“Anh ấy sẽ vui đến phát khóc”
Wednesday, June 25, 2014 1:07 PM GMT+7
Cô giáo Hoàng Thị Phương Liên, vợ kiểm ngư viên Đinh Trọng Tiếp, đã mừng đến rơi nước mắt khi được chính phó chủ tịch UBND huyện Quỳnh Lưu Hồ Ngọc Dũng thông báo: “Huyện đã ký công văn tiếp nhận cô về công tác tại quê nhà...”.
Ông Hồ Ngọc Dũng, phó chủ tịch UBND huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An), thông báo tin vui đến vợ kiểm ngư viên Đinh Trọng Tiếp - Ảnh: T.An

Cô giáo Liên là vợ của kiểm ngư viên Đinh Trọng Tiếp, quê ở xã Quỳnh Nghĩa, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An). Tháng 3-2013, hai người nên duyên vợ chồng thì tháng 5-2013, Tiếp lên đường gia nhập lực lượng kiểm ngư. Cũng năm đó, Liên thi đậu công chức và được biên chế về Trường tiểu học Đồng Hợp 2, thuộc huyện miền núi Quỳ Hợp, cách nhà gần 100km.

“Một thân nuôi già, dạy trẻ”

Liên rất thương hoàn cảnh của Tiếp. Bố là thương binh, mẹ già đau yếu luôn, nhất là bà nội của Tiếp năm nay đã 93 tuổi, bị lẫn, không chủ động được trong sinh hoạt hằng ngày. Từ ngày Tiếp đi, gánh nặng gia đình đè lên một vai mẹ. Liên nói: “Tôi ở mãi Quỳ Hợp, cách nhà gần 100km, thỉnh thoảng mới về, cũng chẳng giúp được gì nhiều cho mẹ. Thấy mẹ tất bật, vừa còng lưng làm muối, vừa phải chăm nom bà nội mà thương lắm”.

Rồi Liên có bầu, niềm vui lớn của đôi vợ chồng trẻ, của cả gia đình cứ lớn dần lên. Tháng 10/2013, bé Đinh Trọng Phúc ra đời. Tiếp biết tin con chào đời, nghe tiếng con khóc chỉ bằng một phương tiện duy nhất là điện thoại. Cho đến ngày bé Phúc tròn ba tháng thì gia đình phát hiện cháu bị rò hậu môn. Tiếp được đơn vị cho về hai tuần để đưa con đi phẫu thuật. “Mổ hậu môn đau lắm, mất hơn 20 ngày vết thương của cháu mới lành, nó khóc suốt ngày suốt đêm” - Liên tâm sự. Nghe Liên kể chuyện, tôi cứ liên tưởng hình ảnh người chinh phụ: “Nay một thân nuôi già, dạy trẻ...”.

Trước lúc trở lại đơn vị, Tiếp nói với vợ hè này sẽ xin về mấy bữa để đưa mẹ con, bà cháu lên Quỳ Hợp, tìm kiếm nơi ăn chốn ở tươm tất cho mẹ con, để Liên yên tâm dạy dỗ. Nhưng anh đã không thực hiện được lời hứa ấy với vợ con, vì Trung Quốc ngang ngược hạ đặt trái phép giàn khoan 981 trên vùng biển nước ta. Từ hôm đó đến nay, Tiếp mới gọi về cho gia đình được một lần, khi tàu kiểm ngư 769 cập cảng vào chiều 26/05. Rồi anh lại ra khơi!

“Trách nhiệm của hậu phương”

Ông Hồ Ngọc Dũng cho biết: Từ ngày Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép vào vùng biển nước ta, lãnh đạo huyện đã kịp thời thăm hỏi, tặng quà, động viên gia đình các chiến sĩ cảnh sát biển, kiểm ngư viên quê ở Quỳnh Lưu, đang làm nhiệm vụ thực thi pháp luật tại vùng biển Hoàng Sa.

Cũng theo ông Dũng, trong quá trình thăm hỏi gia đình các chiến sĩ và kiểm ngư viên, lãnh đạo huyện phát hiện trường hợp cô giáo Hoàng Thị Phương Liên, vợ của kiểm ngư viên Đinh Trọng Tiếp, vừa nuôi con nhỏ lại vừa chăm sóc mẹ già, nhất là bà nội chồng bị lẫn, trong lúc cô phải đi dạy mãi tận huyện Quỳ Hợp, cách nhà 100km. Lãnh đạo huyện đã chủ động giao cho phòng nội vụ tìm hiểu nguyện vọng và hướng dẫn cô Liên làm các thủ tục chuyển công tác.

Tại nhà kiểm ngư viên Đinh Trọng Tiếp, khi nghe chính phó chủ tịch huyện thông báo như vậy, cả mẹ anh và vợ anh đều rưng rưng nước mắt. Ông Dũng cũng giao cho các phòng ban liên quan tạo điều kiện cho cô giáo Liên được về dạy ngay tại xã Quỳnh Nghĩa hoặc các trường lân cận. Bà Hồ Thị Chắt, mẹ anh Tiếp, nói không nên lời: “Tui cảm ơn vô cùng”. Còn Liên, cô ôm chặt bé Phúc vào lòng, rớm nước mắt, nhìn tôi nói: “Nhờ nhà báo chuyển đến anh ấy tin này, chắc anh ấy sẽ vui đến phát khóc!”.

THÀNH AN

Theo TTO

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.