Bảo đảm ‘mạch máu thông tin’ giữa đất liền với Trường Sa
Saturday, September 03, 2022 7:47 PM GMT+7
Thay đổi lớn nhất hiện nay trên quần đảo Trường Sa là sự thông suốt về thông tin liên lạc. Trường Sa hôm nay đã gần hơn với đất liền, bởi ai đã đến Trường Sa giờ chỉ cần bấm máy gọi điện thoại cho người thân, trong ít giây đã có thể kết nối thông tin trò chuyện.

Giữ vững “mạch máu” thông tin cho Quân chủng Hải quân chỉ đạo, chỉ huy các lực lượng bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo Tổ quốc là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu của Lữ đoàn Thông tin 602, Bộ Tham mưu Hải quân. Để hoàn thành nhiệm vụ đó, Lữ đoàn đã triển khai đồng bộ, toàn diện các giải pháp, với quyết tâm chính trị cao nhất.

Chú thích ảnh

Hệ thống VSAT trên các điểm đảo của quần đảo Trường Sa đảm bảo truyền tín hiệu thông tin tốt.

Trong tiết trời oi ả, nắng rát, những chiến sĩ của Lữ đoàn Thông tin 602, Bộ Tham mưu Hải quân vẫn miệt mài kiểm tra hệ thống thông tin liên lạc (TTLL), bất chấp nhiệt độ trên nóc nhà đảo Đá Nam khi đó lên đến 40 độ C.

Trung tá Nguyễn Đức Phú, Lữ đoàn Thông tin 602, cho biết: Trong đợt duy tu, bảo dưỡng, kiểm tra định kỳ này, đơn vị sẽ bảo dưỡng, kiểm tra hệ thống TTLL các trạm VSAT và Viettel trên quần đảo Trường Sa. Tập trung khắc phục lỗi nghẽn mạng TTLL nhằm bảo đảm thông tin thông suốt, nhất là mùa mưa bão đã đến gần. Đoàn cán bộ, nhân viên kỹ thuật Lữ đoàn Thông tin 602 với 40 người sẽ khắc phục sự cố thông tin ở Trường Sa đến khi thông suốt mới quay về bờ, dự kiến thời gian khoảng 2 - 3 tháng.

Tập trung kết nối thông tin giữa máy tính với hệ thống máy chủ trong bờ, những giọt mồ hôi trên trán của Đại úy Hoàng Văn Đại, sỹ quan thông tin nhỏ xuống vai áo ướt đẫm. Đại úy Hoàng Văn Đại cho biết, với phương châm “Kiên trì, anh dũng; đoàn kết, sáng tạo; khắc phục khó khăn; chính xác, kịp thời; an toàn, vững chắc”, mỗi cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn Thông tin 602 luôn tích cực tham mưu, đề xuất với cấp trên về những giải pháp bảo đảm TTLL cho các lực lượng, nhất là lực lượng mới, lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ trên biển, đảo, nhà giàn.

Chú thích ảnh

Các thông tin trong mạng VSAT được truyền tải thông qua kết nối sử dụng tần số vô tuyến.

Ngoài ra, đơn vị còn chủ động xây dựng, điều chỉnh, bổ sung các phương án bảo đảm TTLL phù hợp thực tiễn, trọng tâm là bảo đảm cho nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, tuần tra, bảo vệ chủ quyền và các hoạt động kinh tế biển... Cán bộ, nhân viên ra sức học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ; đoàn kết, khắc phục khó khăn, bám máy, bám đài; tích cực triển khai, củng cố, xử lý các sự cố; bảo đảm “mạch máu” TTLL từ Sở chỉ huy Quân chủng đến các đơn vị luôn thông suốt, “kịp thời, chính xác, bí mật, an toàn”.

Từ khi Viettel đầu tư đưa sóng di động ra đảo, đất liền chỉ còn cách một cái bấm nút, thông tin báo chí được cập nhật liên tục qua Internet không dây, cán bộ, chiến sĩ ra làm nhiệm vụ tại đảo cũng yên tâm công tác hơn.

Trước yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc trong tình hình mới Lữ đoàn Thông tin 602 thường xuyên nghiên cứu nắm chắc tình hình bảo đảm tỷ lệ TTLL đạt từ 99,8% trở lên; chuyển nhận hàng chục nghìn công điện, hàng nghìn ảnh, video. Giữ vững liên lạc trên các mạng, hướng, đặc biệt là các tàu, đảo, nhà giàn, các đơn vị làm nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ chủ quyền, tìm kiếm cứu nạn, đối ngoại quốc phòng, tuần tra chung với hải quân các nước trong khu vực. Cán bộ, nhân viên chấp hành nghiêm kỷ luật thông tin, không để mất liên lạc, chậm điện, lộ lọt bí mật. Lực lượng cơ động tích cực tham gia khắc phục, sửa chữa, xử lý sự cố thông tin, bảo dưỡng kỹ thuật cấp 2 cho các đơn vị Hải quân; bảo quản, bảo dưỡng trang bị thông tin trên huyện đảo Trường Sa và hoàn thành tốt nhiều nhiệm vụ đột xuất khác...

Thời gian tới, nhiệm vụ bảo đảm TTLL cho Quân chủng bảo vệ chủ quyền biển, đảo rất nặng nề. Vì vậy, Lữ đoàn Thông tin 602 tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, có chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu ngày càng cao. Cán bộ, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp có bản lĩnh chính trị vững vàng; quán triệt sâu sắc tình hình nhiệm vụ, chỉ thị, mệnh lệnh của trên; thường xuyên bám máy, bám đài, có ý chí quyết tâm “đã vào ca trực là vào vị trí chiến đấu”, sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ, sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì chủ quyền biển, đảo Tổ quốc.

Chú thích ảnh

Các chiến sĩ thông tin đang thao tác kết nối liên lạc vệ tinh VSAT.

Chủ động nghiên cứu, xây dựng các phương án, kế hoạch bảo đảm TTLL theo các hình thức tác chiến và từng nhiệm vụ; duy trì nghiêm chế độ trực các cấp; xử lý nhanh nhạy, linh hoạt các tình huống. Tổ chức, sử dụng hợp lý lực lượng, phương tiện thông tin bảo đảm cho các nhiệm vụ của Quân chủng, ưu tiên nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ chủ quyền và các lực lượng mới, các lực lượng hoạt động trên vùng biển trọng điểm. Phát huy hiệu quả các loại trang bị, khí tài công nghệ cao, giữ vững TTLL trong mọi tình huống, nhất là mạng liên lạc giữa Sở chỉ huy Quân chủng với đảo, nhà giàn và các tàu trên biển.

Tập trung bảo đảm số lượng, chất lượng, đồng bộ trang bị, khí tài TTLL và thực hiện tốt cuộc vận động “Quản lý, khai thác vũ khí trang bị kỹ thuật tốt, bền, an toàn, tiết kiệm và an toàn giao thông”, gắn với 2 khâu đột phá “Xây dựng chính quy kỹ thuật và làm chủ vũ khí trang bị kỹ thuật”. Cán bộ, nhân viên phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng bảo đảm TTLL, góp phần cùng các lực lượng trong Quân chủng bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo Tổ quốc.

Theo baotintuc.vn

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.