Bà Clinton sẽ làm khác Obama ở Biển Đông, Syria
Monday, August 08, 2016 5:44 AM GMT+7
(Tin tức 24h) - Chính sách đối ngoại của Washington sẽ có những điều chỉnh lớn so với thời ông Obama, nếu bà Hillary Clinton trở thành Tổng thống Mỹ.

Tờ Thời báo Tài chính mới đây đã đăng bài viết của nhà bình luận hàng đầu về các vấn đề đối ngoại Gideon Rachman nhận định về những khác biệt trong chính sách đối ngoại của bà Clinton và ông Obama.

Nếu bà Hillary Clinton trở thành Tổng thống Mỹ tiếp theo, phóng viên chuyên về Nhà Trắng của tờ New York Times, cho rằng "bà Clinton và ông Obama đã thể hiện quan điểm khác nhau về vai trò của Mỹ trên thế giới; quan điểm của ông Obama là kiềm chế, còn của bà Clinton là không thỏa hiệp".

Sự chia rẽ này, như Landler miêu tả, phần lớn là sự bất đồng về việc sử dụng sức mạnh quân sự của Mỹ. Là Tổng thống, ông Obama đã thường xuyên trì hoãn với đề xuất sử dụng sức mạnh quân sự Mỹ.

Ngược lại, bà Clinton cho rằng "việc sử dụng sức mạnh quân sự có tính toán là quan trọng để bảo vệ lợi ích quốc gia".

Ba Clinton se lam khac Obama o Bien Dong, Syria

Tổng thống Obama và bà Hillary Clinton tại Đại hội toàn quốc Đảng Dân chủ.

Sự khác biệt trong cách tiếp cận này được thể hiện trong suốt những năm ông Obama cầm quyền. Trong năm 2012, bà Clinton, khi đó là Ngoại trưởng Mỹ, ủng hộ việc cung cấp vũ khí cho quân nổi dậy Syria ôn hòa, trong khi Tổng thống Obama đã hoài nghi kế hoạch này.

Vào thời điểm nối tiếng khi ông Obama không thực thi "đường giới hạn đỏ" của mình sau khi Mỹ cáo buộc chính phủ Syria vũ khí hóa học vào năm 2013, bà Clinton đã rời vị trí ngoại trưởng, nhưng bà Clinton ủng hộ các phi vụ ném bom mà ông Obama cuối cùng đã từ chối.

Và trong năm 2015, sau khi Nga can thiệp quân sự tại Syria, bà Clinton đã lên tiếng ủng hộ Mỹ thiết lập "vùng cấm bay" - một động thái mà ông Obama cũng đã từ chối chấp thuận.

Theo quan điểm của Landler, bà Clinton là một người có quan điểm ủng hộ mạnh mẽ can thiệp quân sự tại Libya vào năm 2011 so với ông Obama. Và bà cũng chủ trương cung cấp vũ khí cho chính phủ Ukraine, để hỗ trợ trong cuộc đối đầu với Nga - một ý tưởng mà ông Obama đã từ chối.

Sự liên quan của tất cả điều này là rõ ràng. Một tổng thống Clinton sẽ đánh dấu một sự thay đổi chính sách đối ngoại hiếu chiến và quân sự hóa hơn của Mỹ.

Thế nhưng, có một cơ hội mạnh mẽ rằng sự kết thúc kỷ nguyên Obama có thể chứng kiến một chính quyền Hillary Clinton một lần nữa bị cám dỗ bởi kiểu chính sách diều hâu mà ông Obama đã bác bỏ như "sự ngu ngốc”.

Trước đó, ông Sean King, Phó chủ tịch hãng tư vấn Park Strategies ở thành phố New York, nhận định: "Nếu Clinton lãnh đạo nước Mỹ, Washington sẽ không phát động cuộc chiến để lấy dầu mỏ, khí đốt, cá hay bất kỳ đảo, bãi đá nào ở Biển Đông.

Thay vào đó, Nhà Trắng sẽ tiếp tục thực thi mục tiêu của Obama là duy trì quyền tự do hàng hải ở Biển Đông đối với tàu Mỹ và tiếp tục hợp tác quân sự với các chính phủ Đông Nam Á.

Rất có thể chính quyền Clinton sẽ tiến xa hơn nữa bằng cách phản đối Trung Quốc thông qua các tổ chức quốc tế mà hai nước tham gia hoặc hoặc hiệp định mà hai bên cùng ký.

Washington không đòi chủ quyền ở Biển Đông, song họ đang trở thành hy vọng lớn đối với những nước coi trọng tự do hàng hải trong tranh chấp kéo dài nửa thế kỷ đối với vùng biển có diện tích 3,5 triệu km2".

“Quá trình hoạt động chính trị của Clinton cho thấy bà sẽ phản ứng mạnh hơn so với Obama trong vấn đề Biển Đông.

Đương nhiên Mỹ sẽ không gây chiến với Trung Quốc vì các đảo hay bãi đá, song họ sẽ làm tăng những tổn thất của Trung Quốc bằng cách tham gia những định chế quốc tế và vấn đề toàn cầu”, Ben Reilly, Hiệu trưởng Trường Chính sách công và Các vấn đề quốc tế của Đại học Murdoch tại Australia, bình luận.

Về khu vực Trung Đông, chắc chắn nếu Hillary Clinton đắc cử Tổng thống, chắc chắn bà sẽ có những chính sách để Mỹ hoạt động nhiều hơn và can thiệp sâu hơn vào tình hình an ninh ở khu vực này.

Ứng cử viên tổng thống Mỹ Hillary Clinton cũng cam kết nếu đắc cử sẽ theo chính sách đối ngoại cân bằng để tìm kiếm các điểm tiếp cận chung với các đối thủ, kể cả Nga.

"Tôi tin tưởng vào sự cứng rắn đối với các đối thủ khôn ngoan của chúng ta, tin tưởng vào việc tìm kiếm các điểm tiếp cận chung, nơi chúng ta có thể kiên quyết khi cần thiết.

Đây là sự cân bằng cho phép làm việc với tất cả các nước: tăng áp lực đối với Bắc Triều Tiên, đối đầu với Trung Quốc ở Biển Đông, làm việc với Nga về hiệp ước mới cắt giảm vũ khí tấn công (START), nhằm mục đích giảm thiểu các kho dự trữ hạt nhân. Nhưng đồng thời chúng ta cần đối phó với họ (LB Nga) vì các mối đe dọa của họ cho các đồng minh của chúng ta ở Đông Âu", bà Clinton tuyên bố.

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.