Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển Việt Nam: Tại sao nhiều học giả thế giới lên tiếng phản đối (Kỳ 8)
Tuesday, June 24, 2014 6:49 AM GMT+7
Tờ Economic Observer dẫn nguồn tin từ Văn phòng Đăng ký Bất động sản thuộc Bộ Đất đai và và Tài nguyên Trung Quốc cho biết, hệ thống đăng ký quyền sử dụng đất mới của nước này sẽ có cả các vùng biển đảo tranh chấp ở Biển Đông. Theo đó, Trung Quốc sẽ đưa cái gọi là "thành phố Tam Sa", cùng quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam vào hệ thống đăng ký quyền sử dụng đất mới. Đây là một bước đi mới của Bắc Kinh nhằm đơn phương khẳng định chủ quyền đối với các khu vực tranh chấp ở Biển Đông; đồng thời cho thấy Bắc Kinh ngày càng hung hăng trong chiến lược mở rộng lãnh thổ quốc gia.

Kỳ VIII: Quan điểm của một số học giả và tướng lĩnh

Ngày 19/06, tờ China Daily dẫn tuyên bố của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường khi ông tìm cách xoa dịu những lo ngại về sức mạnh ngày càng tăng của Bắc Kinh: Bành trướng không có trong gen của người Trung Quốc. Trước đó (16/05), tuần san Business của Bloomberg cũng dẫn tuyên bố của ông Tập Cận Bình khi Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc nhấn mạnh: Người Trung Quốc không có gen xâm lược! Hãng AFP dẫn lời quan chức Mỹ cho biết, Bộ trưởng Tài chính Jacob Lew và Ngoại trưởng John Kerry sẽ thảo luận (trong tháng 7) với Phó thủ tướng Uông Dương và Ủy viên Quốc vụ Dương Khiết Trì tại Diễn đàn Kinh tế và Chiến lược Mỹ-Trung lần thứ 6 ở Bắc Kinh và nhiều khả năng bàn về tranh chấp chủ quyền tại châu Á-Thái Bình Dương. 

[Caption]

Tàu Hải Tuần 21 của Trung Quốc tại đảo Phú Lâm. Trung Quốc bắt đầu thành lập "thành phố Tam Sa" trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ tháng 07/2012, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam.

Ngày 17/06, Đại sứ Trung Quốc tại Nhật Bản Trình Vĩnh Hoa có bài viết trên tờ Yomiuri Shimbun, bịa đặt cái gọi là “sự thật hoạt động của giàn khoan Trung Quốc ở vùng biển quần đảo Hoàng Sa, bị Việt Nam quấy rối”, nhưng lý luận vô căn cứ cùng lời lẽ vu cáo, bịa đặt của ông này đã bị dư luận phản bác. Giới bình luận cho rằng, cuộc đấu tranh ngoại giao của Việt Nam trước việc Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 tại thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam tiếp tục nhận được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế. Nhiều nước cũng tiếp tục bày tỏ quan ngại với hành động ngang ngược của Trung Quốc gây căng thẳng tại Biển Đông.

Giới truyền thông cho biết, kể từ tháng 01/2014, Trung Quốc đã xây dựng 3-4 đảo nhân tạo ở Trường Sa với diện tích khoảng 20-40 mẫu Anh, trong đó có ít nhất 1 đảo nhân tạo dành riêng cho mục đích quân sự, các đảo nhân tạo còn lại là nơi neo đậu, cung cấp hậu cần tàu thuyền. Dư luận cho rằng, việc làm của Bắc Kinh không những nhằm chính sách hóa, hệ thống hóa sự hiện diện của Trung Quốc tại những vùng biển tranh chấp, mà còn là kiểu “xâm lấn mềm”, “ngậm nhấm dần chủ quyền”, “cung cấp pháp lý” để cổ vũ, động viên, tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân Trung Quốc gia tăng hoạt động tại những khu vực không nằm trong vùng lãnh hải của Trung Quốc ở Biển Đông.

Tờ Sankei Shimbun vừa dẫn kiến nghị của nhà nghiên cứu cao cấp Larry Niksch thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS): Nhật Bản cần kiện lên tòa án quốc tế xung quanh tranh chấp tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Bởi nếu Nhật Bản kiện sẽ có 6 lợi ích. Thứ nhất, khiến Mỹ tăng cường trợ giúp toàn diện cho Nhật Bản. Thứ hai, nếu Trung Quốc từ chối quyết định của tòa án quốc tế, cộng đồng quốc tế sẽ tăng cường lên án Bắc Kinh. Thứ ba, ngăn chặn Trung Quốc sử dụng vũ lực đối với Nhật Bản. Thứ tư, tạo cơ hội cho Nhật Bản tăng cường phòng vệ đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Thứ năm, thúc đẩy hợp tác giữa Nhật Bản với các nước Đông Nam Á. Thứ sáu, nâng cấp hình ảnh đối ngoại của Nhật Bản.

Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng từng đưa tin, Tổng thống Barack Obama mặc dù tuyên bố, quần đảo Senkaku/Điếu Ngư nằm trong khuôn khổ Hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật, nhưng vẫn kêu gọi Thủ tướng Shinzo Abe không leo thang căng thẳng và không khiêu khích Trung Quốc. Trước đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương đã phản đối phát biểu của Tổng thống Mỹ khi ông Barack Obama coi quần đảo Điếu Ngư/Senkaku là đối tượng bảo vệ theo Hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật; đồng thời yêu cầu Washington cam kết không đứng về bên nào trong tranh chấp chủ quyền lãnh thổ biển đảo giữa Bắc Kinh và Tokyo. Tổng thống Barack Obama và Thủ tướng Shinzo Abe từng khẳng định tầm quan trọng của liên minh Nhật-Mỹ, và coi liên minh này là nền tảng không chỉ đối với an ninh của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương, mà còn đối với toàn khu vực; đồng thời khẳng định ủng hộ mạnh mẽ chính sách tái cân bằng chiến lược của Mỹ tới châu Á.

Theo giới truyền thông, đến tháng 10 tới, Đô đốc Harry Harris Jr. sẽ chính thức giữ chức Tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ và ông vừa trả lời phỏng vấn với khẳng định, Malaysia là đối tác quân sự chính của Mỹ và song phương đang đàm phán để Mỹ cung cấp cho Malaysia tàu tuần tra Mark V nhằm tăng cường năng lực hải quân của nước này. Hải quân Mỹ cho biết, tổng cộng sẽ có 23 quốc gia, 47 tàu chiến, 6 tàu ngầm, 200 máy bay và khoảng 25.000 binh sỹ cùng tham gia cuộc tập trận lớn nhất được tổ chức 2 năm một lần Vành Đai Thái Bình Dương (RIMPAC). Diễn tập đa quốc gia RIMPAC năm này sẽ được tổ chức từ 26/06 đến 01/08 tại vùng biển quanh quần đảo Hawaii của Mỹ trên Thái Bình Dương.

Ngày 19/06, Manila đã hối thúc Toà án trọng tài quốc tế nhanh chóng ra phán quyết về vụ kiện Bắc Kinh về “đường lưỡi bò” phi lý bởi theo Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario, việc thúc đẩy quá trình vụ kiện là cần thiết vì tình hình trên Biển Đông ngày một trở nên căng thẳng. Trước đó (13/06), đại diện Trung Quốc và Hàn Quốc đã hội đàm kín nhằm phân định ranh giới Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) trước thềm hội nghị cấp cao giữa lãnh đạo hai nước. Cuộc đàm phán kín diễn ra trong bối cảnh hai nước vẫn bất đồng sau khi Trung Quốc áp đặt ADIZ trên biển Hoa Đông xâm phạm không phận Hàn Quốc (bao gồm cả bãi đá chìm Ieodo hiện do Seoul kiểm soát).

Giới chuyên môn cho rằng, Mỹ-Nhật đang dựa vào phản ứng của Trung Quốc để gia tăng sức mạnh quân sự. Trong khi đó, mạng thông tin khoa học công nghệ quốc phòng Trung Quốc lại cho rằng, nếu Mỹ duy trì quy định trần chi tiêu quốc phòng không thay đổi, Lầu Năm Góc sẽ cắt giảm 66 tỷ USD dùng cho chương trình mua sắm và nghiên cứu phát triển trong thời gian từ 2016 đến 2019. Và kế hoạch cắt giảm này sẽ ảnh hưởng đến hàng chục chương trình của Bộ Quốc phòng. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera từng đề cập tới những hoạt động ngày càng gia tăng của hải quân Trung Quốc (thường xuyên cho tàu thuyền xâm nhập quần đảo Senkaku/Điếu Ngư) khi gặp Bộ trưởng Quốc phòng Australia David Albert Lloyd Johnston. Nhật Bản và Australia đều phản đối các nỗ lực nhằm thay đổi hiện trạng bằng vũ lực.

Theo giới truyền thông, Philippines thất vọng với chuyến thăm của ông chủ Nhà Trắng cho dù Tổng thống Barack Obama cam kết hỗ trợ quân sự giúp Manila; sẽ đứng sau nếu Manila bị các thế lực nước ngoài tấn công theo tinh thần hiệp ước phòng thủ đã ký năm 1951 (Philippines có lực lượng quân sự yếu nhất trong khu vực và liên tục kêu gọi Mỹ giúp đỡ). Có không ít người cho rằng, hiệp ước được Mỹ và Philippinnes ký không thay đổi cục diện tranh chấp Biển Đông và điều này đồng nghĩa với việc, Trung Quốc sẽ thống trị khu vực, còn Mỹ không cam kết bảo vệ Manila. Nhưng Tổng thống Philippinnes Benigno Aquino vẫn cho rằng, hiệp định quốc phòng với Mỹ "đưa hợp tác an ninh song phương lên một mức cao hơn, khẳng định lại cam kết của hai nước đối với an ninh và quốc phòng của nhau, đồng thời thúc đẩy hòa bình và ổn định trong khu vực". Trả lời câu hỏi của phóng viên Đài truyền hình ABS-CBN về vấn đề này tại cuộc họp báo chung sau hội đàm với Tổng thống Benigno Aquino, ông Barack Obama chỉ lặp lại lập trường “không đứng về bên nào” trong tranh chấp Biển Đông. Tờ Daily Enquirer chạy tít trang nhất: "Không có sự quyết tâm chắc chắn từ Mỹ để bảo vệ Philippines", sau khi Tổng thống Barack Obama gặp Tổng thống Benigno Aquino hôm 28/04.

Theo tạp chí The Diplomat, Mỹ-Ấn-Nhật đang chuẩn bị cho cuộc tập trận trong chuỗi tập trận hải quân Malabar. Cuộc tập trận này bị Trung Quốc coi là một ý đồ nhằm ngăn chặn sự “trỗi dậy hoà bình” của Bắc Kinh. Malabar và Yudh Abhyas là 2 cuộc tập trận lớn nhất mà các lực lượng vũ trang Ấn Độ tham gia kể từ khi ông Narendra Modi và Đảng Bharatiya Janata (BJP) giành chiến thắng trong cuộc bầu cử vừa qua ở Ấn Độ.

Ông Vladimir Chizhov, đại diện thường trực của Nga tại Liên minh châu Âu (EU) từng tiết lộ, Moskva cho Trung Quốc kết nối Crimea với “Con đường tơ lụa”. Điều này cho thấy Trung Quốc có vai trò trong việc xây dựng hải cảng ở Crimea bởi trước đó Bắc Kinh đã muốn đầu tư 10 tỷ USD để tạo lập cảng và kiến thiết cơ sở hạ tầng. Theo chuyên viên Nga Mikhail Aleksandrov, dự án Crimea của Bắc Kinh nằm trong chiến lược toàn cầu nhằm củng cố sự hiện diện của Trung Quốc trên thế giới. Phó Thủ tướng Nga Arkady Dvorkovich từng tuyên bố bên lề Diễn đàn kinh tế châu Á Bác Ngao, Trung Quốc quan tâm đến chương trình liên kết về phát triển năng lượng thay thế ở Crimea. Được biết, Nga-Trung đang triển khai 8 đề án chiến lược chung sau chuyến thăm Trung Quốc 2 ngày (20 và 21/05) của Tổng thống Putin, đồng thời khai mạc cuộc tập trận hải quân "Tương tác biển 2014" (Naval Interaction-2014) giữa 2 nước.

Quốc Tuấn-Khắc Dũng

Theo Petrotimes

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.