Thăm dò thò tham vọng
Wednesday, February 04, 2015 7:17 AM GMT+7
Ngày 31/01, tờ The Times of India nhận định, Trung Quốc sẽ cố tìm hiểu lập trường của New Delhi về vấn đề Biển Đông nhân chuyến công du 4 ngày của Ngoại trưởng Ấn Độ Sushma Swaraj tới Bắc Kinh kể từ 31/01. Cùng đi với bà Sushma Swaraj có tân Bí thư Đối ngoại Subrahmanyam Jaishankar. Sự kiện này diễn ra trong bối cảnh chính trường Ấn Độ đang xôn xao sau khi Thủ tướng Narendra Modi bất ngờ quyết định (đêm 28/01) bổ nhiệm Đại sứ Ấn Độ tại Mỹ, ông Subrahmanyam Jaishankar thay thế Bí thư Đối ngoại Sujatha Singh. Việc này diễn ra chỉ 1 ngày sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama kết thúc chuyến thăm Ấn Độ (từ 25 đến 27/01) và bà Sujatha Singh chỉ còn 6 tháng nữa là hết nhiệm kỳ.

Theo Hãng RFI, lãnh đạo Mỹ - Ấn đã đề cập tới “mối đe dọa Trung Quốc” nhân chuyến thăm New Delhi của Tổng thống Barack Obama. Giới bình luận cho rằng, Thủ tướng Narendra Modi có vẻ sẵn sàng khôi phục dự án hợp tác an ninh - quân sự 4 bên, gồm Ấn Độ - Mỹ - Nhật Bản - Australia. Bởi 8 năm trước (2007-2015), 4 quốc gia kể trên từng thiết lập cơ chế “Đối thoại an ninh 4 bên”, nhưng sau đó phải tạm dừng trước sự phản đối dữ dội của Trung Quốc.

Giới truyền thông cũng cho biết, Mỹ sẽ tiếp tục cung cấp tin tức cho Ấn Độ về hoạt động của tàu ngầm Trung Quốc tại Ấn Độ Dương. Đây là lần thứ 3 (kể từ năm 2013) Trung Quốc triển khai tàu ngầm tại vùng biển Ấn Độ Dương. Hai lần trước là tàu ngầm lớp Tống Type 039 đến cảng Colombo của SriLanka vào tháng 9 và 10/2014. Bắc Kinh tuyên bố, sự xuất hiện của tàu ngầm Trung Quốc tại khu vực này chỉ nhằm chống cướp biển.

Subrahmanyam Jaishankar

Ngày 27/01, tờ India Today cho biết, một máy bay không người lái của Mỹ đã phát hiện một tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc hồi tháng 12/2014 và thông tin này đã được Mỹ chia sẻ với Ấn Độ nhân chuyến thăm New Delhi của Tổng thống Barack Obama. Cũng trong ngày 27/01, Hãng AFP và AP dẫn tuyên bố của Tổng thống Barack Obama, theo đó Washington có thể trở thành đối tác tốt nhất của New Delhi; đồng thời hoan nghênh Ấn Độ thể hiện vai trò lớn hơn tại Châu Á - Thái Bình Dương, nơi tự do hàng hải phải được đảm bảo và các tranh chấp phải được giải quyết một cách hòa bình.

Dư luận cũng đang bình luận xung quanh thông tin trên tờ Thời báo Ấn Độ (29/01) bởi theo Dự án Project-75-Ấn Độ, New Delhi sẽ mua 6 tàu ngầm tàng hình lớp Soryu tiên tiến, trị giá ít nhất 8 tỉ USD của Nhật Bản. Các tập đoàn DCNS của Pháp, HDW của Đức, Rosoboronexport của Nga và Navantia của Tây Ban Nha đều đang cạnh tranh để giành được hợp đồng này với Tokyo.

Cũng trong ngày 29/01, Hãng Reuters dẫn lời Đô đốc Robert Thomas, chỉ huy Hạm đội 7 cho rằng, Mỹ hoan nghênh Nhật Bản giúp Washington bay tuần tra không phận Biển Đông. Khả năng Nhật Bản giúp Mỹ bay tuần tra không phận Biển Đông có lẽ được cụ thể bằng việc Tokyo đưa vào sử dụng máy bay tuần tra biển P-1 có tầm hoạt động 8.000km. Theo nhận định của chuyên gia nghiên cứu Grant Newsham thuộc Diễn đàn Nghiên cứu Chiến lược Nhật Bản, việc điều máy bay tuần tra ra Biển Đông sẽ cho phép Nhật Bản thắt chặt quan hệ quốc phòng với những quốc gia đang có tranh chấp trên biển với Trung Quốc.

Đô đốc Robert Thomas cũng cho rằng, các đội tàu cá, tàu tuần duyên của Hải quân Trung Quốc đang áp đảo các nước láng giềng tại Biển Đông. Vẫn theo Hãng Reuters, hiện máy bay tuần tra của Nhật Bản chỉ hoạt động ở vùng biển Hoa Đông, nơi Tokyo có tranh chấp với Bắc Kinh về chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư; do đó, việc mở rộng khu vực tuần tra đến Biển Đông chắc chắn sẽ làm gia tăng thêm căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Cùng ngày 29/01, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân cho biết, Bắc Kinh và Tokyo đã nhất trí sớm thực hiện cơ chế quản lý khủng hoảng trên biển và trên không.

Tàu chiến Trung Quốc trong một cuộc tập trận

Nhưng ngày 30/01, tờ Thời báo Hoàn Cầu tuyên bố, Nhật Bản không được chào đón ở Biển Đông (phản đối Tokyo mở rộng tuần tra trên không tại Biển Đông) và Tokyo cần “kiềm chế sự thèm khát” khi muốn nhảy vào khu vực này. Theo nhận định của ông Robert Haddick, cựu sĩ quan của Lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ, Trung Quốc đang từng bước thực hiện chiến lược hất cẳng Mỹ ra khỏi khu vực Tây Thái Bình Dương bằng những thủ đoạn tinh vi. Ông Robert Haddick cho rằng, mặc dù các hành động của Trung Quốc được tiến hành trên quy mô nhỏ, nhưng về lâu dài sẽ tạo nên mối đe dọa nghiêm trọng, trong đó thay đổi về địa - chính trị là đáng quan ngại nhất. Do đó, Mỹ cần có hành động phản ứng cụ thể, đủ mạnh để đối phó với chiến lược “cắt lát xúc xích” của Trung Quốc.

Cũng trong ngày 30/01, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh (Oánh) đã kêu gọi tất cả các nước tránh gây căng thẳng, không can thiệp vào công việc tại Biển Đông, tạo điều kiện thuận lợi cho các bên hữu quan thúc đẩy tham vấn về COC. Trong khi đó, người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố, những cuộc tập trận trong năm 2015, Trung Quốc sẽ chú trọng “cải thiện khả năng chiến đấu để thắng các cuộc chiến tranh khu vực".

Phát biểu tại cuộc điều trần mới đây trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ, tướng về hưu John Keane kêu gọi Washington và các đồng minh lập chiến lược để đối phó với tham vọng thống trị của Bắc Kinh. Còn trong thông điệp Liên bang hôm 21/01, Tổng thống Mỹ Barack Obama nhấn mạnh, Washington đề ra luật chơi, không phải Bắc Kinh.

Theo nhận định của chuyên gia quân sự Nhật Saburo Tanaka, Trung Quốc muốn biến các hòn đảo ở Biển Đông thành chuỗi đảo đầu tiên để có thể bảo vệ tuyến hàng hải của họ ở phía bắc eo biển Malacca, đồng thời ngăn chặn hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ vào Biển Đông từ biển Celebes. Trong khi đó, tờ Want China Times (Đài Loan) và Tạp chí Japan Military Review (Nhật Bản) cho rằng, với việc xây dựng trái phép tại Biển Đông, Trung Quốc có thể thiết lập chuỗi đảo thứ nhất nhằm chế ngự các căn cứ của Mỹ ở Australia.

Tuấn Quỳnh

Theo Petrotimes

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.