Chuyên gia Philippines: Hãy học Việt Nam cách bảo vệ chủ quyền
Thursday, July 24, 2014 6:30 AM GMT+7
Theo chuyên gia Heydarian, Philippines không cần phải đi quá xa để tìm một mô hình cho việc bảo vệ chủ quyền bởi Việt Nam là một quốc gia mà Philippines có thể học hỏi được nhiều bài học.
Người dân Philippines biểu tình phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền.

Richard Javad Heydarian là giảng viên môn Khoa học chính trị và Quan hệ quốc tế tại Đại học Ateneo De Manila. Trong vai trò là một nhà bình luận chính trị quốc tế, ông còn là khách mời khá thường xuyên của các hãng truyền thông như Aljazeera, BBC, Bloomberg, The New York Times, The Huffington Post...

Mới đây, Richard Javad Heydarian đã có bài viết trên tờ Huffington Post về vấn đề Philippines cần phải làm gì để bảo vệ chủ quyền của mình ở Biển Đông tốt hơn. Theo ông, Manila đang có một “đồng minh tự nhiên” ở ngay tại Đông Nam Á là Việt Nam. Hơn thế nữa, Việt Nam còn là một “hình mẫu” mà Philippines nên học hỏi trong việc hoạch định các chiến lược đối phó với sự cứng rắn của Trung Quốc và bảo vệ chủ quyền của mình.

Infonet xin giới thiệu sơ lược bài viết của chuyên gia này.

Những động thái mang tính chất hung hãn, quyết đoán của Trung Quốc nhằm khẳng định cái gọi là tuyên bố chủ quyền của họ ở khắp Tây Thái Bình Dương đã gây nên những cơn sóng gió và hủy hoại những năm tháng bình yên ở Đông Á. Hành động của Trung Quốc đã rung lên hồi chuông báo động đối với khu vực, và quốc gia cảm thấy dễ bị tổn thương nhất có lẽ là Philippines, khi là quốc gia có tuyên bố chủ quyền đối với một phần vùng Biển Đông (biển Tây Philippines), nhưng lại là quốc gia có khả năng phòng thủ thuộc hàng kém nhất khu vực.

Trong khi đó, Trung Quốc trong những năm tháng tới họ có thể trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới với nguồn ngân sách quốc phòng lớn thứ hai trên thế giới, cao hơn cả tổng số ngân sách của các nước láng giềng cộng lại. Đồng thời Trung Quốc cũng đã và đang tiến hành các bước thử nghiệm loại máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5. Trung Quốc cũng đã chứng minh rằng họ đủ cơ sở để sản xuất, trang và sử dụng bị tất cả những trang thiết bị vũ khí tiên tiến.

Và Philippines một quốc gia có sức mạnh quân sự tương đối nhỏ ở châu Á, Philippines cần phải làm gì để đóng góp cho hòa bình và sự ổn định của khu vực cũng như việc bảo vệ lợi ích quốc gia của mình?

Một số quan chức chính phủ Philippines và các chuyên gia đã không ngừng kêu gọi rằng Philippines cần phải có thêm nhiều đồng minh để nhận được nhiều hơn nữa sự hỗ trợ từ bên ngoài (ngoài Washington), bởi vì Philippines là một nước nhỏ và nghèo tiềm lực yếu, khó có thể bảo vệ mình. Và ở Đông Nam Á này, có một quốc gia mà Philippines có thể tìm tới, đó là Việt Nam, một quốc gia cũng có tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông.

Việt Nam có lượng dân số ít hơn Philippines nhưng có nền kinh tế phát triển hơn so với Philippines. Việt Nam một dân tộc nhỏ, nguồn lực khiêm tốn nhưng dân tộc này chưa bao giờ chịu khuất phục trước điều gì và họ không chỉ đứng lên giành lại độc lập cho dân tộc mà hôm nay họ vẫn vươn lên và vươn lên.

Không quá xa trong lịch sử của Việt Nam, họ đã dũng cảm đánh bại và đẩy lùi sự xâm lược của các đế chế châu Á (Trung Quốc và Mông Cổ) cũng như cường quốc phương Tây (Pháp, Mỹ). Nhận thức được sự yếu kém tương đối của mình, Việt Nam đã tận dụng và kết hợp các nguồn lực cùng với thời cơ chiến lược để nổi lên như một "vương quốc Phổ của châu Á".

Rõ ràng rằng họ là nước đã đã quản lý và củng cố tuyên bố chủ quyền lâu đời và rộng khắp trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, và hiện nay họ vẫn tích cực bảo vệ tuyên bố chủ quyền của họ đối với không chỉ quần đảo Trường Sa mà cả Hoàng Sa. Và mặc dù họ đang có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, nhưng Việt Nam vẫn hưởng được các lợi ích khác từ các khoản đầu tư của Trung Quốc và quy mô lớn của hợp tác thương mại.

Philippines một quốc gia có sức mạnh quân sự tương đối nhỏ ở châu Á

Kể từ khi kết thúc chiến tranh lạnh, Việt Nam đã không còn liên minh hay ký hiệp ước bảo trợ đối với bất kỳ cường quốc nào. Thay vào đó, Việt Nam đã và đang tích cực đa dạng hóa các mối quan hệ quốc phòng với các cường quốc không chỉ Nga, Ấn Độ, Nhật Bản mà còn cả với Hoa Kỳ, Việt Nam luôn bảo đảm quyền tự chủ của mình và được phép tiếp cận với các trang thiết bị vũ khí tiên tiến trên thế giới, đặc biệt là với các cường quốc truyền thống.

Hôm nay, Việt Nam tự hào có một sức mạnh và khả năng quân sự ghê gớm - trang bị tàu ngầm lớp Kilo, máy bay chiến đấu tiên tiến Su 27, Su-30, hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển tiên tiến nhất thế giới với loại tên lửa hành trình P-800 Oniks/Yakhont, hệ thống tên lửa đánh chặn S-300... những trang thiết bị vũ khí này kết hợp với sức mạnh của dân tộc đã cho phép họ ngăn cản bất kỳ sự phiêu lưu mạo hiểm nào từ quốc gia láng giềng khổng lồ - Trung Quốc.

Khi Trung Quốc sử dụng lực lượng bán quân sự (và giàn khoan) để thúc đẩy tuyên bố chủ quyền bất hợp pháp của họ trong khu vực, Việt Nam đã dũng cảm, kiên trì, bền bỉ cùng với các lực lượng thực thi pháp luật dân sự khác nhau cùng khẳng định và bảo vệ chủ quyền của mình.

Đối với Philippines, Việt Nam không chỉ là một quốc gia tượng trưng cho một mô hình ngày càng thành công, mà từ Việt Nam, Philippines có thể học được bài học về tầm nhìn chiến lược, giúp họ có thể vượt qua những sự khác biệt để vươn về phía trước, không những vậy Việt Nam còn là quốc gia mẫu cho một mối quan hệ đồng minh tự nhiên trong khối ASEAN, như việc Hà Nội và Manila đã và đang thúc đảy cho việc hình thành nên một bộ quy tắc ứng xử có tính chất ràng buộc trên Biển Đông.

Việt Nam cũng đang tìm kiếm sự hỗ trợ từ Philippines trong việc tạo dựng một chiến lược pháp lý riêng của mình nhằm chống lại các tuyên bố chủ quyền bất hợp pháp của Trung Quốc. Hơn bao giờ hết, Việt Nam và Philippines cần phối hợp không chỉ với những nỗ lực về ngoại giao nhằm đưa ASEAN đến việc xây dựng thành công một bộ quy tắc ứng, và có những hành động thể hiện một lập trường vững chắc nhằm chống lại bất kỳ hành động gây mất ổn định nào trên biển Đông, mà Philippines và Việt Nam cần đẩy mạnh hợp tác hơn nữa trong lĩnh vực an ninh hàng hải.

Đôi khi, chúng ta không cần phải đi quá xa để tìm một mô hình hữu ích cho việc bảo vệ chủ quyền của Philippines và phương cách để đưa quốc gia vươn lên, Việt Nam là một quốc gia mà Philippines có thể học hỏi được nhiều bài học.

Hồ Trung Nghĩa

Theo Infonet

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.