Vì sao Malaysia cho Mỹ đặt căn cứ do thám Biển Đông?
Friday, September 19, 2014 6:26 AM GMT+7
Chính phủ Malaysia vừa đồng ý để Mỹ sử dụng lãnh thổ quốc gia như một căn cứ cho máy bay do thám. Động thái này là một tín hiệu chính trị mạnh mẽ gửi đến Trung Quốc.

Vì sao Malaysia cho Mỹ đặt căn cứ do thám Biển Đông?

Máy bay trinh sát P-8 Poseidon của Hải quân Mỹ

Theo Đô đốc Jonathan Greenert, Chỉ huy các hoạt động tác chiến của Hải quân Mỹ, chính phủ Kuala Lumpur đã chấp thuận để Mỹ triển khai phi đội máy bay do thám P-8s ở miền đông Malaysia. Đây là một phi đội mới của Hải quân Mỹ, có nhiệm vụ do thám và phát hiện tàu ngầm. Theo vị tướng này, do vị trí căn cứ nói trên gần Biển Đông, Mỹ có cơ hội giám sát và cần phải tiếp tục khai thác cơ hội này.

Cho đến nay, Washington không có các thỏa thuận quân sự chính thức với Kuala Lumpur, cho phép quân đội Mỹ hiện diện trên lãnh thổ Malaysia. Hai nước chỉ hợp tác theo từng trường hợp cụ thể, như tìm kiếm chiếc máy bay bị mất tích MH370, và máy bay do thám P-8s được dùng vào việc này.

Ngày 12/09, Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố rằng Washington không có kế hoạch hiện diện quân sự thường trực tại Malasyia và mọi hoạt động quân sự của Mỹ tại Malasyia đều cần có sự cho phép và hợp tác toàn diện của chính phủ Malaysia.

Theo giới quan sát, cho dù Mỹ có thể chưa chấp nhận đề nghị của Malaysia hoặc sẽ đồng ý trong tương lai, nhưng đây là một thông điệp rõ ràng mà Mỹ muốn gửi tới Trung Quốc.

Thứ nhất là Trung Quốc càng ngày càng hành xử hung hăng hơn. Thứ hai nữa là máy bay vừa rồi của Mỹ bị máy bay Trung Quốc xách nhiễu. Hồi tháng trước, một chiếc chiến đấu cơ của Trung Quốc đã bay gần sát một chiếc P-8 ở ngoài khơi đảo Hải Nam. Hai chiếc máy bay chỉ bay cách nhau khoảng 30 feet và gần đụng nhau.

Tuyên bố của Đô đốc Jonathan Greenert được đưa ra chỉ một ngày trước khi Phó Chủ tịch quân ủy Trung ương Trung Quốc Phạm Trường Long cảnh báo Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Susan Rice rằng Mỹ nên ngừng ngay các chuyến bay do thám gần bằng máy bay P-8 Poseidon trên vùng Biển Đông và gần bờ biển Trung Quốc.

Thông tin mới đây về việc Malaysia cho phép Mỹ sử dụng căn cứ không quân của nước này để thực hiện các chuyến bay do thám ở Biển Đông có thể nói là một động thái hiếm hoi của Malaysia liên quan đến vấn đề tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc và theo một số chuyên gia thì đây có thể là một thách thức mới với Trung Quốc ở Biển Đông.

Kuala Lumpur là một trong những đối tác kín đáo nhất của Mỹ trong khu vực, muốn dựa vào Mỹ để làm đối trọng với Trung Quốc, và trong những cuộc tiếp xúc riêng, đã lên tiếng cảnh báo về hành vi bắt nạt của Trung Quốc ở Biển Đông trong các tranh chấp hàng hải với hầu hết các quốc gia trong khu vực.

Báo New York Times hôm 13/09 trích lời một nhà ngoại giao châu Á giấu tên cho biết Malaysia và Mỹ đang thảo luận việc cho phép Mỹ sử dụng căn cứ không quân ở bang Sabah miền đông bắc nước này.

Ngoài ra, việc máy bay Mỹ được sử dụng căn cứ không quân của Malaysia để thực hiện các chuyến bay do thám ngoài Biển Đông cũng có thể coi là một hành động chặn trước khả năng Trung Quốc cho thiết lập vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông như đã làm ở biển Hoa Đông hồi cuối năm ngoái.

Malaysia có quyền lợi gì? Là nước đòi chủ quyền một phần trên Biển Đông, nhưng khác với Philippines, Malaysia những năm qua không trực tiếp đối đầu với Trung Quốc trong các tranh chấp ở khu vực. Điều này xuất phát từ mối quan hệ kinh tế, thương mại giữa Malaysia và Trung Quốc. Malaysia là thành viên ASEAN đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc kể từ năm 1974. Malaysia cũng là nước thúc đẩy mối quan hệ giữa ASEAN và Trung Quốc. Kể từ năm 2010, Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Malasyai. Thương mại hai chiều vào năm 2012 vào khoảng 55 tỷ USD.

Trung Quốc dường như cũng khá nhẹ tay với Malaysia khi không có những hành động gây khó khăn nào đối với việc thăm dò dầu khí của tập đoàn dầu khí quốc doanh Malaysia là Petronas ngay trong vùng lưỡi bò mà Trung Quốc vẽ ra trên Biển Đông.

Tuy nhiên, Malaysia cũng không hoàn toàn ngoại lệ trước những hành động đòi chủ quyền gay gắt của Trung Quốc ở Biển Đông và nước này cũng có phản ứng nhất định. Bằng chứng là vào tháng 05/2009, Malaysia đã nộp lên Ủy ban về Ranh giới và thềm lục địa của Liên hiệp quốc báo cáo chung về khu vực thềm lục địa kéo dài liên quan đến hai nước. Trung Quốc ngay sau đó đã lên tiếng phản đối. Gần đây nhất, ngày 26/01/2014, Trung Quốc cho biết ba tàu chiến của nước này đã đi tuần tra gần bãi James Shoal, phía nam quần đảo Trường Sa, cách bờ biển của Malaysia khoảng 50 hải lý. Các thủy thủ trên tàu Trung Quốc không những thế còn tổ chức lễ thề bảo vệ chủ quyền đối với bãi này.

Báo New York Times hôm 13/09 trích lời chuyên gia Đông Nam Á, Ernie Bower thuộc Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế ở Washington DC cho rằng Trung Quốc đã khiến Malaysia ngạc nhiên khi đưa tầu chiến vào vùng biển của nước này và đe dọa hoạt động khai thác dầu ngoài khơi của Malaysia.

Những hành động gây hấn gần đây của Trung Quốc trên Biển Đông như việc đắp các bãi đã ngầm thành đảo như cáo buộc của Philippines, hay hạ đặt trái phép giàn khoan dầu Hải Dương 981 ngoài khơi Việt Nam đã khiến Malaysia phải lo ngại và thay đổi phần nào cách tiếp cận của mình với Trung Quốc.

Trung Quốc đang xây các bãi đá ngầm thành đảo nên tất cả các nước đều có nhu cầu quan sát hành động của Trung Quốc để có đối phó kịp thời.

Động thái mới của Malaysia dù chưa thể nói có thể làm thay đổi những hành động gây hấn liên tục gần đây của Trung Quốc ngoài Biển Đông, nhưng điều này cũng cho thấy một số quốc gia Đông Nam Á đang từ từ bỏ bớt sự lệ thuộc với Trung Quốc để tăng cường hợp tác với Mỹ vì quyền lợi quốc phòng của họ.

Nh.Thạch (tổng hợp)

Theo Petrotimes

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.