Philippines cảnh giác cao độ với Trung Quốc
Saturday, March 07, 2015 6:40 AM GMT+7
Ngày 27/02, Hãng Central News Agency cho biết, Tổng thống Pháp Francois Hollande (có chuyến thăm Manila trong 2 ngày 26 và 27/02) và Tổng thống Philippinese Benigno Aquino vừa ra thông cáo chung phản đối bất kỳ nước nào dùng phương thức đe dọa hoặc vũ lực xâm chiếm lãnh thổ nước khác, ủng hộ dựa vào luật pháp quốc tế, giải quyết hòa bình tranh chấp lãnh thổ khu vực.

Cũng trong ngày 27/02, Hãng Reuteurs dẫn lời ông Hồng Lỗi, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc bày tỏ quan ngại sau khi Bộ trưởng Năng lượng Philippines Carlos Jericho Petilla thông báo quyết định của Manila - sẽ không gia hạn thị thực cho 16 chuyên gia người Trung Quốc được Tổng Công ty Điện lưới Quốc gia Philippines (NGCP) thuê vì lo ngại về an ninh trong bối cảnh quan hệ song phương đang căng thẳng vì tranh chấp chủ quyền biển đảo. Ông Carlos Jericho Petilla cho biết, tới tháng 07/2015 sẽ chỉ còn 2 công dân Trung Quốc tiếp tục làm việc với NGCP. Do đó, ông Hồng Lỗi hy vọng Manila xử lý vấn đề này một cách công bằng và hợp lý, cũng như duy trì quyền pháp lý của Tập đoàn Điện lực Trung Quốc (SGC) được hoạt động tại Philippines và tạo môi trường lành mạnh cho giới đầu tư nước ngoài.

Tổng thống Pháp Francois Hollande và Tổng thống Philippines Benigno Aquino tại Philippines ngày 26/02/2015

Ngày 28/02, Phó phát ngôn viên của Tổng thống Benigno Aquino, bà Abigail Valte đã lên tiếng bảo vệ quyết định của Bộ Năng lượng. Theo thống kê, hiện SGC nắm tới 40% cổ phần của NGCP, và đây là một tỷ lệ đáng quan ngại đối với ngành điện nói riêng và năng lượng Philippines nói chung. Thượng nghị sĩ Philippines Miriam Santiago từng cảnh báo về nguy cơ an ninh trong việc nước ngoài nhúng tay vào NGCP. Ngày 25/02, giới truyền thông địa phương Philippines dẫn lời Bộ trưởng Năng lượng Carlos Jericho Petilla cho biết, Manila sẽ không gia hạn thị thực cho 16 chuyên gia người Trung Quốc được NGCP thuê. Bộ trưởng Năng lượng Carlos Jericho Petilla cũng tiết lộ, nhiều quan chức Philippines cảm thấy không thoải mái trước sự hiện diện của chuyên gia Trung Quốc tại một công ty có vai trò quan trọng như NGCP.

Trước đó, ông Carlos Jericho Petilla cũng cho biết, Chính phủ Philippines đã ra lệnh tạm ngừng tất cả các hoạt động thăm dò tài nguyên khoáng sản tại vùng biển tranh chấp (bãi Cỏ Rong) giữa Philippines và Trung Quốc ở Biển Đông trong khi chờ đợi một giải pháp cho vấn đề nhạy cảm này. Điều này đồng nghĩa với việc phải hoãn kế hoạch khảo sát của Công ty Forum Energy Plc (có trụ sở tại London, Anh) mặc dù đã được Manila cho phép thăm dò dầu khí tại khu vực rộng 80.000ha tại bãi Cỏ Rong. Giới chuyên môn coi đây là tín hiệu đàm phán mới giữa Philippines và Trung Quốc xung quanh tranh chấp biển đảo ở Biển Đông.

Theo giới truyền thông, tuyên bố của Bộ trưởng Năng lượng Carlos Jericho Petilla được đưa ra đúng thời điểm Tư lệnh Lực lượng Phòng vệ bờ biển Nhật Bản (JMSDF), Đô đốc Tomohisa Takei đang có chuyến thăm Philippines (từ 23 đến 26/02). Giới truyền thông Philipppines cho biết, ông Tomohisa Takei đã hội đàm với Phó tổng tham mưu trưởng Các lực lượng vũ trang Philippines, Trung tướng Virgilio Doming, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Honorio Azcueta và Tư lệnh Hải quân Jesus Millan về những quan ngại, cùng nhận thức và các thách thức trong lĩnh vực hàng hải ở Biển Đông; cũng như khả năng hợp tác giữa JMSDF với lực lượng Hải quân Philippines.

Ngay sau khi Đô đốc Tomohisa Takei kết thúc chuyến thăm Philippines, cùng ngày 26/02, Hãng Reuters đưa tin, Mỹ lần đầu thừa nhận đã triển khai máy bay trinh sát săn ngầm hiện đại nhất P-8A Poseidon (còn gọi là Hải thần P-8A) ngoài khơi Philippines, thực hiện sứ mạng tuần tra Biển Đông trong tháng 2/2015. Được biết, tính đến ngày 21/02, phi cơ P-8A Poseidon đã triển khai ngoài khơi Philippines được 3 tuần và thực hiện hơn 180 giờ bay trên Biển Đông. Theo phát ngôn viên của lực lượng vũ trang Philippines, Đại tá Restituto Padilla, từ năm 2012, Hải quân Mỹ đã triển khai máy bay trinh sát P-3C Orions và từ năm ngoái, máy bay P-8A đã thay thế P-3C Orions. Ngày 28/02, tờ Inquirer cho biết, sĩ quan Philippines đã bay chung với sĩ quan Mỹ (hôm 17/02) trên chiếc P-8A Poseidon, xuất phát từ căn cứ Clark. Đây là dịp thể hiện năng lực của P-8A Poseidon trong môi trường ven biển và vùng biển khơi, đồng thời chia sẻ kinh nghiệm và dữ liệu thời gian thực giữa Mỹ và Philippines.

Theo giới quân sự và giới quan sát, với những gì đã và đang diễn ra ở Biển Đông cho thấy, tình hình khu vực này yên bình hay bất ổn phụ thuộc phần lớn vào cách ứng xử của Trung Quốc, quốc gia đang nuôi tham vọng độc chiếm vùng biển này. Theo tờ The Diplomat, Biển Đông tiếp tục là một trong 10 diễn biến tại Đông Nam Á cần phải theo dõi trong năm 2015 và 2015 rất có thể là một năm đầy sóng gió. Bởi theo nhận định của học giả Bonnie Glaser, câu hỏi đặt ra đối với khả năng Trung Quốc thiết lập Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) ở Biển Đông không phải là “có hay không”, mà là “khi nào thì việc này diễn ra”. Dự kiến, sau ngày 16/06, thời hạn chót Tòa án trọng tài quốc tế dành cho Bắc Kinh để bổ sung tài liệu trong vụ kiện của Manila đối với “đường lưỡi bò” phi lý của Trung Quốc, sẽ có những động thái đáng quan tâm diễn ra. Cũng có không ít nhà phân tích cảnh báo, Biển Đông có thể trở thành khu vực nguy hiểm nhất thế giới trong năm 2015 khi Trung quốc gấp rút xây dựng công trình trên các đảo chiếm đóng ở Biển Đông.

Tuấn Quỳnh

Theo Petrotimes

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.