Gặp lại người đội trưởng tàu Bình Minh 02
Monday, June 30, 2014 7:00 AM GMT+7
“Theo dõi giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc hoạt động xâm phạm chủ quyền biển quê hương làm tôi quặn nhớ lại sự kiện ngày 26/05/2011” - anh Phạm Khôi thổ lộ.

 Anh Phạm Khôi (bìa phải) làm việc cùng các chuyên gia nước ngoài và Việt Nam trên tàu Bình Minh 02 - Ảnh: Q.Việt

Những con tàu Trung Quốc lúc ấy cũng hung hăng cố tình phá hoại tàu Bình Minh 02 giống như hành động tàn bạo họ đang làm với các con tàu thực thi pháp luật và ngư dân Việt Nam ở Hoàng Sa bây giờ. Phạm Khôi kể suốt 20 năm rong ruổi khắp vùng biển thế giới, nhưng anh chỉ chứng kiến hành động bạo lực ngược ngạo này từ các con tàu Trung Quốc. Anh Khôi tâm sự thông thường tàu viễn dương từ những quốc gia xa lạ, chẳng hề quen biết, đi qua nhau cũng kéo hồi còi báo hiệu như lời chào thân thiện và chúc hải trình may mắn. Thế mà quốc gia láng giềng gần gũi như Trung Quốc lại có thể cậy tàu bè lớn cố tình đâm hỏng, thậm chí làm chìm tàu để giết hại ngư dân Việt Nam.

Vẫn đi trên con tàu Tổ quốc

Tôi gặp lại Phạm Khôi sau ba năm xảy ra sự kiện tàu Bình Minh 02 bị Trung Quốc phá hoại cáp khảo sát địa chấn đại dương. Vẫn rắn rỏi, vững vàng và luôn nở nụ cười điềm tĩnh... đó là ấn tượng đầu tiên khi tôi gặp lại anh. Đến lúc này, anh không thể nhớ mình đã rong ruổi bao nhiêu hải trình khảo sát địa chấn, giúp vẽ bản đồ đáy biển và thăm dò dầu khí ở Việt Nam. Tuy nhiên, nếu tính từ người cha của anh là Việt kiều Canada cũng làm thuyền trưởng thì hai cha con đã gắn bó với quê hương này suốt cả 20 năm. 

"Cứ mỗi lần nhìn các con tàu nhỏ bé cùng gương mặt chai sạm nắng gió của ngư dân là tôi lại thấy thật ấm áp và vững chãi, an lòng! Đó là cảm giác mình không hề cô đơn, nhỏ bé giữa biển cả Tổ quốc"

PHẠM KHÔI

Từ những năm đầu 1990, ông Phạm Đình Trọng, cha của Khôi, một cựu thuyền trưởng dày dạn trên nhiều vùng biển thế giới, đã trở lại Việt Nam lái tàu cho ngành dầu khí. Phạm Khôi hoàn thành chương trình ĐH ở Canada, cũng lênh đênh các đại dương với đam mê dùng khảo sát địa chấn để thăm dò những bí ẩn dưới mặt đất. Anh có mặt ở Bắc cực, Nam cực, mải mê với những ngày sóng lặng Đại Tây Dương, vật vã với bão tố nhiệt đới Thái Bình Dương và cả những hiểm nguy trên biển Sừng châu Phi... Khi người cha trở về gắn bó với biển cả quê hương đã kéo theo con về. Tháng 10/2009, người kỹ sư trẻ Việt kiều Phạm Khôi đặt chân trở lại đất nước. Với hồ sơ dày dạn chuyên môn khảo sát địa chấn và kinh nghiệm làm việc trong điều kiện khắc nghiệt, anh được bổ nhiệm cương vị đội trưởng đội khảo sát địa chấn trên tàu Bình Minh 02. Ngoài đội ngũ vận hành tàu, đây là công việc quan trọng nhất trên con tàu khảo sát đáy đại dương này.

Thời kỳ đầu của tàu Bình Minh 02 do ông Phạm Đình Trọng đảm nhiệm trọng trách thuyền trưởng. Tuy nhiên, sau đó các thuyền trưởng Việt Nam đã thay thế vững vàng. Hồi Khôi mới làm việc trên tàu này, một số người nước ngoài như Mỹ, Anh, Nga, Malaysia, Canada giữ các vị trí chuyên môn quan trọng. Về sau, các bạn trẻ Việt Nam đã thay thế rất tốt. Khôi kể ngoài trách nhiệm đội trưởng phụ trách chuyên môn khảo sát địa chấn, anh còn quản lý chung trên tàu mà chưa bao giờ phải nặng đầu hay xảy ra chuyện gì phức tạp với đồng nghiệp trong nước. Mọi người đều có chuyên môn với ý thức trách nhiệm rất cao. Gần đây, ngoài làm việc tại vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam, tàu Bình Minh 02 cùng các thủy thủ và kỹ sư Việt đã nhận khảo sát đại dương cho một số nước khác. Họ đều tự tin làm việc và được đánh giá hiệu quả chuyên môn rất tốt.

Chính vì được đi nhiều nước, làm việc trên nhiều vùng biển khác nhau nên mọi người lại càng hiểu rõ và bức xúc với hành động xâm phạm chủ quyền đầy bạo lực của Trung Quốc. “Trước và sau khi xảy ra vụ cắt cáp khảo sát địa chấn năm 2011, tôi đã nhiều lần chứng kiến tàu hải giám lẫn tàu cá giả dạng của Trung Quốc bám theo, cố tình quấy nhiễu, cản trở trên biển. Những người bạn nước ngoài làm việc cùng chúng tôi rất ngạc nhiên, nhưng rồi mọi người đều bình tĩnh khi nhìn thái độ vững vàng, đúng mực mà dứt khoát của các đồng nghiệp Việt Nam” - Khôi nói.

Ước nguyện cùng sát cánh đồng bào

Khôi kể từ ngày tàu Bình Minh 02 bị cắt cáp khảo sát địa chấn trên biển cách đây ba năm, đội ngũ chuyên gia, kỹ sư do anh quản lý gần như vẫn nguyên vẹn. Mới cách đây không lâu, họ đã khảo sát ở lô gần sát vùng biển mà giàn khoan Hải Dương 981 đang xâm phạm chủ quyền Việt Nam. Tàu Trung Quốc quấy nhiễu, theo dõi, hăm dọa liên tục, nhưng mọi người vẫn bình thản giữ vững công việc của mình. Đặc biệt, đội tàu đi theo hỗ trợ tàu Bình Minh 02 cũng thực hiện rất tốt trách nhiệm để Trung Quốc không thể muốn làm gì thì làm. Nếu không có bản lĩnh của những con người này, chắc chắn tàu Bình Minh 02 sẽ không thể làm việc được trên vùng biển đầy “sóng dữ”...

Hôm Bình Minh 02 bị Trung Quốc cắt cáp chỉ thuộc phiên trực của một trong ba đội. Hai đội còn lại đang nghỉ ngơi sau các ca làm việc vất vả trên biển. Tuy nhiên, khi tàu Trung Quốc hành động phá hoại, tất cả mọi người đều tự nguyện thức dậy, sát cánh hỗ trợ nhau. Chính vì vậy, họ đã nhanh chóng khắc phục hậu quả phá hoại của Trung Quốc chỉ trong một ngày mà lẽ ra phải mất rất nhiều thời gian. Sau sự kiện này, tàu Bình Minh 02 đến nay vẫn đang tiếp tục khảo sát biển trong nước và cả ở một số vùng biển nước ngoài theo yêu cầu.

“Trước bạo lực áp đảo của Trung Quốc ở Hoàng Sa như thế, nhưng đồng bào mình là cảnh sát biển, kiểm ngư, kể cả ngư dân bình thường nhất vẫn không hề lùi bước. Ai đi biển cũng hiểu rằng chuyện tàu bè đụng nhau dù vô ý cũng là sự cố cực kỳ nghiêm trọng, chẳng người nào muốn lại bị lần thứ hai trong đời. Thế mà các con tàu to lớn của Trung Quốc cứ ngày đêm điên cuồng lao thẳng vào tàu Việt Nam. Nếu không có lòng can trường, sẵn sàng hi sinh cho Tổ quốc mình, chẳng có người đi biển nào chịu đựng nổi tình trạng bạo lực khủng khiếp này” - Khôi tâm sự.

Anh chia sẻ sự ấn tượng đặc biệt về đồng bào đang là ngư dân trên biển mà mình luôn được thấy trong những hành trình khảo sát đại dương. Khôi nói mình đã gắn bó suốt sáu năm trên con tàu Bình Minh 02 và nguyện ước sẽ tiếp tục được trụ lại quê hương. Ngày mai, Khôi sẽ lại ra khơi... 

Hùng hổ bám theo

Khôi kể trong những lần khảo sát ở ngoài khơi biển miền Trung, anh đã thấy cả các con tàu hải quân Trung Quốc được sơn màu xám hùng hổ bám theo với sự đe dọa. Các kỹ sư nước ngoài làm việc trên tàu Bình Minh 02 rất bất ngờ trước cảnh tượng này. Nền văn hóa của họ cũng như thông lệ ứng xử trên biển mà họ biết không thể lý giải được tại sao các tàu chiến lừng lững với đầy hỏa lực lớn nhỏ lại có thể đe dọa một con tàu làm khoa học nhỏ bé! Hình như mưu đồ chiếm đoạt chủ quyền bằng cường bạo đã làm người ta quên đi lý lẽ đúng đắn và nhân tính.

QUỐC VIỆT

Theo TTO

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.