Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển Việt Nam: Tại sao nhiều học giả thế giới lên tiếng phản đối (Kỳ 9)
Thursday, June 26, 2014 6:48 AM GMT+7
Dư luận đang quan tâm tới thông tin nói rằng, Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) đang mở rộng hoạt động khai thác ở vùng biển ngoài khơi phía Nam với mục tiêu tạo ra hàng trăm nghìn thùng dầu mỗi ngày, dựa trên những phát hiện ở gần đảo Vi Châu, cách bờ biển Việt Nam 80 hải lý về phía Đông.

Đơn vị điều hành ở Vi Châu dự kiến tăng tổng sản lượng dầu và khí đốt ở phía tây Biển Đông lên 260.000 thùng vào năm 2015 và 350.000 thùng vào năm 2020. Được biết, CNOOC hiện có 4 khu vực sản xuất khí đốt, bao gồm vịnh Bột Hải, biển Hoa Đông, phía đông Biển Đông và phía tây Biển Đông. Theo dự báo trung hạn mới nhất về lĩnh vực khí đốt của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), nhu cầu khí đốt tự nhiên của Trung Quốc sẽ tăng gần gấp đôi trong 5 năm tới, trong khi nguồn cung trong nước chỉ đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu này.

Kỳ IX: Từ tham vọng lớn của CNOOC

Theo Tân Hoa xã, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch quân uỷ Trung ương Tập Cận Bình đã đảm nhận vai trò lãnh đạo Ủy ban cải cách quốc phòng với mục tiêu xây dựng quân đội hùng mạnh. Và mới mở cuộc họp đầu tiên của Ủy ban này để tăng cường năng lực sẵn sàng chiến đấu và hiệu quả chiến đấu của quân đội Trung Quốc. Đầu tháng 3, Bắc Kinh thông báo tăng ngân sách quốc phòng thêm 12,2% trong năm 2014 lên 808 tỉ NDT (131,57 tỉ USD), theo đó sẽ mua thêm nhiều vũ khí công nghệ cao và tăng cường sức mạnh phòng thủ ven biển và trên không. Giới quân sự nhận định, việc ông Tập Cận Bình đảm nhận vị trí lãnh đạo Ủy ban cải cách quốc phòng cho thấy Bắc Kinh quyết tâm tăng cường sức mạnh quân sự trong thời điểm căng thẳng với các nước láng giềng đang gia tăng.

vi-chau1-2163-1402721829.jpg

Vị trí đảo Vi Châu (vòng tròn đỏ), nơi CNOOC đang phát triển nhiều dự án khai thác dầu khí mới.

Tờ Wall Street Journal đưa tin, Chủ tịch quân uỷ Trung ương Tập Cận Bình đã yêu cầu quân đội hậu thuẫn đường lối cải cách kinh tế và bảo vệ vững chắc lợi ích quốc gia - Trung Quốc cần gánh vác trách nhiệm lớn hơn khi lực lượng quân sự lớn mạnh hơn. Giới phân tích cho rằng, lời kêu gọi của ông Tập Cận Bình làm gia tăng mối quan ngại tại Nhật Bản và nhiều nước châu Á-Thái Bình Dương về việc Trung Quốc tăng cường sức mạnh quân sự và ngày càng quyết đoán hơn trong tranh chấp biển đảo ở biển Hoa Đông và Biển Đông.

Tờ Bloomberg từng bình luận, ông Tập Cận Bình đang xem xét cách đối phó trước phản ứng giận giữ của Việt Nam trong vụ giàn khoan Hải Dương 981, một trong những nỗ lực của Bắc Kinh hòng ngăn chặn Đông Nam Á đoàn kết thành một khối chống lại âm mưu bành trướng tại Biển Đông mà Trung Quốc đang theo đuổi. Trước đó (16/5), tại cuộc họp báo, Cục trưởng Cục Biên giới và các vấn đề Hải dương thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc từng biện giải rằng, giàn khoan Hải Dương 981 nằm cách 17 hải lý tính từ điểm gần nhất của quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam), do đó là một phần của vùng tiếp giáp lãnh hải của Trung Quốc, chứ không phải lãnh hải theo luật quốc tế!

Với giọng điệu dọa dẫm, dối trá, cuồng ngôn, tờ Thời báo Hoàn cầu cùng người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh từng vu cáo, xuyên tạc rằng, Việt Nam phải chịu trách nhiệm về hiện trạng đối đầu giữa tàu hai nước ở Biển Đông; đồng thời hung hăng tuyên bố: người dân Trung Quốc đang kêu gọi phải có quan điểm cứng rắn hơn đối với những “khiêu khích từ các nước ở Biển Đông” và Bắc Kinh chưa bao giờ quan ngại nước khác gây chuyện trong khu vực này; đồng thời cổ xúy dùng biện pháp phi ôn hòa đối với Việt Nam!?

Dư luận từng quan tâm tới động thái ồ ạt hoán cải tàu quân sự thành tàu Hải giám mà Trung Quốc đã và đang tiến hành nhằm thực hiện mưu đồ độc chiếm Biển Đông. Giới chuyên môn coi đây là lực lượng hải quân thứ hai của Trung Quốc. Trong số những tàu kể trên đáng kể nhất là tàu Hải giám 111, xuất thân là tàu Hải Băng 723 thuộc lớp tàu phá băng thế hệ thứ nhất của Trung Quốc, có thể phá vỡ lớp băng dày 80cm, khả năng chịu va đập lớn. Tàu Hải giám 112, 110, 137, 167, 168 và 169 cũng được hoán cải từ tàu hải quân.

Ngoài lực lượng Hải giám, Trung Quốc còn “quân sự hóa” đội tàu Ngư chính. Trung Quốc ở quá gần và quá mạnh so với các nước ASEAN ven Biển Đông. Trang mạng Kanwa Defense Review, Canada từng đặt câu hỏi, tàu sân bay thứ hai (tàu sân bay nội địa đầu tiên) của hải quân Trung Quốc sẽ được triển khai ở đâu và khi nào. Và câu trả lời là, tàu sân bay thứ hai sẽ nằm ở căn cứ tàu sân bay mới ở đảo Hải Nam. Giới chuyên môn cũng chỉ ra những điểm yếu của căn cứ tàu sân bay và tàu ngầm của Trung Quốc đặt trên đảo Hải Nam (căn cứ Tam Á), nơi đặt đại bản doanh của hạm đội Nam Hải.

Theo bình luận của tờ Wall Street Journal, vụ đâm va hôm 01/06 cho thấy Trung Quốc sẽ không giảm hành động gây hấn tại các khu vực tranh chấp ở Biển Đông, bất chấp sự chỉ trích mạnh từ giới chức cấp cao Nhật Bản, Mỹ và Australia tại Đối thoại Shangri-La. Và để hiện thực hóa yêu sách “đường lưỡi bò”, Bắc Kinh đã hình thành 3 mũi giáp công: Tăng cường sức mạnh quân sự một cách kín đáo (ban đầu); Nỗ lực ngoại giao đề xuất quy tắc ứng xử trên Biển Đông và phát triển, khai thác chung; Hợp tác kinh tế mạnh mẽ với ASEAN. Nhưng sau một thời gian nhìn lại, thì 2 mũi giáp công sau được thiết kế chỉ nhằm phát triển kinh tế Trung Quốc và che giấu mưu đồ bành trướng.

Theo giới phân tích, chiến lược “Trồng tre nẩy măng” mà Trung Quốc từng thực hiện đang được áp dụng trên Biển Đông - lợi dụng sơ hở của láng giềng để từng bước chiếm đoạt chủ quyền lãnh thổ của họ. Giới quân sự cũng cảnh báo về 6 nguyên tắc gây chiến của quân đội Trung Quốc. Thứ nhất, bất ngờ. Thứ hai, tập trung toàn lực. Thứ ba, tấn công trước tiên. Thứ tư, chờ đợi thời cơ. Thứ năm, biện minh cho các hành động của mình. Thứ sáu, sẵn sàng mạo hiểm.

Ngày 14/06, tờ Phnom Penh Post cho rằng, căng thẳng đã bùng lên trong khu vực khi nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới lao vào tranh chấp lãnh thổ với một số láng giềng. Trong 2 năm qua, Trung Quốc đã lao vào tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines và Việt Nam ở biển Hoa Đông và Biển Đông. Và để giải quyết tranh chấp, giới chuyên môn coi thoả hiệp vừa qua giữa Philippines và Indonesia là hình mẫu để tham khảo.

Ngày 23/05, Philippines và Indonesia đã ký hiệp ước về biên giới trên biển, và gọi đây là hình mẫu cho việc giải quyết hòa bình các tranh chấp lãnh thổ ngày càng căng thẳng trong khu vực. Tổng thống Indonesia Bambang Yudhoyono cho biết, kết quả của 20 năm đàm phán đã chứng tỏ các tranh cãi đang leo thang ở Biển Đông có thể giải quyết mà không cần vũ lực. Tổng thống Philippines Benigno Aquino cho hay, thỏa thuận giữa Indonesia và Philippines là bằng chứng xác thực cho cam kết tuân thủ luật pháp và theo đuổi cách giải quyết hòa bình và hợp lý các tranh chấp hàng hải.

Trong một diễn biến liên quan, Nhật Bản và Trung Quốc đã và đang giám sát nhất cử nhất động của nhau ở biển Hoa Đông sau khi Tokyo quốc hữu hóa quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hồi tháng 09/2012. Theo giới quân sự, Nhật Bản đang có những bước đi khiến Trung Quốc và một số quốc gia hữu quan lo lắng. Thứ nhất, Tokyo đang xoay trục sang sườn phía Nam - dịch chuyển sự chú ý và các nguồn tài nguyên của mình sang hướng Tây Nam hay quần đảo Ryukyu, một chuỗi các hòn đảo rộng 600 dặm trải dài từ đảo Kyushu của Nhật Bản tới Đài Loan, để tạo cơ hội cắt đứt lối tiếp cận của Trung Quốc vào các vùng biển hiện nay. Thứ hai, Nhật Bản đang giải quyết tình trạng xuống cấp của hải quân. Thứ ba, vị thế của Nhật Bản có thể được củng cố nếu Tokyo, Washington và các bên tham gia khác tiếp tục công khai nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ trật tự hàng hải hiện nay. Thứ tư, Tokyo đang chống lại Trung Quốc trong khuôn khổ của liên minh Mỹ-Nhật.

Tờ Yomiuri Shimbun từng đưa tin, Tokyo dự định thiết lập các căn cứ quân sự mới tại 3 hòn đảo ở rìa Tây nam Nhật Bản (đảo Amami, đảo Ishigaki và đảo Miyako) và trên mỗi đảo sẽ có 350 binh sĩ đồn trú. Theo đó, các tiền đồn mới sẽ đóng vai trò hỗ trợ, sẵn sàng tăng viện cho lực lượng trên đảo tiền tiêu Yonaguni, cách quần đảo Senkaku/Điếu Ngư khoảng 150 km. Việc này dự kiến hoàn thành trước năm 2018. Trước đó (22/05), Tokyo đã tập trận tại hòn đảo không có người gần quần đảo Amami, tỉnh Kagoshima, với khoảng 500 bộ binh, 820 lính thủy quân đánh bộ và 10 máy bay chiến đấu nhằm giúp các lực lượng quân đội Nhật Bản hoàn thiện khả năng tác chiến bảo vệ những hòn đảo xa thuộc chủ quyền của quốc gia này. Bộ Quốc phòng Nhật Bản khẳng định, việc bảo vệ các hòn đảo nằm trong “Kế hoạch trung hạn của quốc phòng Nhật Bản” giai đoạn 2014-2018.

Ngày 08/06, nhân Ngày Đại dương thế giới 2014, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã kêu gọi các nước tăng cường phối hợp hành động, tạo tiếng nói đồng thuận để giải quyết các thách thức liên quan đến đại dương đang đặt ra ngày càng nghiêm trọng. Trước đó (24/05), tàu khảo sát hải dương mang tên “Khoa học 1” của Trung Quốc đã xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản và thả một vật thể lạ chưa xác định xuống khu vực này. Trong khi đó giới chức Philippines cho biết, 11 ngư dân Trung Quốc bị bắt cùng gần 500 con rùa biển quý hiếm đã bị tống giam và từ chối yêu cầu thả người của Bắc Kinh. Nếu bị kết tội, họ sẽ phải đối mặt với khung hình phạt từ 12 đến 20 năm tù giam.

Quốc Tuấn - Khắc Dũng

Theo Petrotimes

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.