt trong "chuỗi đảo thứ nhất" do Mỹ xây dựng ở Châu Á - Thái Bình Dương. Bộ Quốc phòng Trung Quốc từng thông báo, quân đội nước này sẽ tiếp tục duy trì tuần tra gần đảo Yonaguni, nơi Nhật Bản mới đặt trạm radar theo dõi và cách quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư 150km. Trạm radar trên đảo Yonaguni sẽ giúp Nhật Bản tăng khả năng kiểm soát mọi hoạt động trong khu vực đất liền của Trung Quốc. Trước đó, Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Phạm Trường Long tuyên bố, đừng nước nào hy vọng Bắc Kinh sẽ nuốt viên thuốc đắng - chấp nhận nhường chủ quyền, an ninh quốc gia và lợi ích phát triển của mình như một nhượng bộ.

Dư luận cũng quan tâm tới việc Tokyo cho phép 14 công ty quốc phòng Nhật Bản tham gia Triển lãm trang bị vũ khí quốc tế được tổ chức từ 16 đến 20/06 tại Paris, Pháp. Đây là cuộc triển lãm vũ khí lục quân và hệ thống phòng không quy mô lớn nhất thế giới hiện nay. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe từng nhiều lần bày tỏ quan ngại về việc Trung Quốc tăng cường hoạt động quân sự ở Biển Đông và biển Hoa Đông; đồng thời lên án các nỗ lực thay đổi hiện trạng tại 2 khu vực kể trên.

Theo nhận định của Nghị sĩ Randy Forbes, Chủ tịch Tiểu ban Lực lượng và Sức mạnh trên biển thuộc Ủy ban Quân lực Hạ viện Mỹ: quan hệ Mỹ - Nhật vững mạnh là cách thành công nhất để bảo vệ Châu Á - Thái Bình Dương. Trang tin Business Insider của Mỹ cho rằng, mặc dù chi tiêu quân sự của Trung Quốc tăng vọt 12,3% trong năm 2013 lên mức 188 tỉ USD, vượt xa Nhật Bản (chỉ 49 tỉ USD), cùng đội quân khoảng 2,3 triệu binh sĩ, nhiều gấp 10 lần so với đối phương, nhưng nếu xung đột Tokyo - Bắc Kinh xảy ra vì tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, quân đội Nhật Bản vẫn có thể cầm cự vì có lợi thế về chất lượng vũ khí, cho dù Mỹ đứng ngoài cuộc.

Ngày 12/06, người phát ngôn của Tổng thống Philippines Edwin Lacierda cho biết, những dự án đầu tư của Bắc Kinh không ngăn cản được Manila theo đuổi vụ kiện Trung Quốc vi phạm vùng đặc quyền kinh tế của nước này. Và Philippines sẽ không thỏa hiệp trong vụ kiện ra Tòa án Trọng tài quốc tế. Sau diễn văn hôm 29/04 của Tổng thống Barack Obama, Nghị sĩ Antonio Trillanes (đồng minh của Tổng thống Benigno Aquino) đã cảnh báo: Manila nên ý thức rõ Washington sẽ không cùng chiến đấu với Philippines nếu xảy ra xung đột trên Biển Đông. Nhiều người cho rằng, thỏa thuận an ninh Mỹ - Philippines sẽ giúp Washington tăng cường xuất khẩu vũ khí. Nhưng theo nhận định của nhà phân tích Byron Callan, xuất khẩu vũ khí Mỹ cũng chỉ tăng khiêm tốn bởi ngân sách quốc phòng Philippines eo hẹp (khoảng 2,2 tỉ USD trong năm 2013). Được biết, Manila chi khoảng 25% ngân sách quốc phòng để mua sắm khí tài quân sự.

Kênh truyền hình ABS - CBN (Philippines) từng dẫn lời ông Lý Quang Diệu: Mỹ sẽ không mạo hiểm trong quan hệ với Trung Quốc xung quanh vụ tranh chấp lãnh thổ với Philippines, và một Trung Quốc đang trỗi dậy sẽ không cho phép các bên không liên quan quyết định ranh giới biển. Nguyên Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Tom Donilon cho rằng, Trung Quốc quyết tâm mở rộng quân sự trong 20 năm qua và điều này đặt ra câu hỏi về cán cân lực lượng trong tương lai, nhất là ở Thái Bình Dương. Theo chuyên gia John Hemming thuộc Diễn đàn Thái Bình Dương CSIS, trong khi Trung Quốc coi những gì họ đang làm như biểu hiện sức mạnh của một siêu cường đang trỗi dậy, thế giới lại nhìn thấy ở đó sự hung hãn, thái độ tự phụ, kiêu ngạo, nhập nhèm không đáng có ở một nước lớn. Ông Didier Guillaume, Thị trưởng thành phố Choisy-le-Roi, phía nam thủ đô Paris, Pháp khẳng định, việc hạ đặt giàn khoan HD-981 đã vi phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, ảnh hưởng đến an ninh và an toàn hàng hải quốc tế tại vùng biển này.

Khi phát biểu với báo giới bên lề Hội nghị về Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện tại Jakarta, Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa nhấn mạnh tầm quan trọng của việc trao đổi thông tin để ổn định tình hình, đồng thời kêu gọi các bên liên quan kiềm chế, tôn trọng luật pháp quốc tế, không đe dọa sử dụng hay sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp trên cơ sở cùng hợp tác để đưa vấn đề Biển Đông trở lại khuôn khổ kiểm soát. Ông Marty Natalegawa từng bày tỏ sự lo ngại sâu sắc của Indonesia trước diễn biến trên Biển Đông hiện nay, nhất là quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam. Đồng thời khẳng định, chỉ có một lựa chọn là giải quyết hòa bình các tranh chấp, và việc sử dụng vũ lực vi phạm luật quốc tế, trong đó có UNCLOS.

Tờ Wall Street Journal từng đăng bài viết của Tổng tham mưu trưởng quân đội Indonesia Moeldoko nhận định, Biển Đông đã trở thành tiêu điểm tranh chấp trên biển ở châu Á. ASEAN tuy không phải là một bên tranh chấp, nhưng tổ chức này hy vọng có thể giải quyết hòa bình tranh chấp, không để ảnh hưởng đến tự do hàng hải quốc tế. Đây là điểm quan trọng trong lập trường của Jakarta sau khi "đường lưỡi bò" do Trung Quốc vẽ gồm một phần của quần đảo Natuna, thuộc tỉnh Riau của Indonesia.

Ông Moeldoko cũng cho biết, Indonesia không có ý định mua sắm tàu sân bay để tăng cường hệ thống phòng thủ chính của mình bởi không phù hợp với học thuyết quân sự của Indonesia. Tư lệnh Hải quân Indonesia, Đô đốc Marsetio cũng chia sẻ quan điểm này khi cho biết, Hải quân Indonesia sẽ hành động phù hợp với Học thuyết Green Water, theo đó các lực lượng của Hải quân Indonesia sẽ không vươn ra các vùng biển quốc tế. Tướng Moeldoko còn thừa nhận, thách thức chính của Indonesia trong tương lai gần là các tranh chấp trên Biển Đông và an ninh biên giới. Do đó, căn cứ không quân Ranai trên quần đảo Natuna cần tăng cường an ninh đáng kể.

Tư lệnh Hải quân Indonesia, Đô đốc Marsetio đã chủ trì lễ xuất quân tham gia cuộc diễn tập hải quân quốc tế lớn nhất thế giới trong một buổi lễ được tổ chức tại Tanjung Priok ở thủ đô Jakarta. Đây là lần đầu tiên Indonesia tham gia diễn tập Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) tại căn cứ Hải quân Trân Châu Cảng của Mỹ ở Hawaii trong tháng 6. Theo giới truyền thông, quân đội Indonesia đang tích cực triển khai chương trình hiện đại hóa với việc tăng cường thực hiện kế hoạch 2015-2019 đã được Chính phủ và Quốc hội nước này phê chuẩn với khoản ngân sách 36.000 tỉ rupiah (3,09 tỉ USD). Tư lệnh Lục quân Indonesia, tướng Budiman cho biết, việc nâng cấp hệ thống vũ khí là hết sức quan trọng khi xu hướng chiến trận và chiến tranh đang dựa nhiều hơn vào loại vũ khí tốc độ cao hơn, chính xác hơn và thông minh hơn. Theo nhận định của chuyên gia Scott Bentley thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS), đã đến lúc Jakarta định hình lại chính sách ngoại giao để thích ứng với môi trường hàng hải ngày càng nóng bỏng.

Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Purnomo Yusgiantoro đã đề nghị (11/06) hải quân nước này cần đưa những luận điểm lớn từ 2 quyển sách của Tư lệnh Hải quân Indonesia, Đô đốc Marsetio vào các tài liệu trình chính phủ và có thể sử dụng để phát triển quốc phòng. Đô đốc Marsetio vừa ra 2 cuốn sách với tựa đề “Năng lực biển của Indonesia” và “Hình mẫu mới của Hải quân Indonesia: Đẳng cấp thế giới” trong đó phác họa tầm nhìn quốc gia về một cường quốc biển và đưa ra các phương cách xây dựng lực lượng hải quân hùng cường. Ứng cử viên hàng đầu của cuộc bầu cử Tổng thống Indonesia vào tháng 7, Joko Widodo dự định chi 1,5% GDP cho ngân sách quốc phòng, sau khi Trung Quốc leo thang căng thẳng với Việt Nam và Philippines trên Biển Đông.

Hội nghị chuyên đề “Hòa bình và Hòa giải: Các nguyên tắc và thực hành tốt nhất” do Viện Hòa bình và Hòa giải ASEAN và Viện Hòa bình & Dân chủ phối hợp tổ chức đã diễn ra tại Bali. Phó tổng thư ký ASEAN Mochtan khẳng định, xây dựng và bảo vệ hòa bình là giá trị cốt lõi và là sự đóng góp lớn của ASEAN cho Đông Nam Á.

Cùng thời điểm này, Hội thảo quốc tế về Biển Đông 2014 với chủ đề “Thách thức hàng hải đối với ASEAN và triển vọng giải quyết tranh chấp Biển Đông” do Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế Myanmar (MISIS) phối hợp với Tổ chức Stratcore Group, Ấn Độ tổ chức, cũng đã diễn ra tại thành phố Yangon, Myanmar. Thứ trưởng Ngoại giao Myanmar U Thant Kyaw khẳng định, mục đích của hội thảo là cung cấp những thông tin đầy đủ, chính xác và khách quan về thực trạng tranh chấp Biển Đông, những thách thức hàng hải đối với ASEAN và sự ổn định của khu vực; vai trò của ASEAN cũng như của các nước trong và ngoài khu vực trong giải quyết tranh chấp trên Biển Đông.

 

Quốc Tuấn - Khắc Dũng

Theo Petrotimes

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.