“Thực túc, binh cường” trên đảo Trường Sa
27 Tháng Sáu 2019 12:13 SA GMT+7
Biên phòng - Sống xa đất liền trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, luôn phải đối mặt với biết bao gian khó, hiểm nguy - đó là sự thử thách bản lĩnh, tinh thần của quân và dân trên quần đảo Trường Sa nói chung và đảo Trường Sa Lớn nói riêng. Cùng với các lực lượng và nhân dân đứng chân trên đảo, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Trường Sa luôn nỗ lực khắc phục khó khăn, đẩy mạnh tăng gia sản xuất, bảo đảm hậu cần tại chỗ, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Trong chuyến công tác tại quần đảo Trường Sa và nhà giàn DK1 năm nay, tôi có dịp được đặt chân lên Đồn Biên phòng Trường Sa. Nằm bên âu cảng nước xanh ngăn ngắt, quanh năm lồng lộng gió biển, Đồn Biên phòng Trường Sa được bao bọc xung quanh bằng những tán cây bàng vuông, mù u, phi lao, phong ba xen lẫn các vườn rau tươi tốt khiến cho không khí trong doanh trại dịu hơn dưới cái nắng chói chang, rát bỏng.

jvsg_3a

Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Trường Sa chăm sóc vườn rau xanh trên đảo. Ảnh: Mạnh Thường

Để giúp tôi hiểu hơn về công tác bảo đảm hậu cần tại chỗ mà đặc biệt là nhiệm vụ tăng gia sản xuất của cán bộ, chiến sĩ ở đây, Thiếu tá Trương Phúc Đạt, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Trường Sa dẫn tôi đi thăm các khu tăng gia xung quanh doanh trại. Đồn hiện có 3 khu tăng gia và 1 khu chăn nuôi tập trung.

Ở đây có rất nhiều loại rau được anh em gieo trồng, chăm bón cẩn thận nên phát triển không thua kém gì ở trong đất liền. Các loại rau phổ biến như rau muống, mồng tơi, rau dền, cải cay, bầu đất, rau ngót, ớt cay, rau thơm, bí, mướp... mùa nào thức nấy, đảm bảo cho cán bộ, chiến sĩ của đơn vị sử dụng quanh năm. Hầu hết các loại rau xanh được anh em trồng dưới đất và trong các bồn nhựa com-pô-sít đều vươn lên xanh tốt giữa nắng gió Trường Sa. 

Thiếu tá Trương Phúc Đạt cho tôi biết thêm, mùa này các loại rau xanh trên đảo thường bị rệp trắng phá hoại, còn vào khoảng tháng 7, tháng 8 thì đảo lại có nhiều gió nên anh em phải hết sức nâng niu, che chắn để bảo vệ cho cây. Do điều kiện đặc thù của đảo nên phần lớn nước tưới rau được anh em lấy từ nguồn nước giếng (nước lợ) trên đảo, kết hợp tận dụng nước ngọt sau khi tắm rửa để tưới, vất vả nhất là giai đoạn nắng nóng kéo dài. Nhờ sự tích cực tăng gia sản xuất, trong năm 2018, Đồn Biên phòng Trường Sa đã thu hoạch được 2.500kg rau xanh, củ quả các loại.

Trung úy Trần Văn Dương, Đội trưởng Tham mưu - Hành chính kiêm Kế hoạch tổng hợp của Đồn Biên phòng Trường Sa chở tôi xuống khu chăn nuôi tập trung ở phía cuối đảo. Trong khu vực chăn nuôi của đơn vị hiện có 2 con heo, 15 con gà và 15 con vịt được nuôi theo hình thức gối vụ. Khi có tàu ra đảo, ở đất liền lại gửi ra con giống để anh em tiếp tục chăn nuôi. Đơn vị còn gửi cho các hộ dân trên đảo nuôi giùm gia súc, gia cầm. Đến khi làm thịt đều chia cho bà con nguồn thực phẩm tươi tại chỗ. Những kết quả  trong công tác tăng gia sản xuất đã góp phần cải thiện đời sống bộ đội, đưa thêm vào bữa ăn ngoài chế độ, tiêu chuẩn theo quy định, nâng cao sức khỏe hàng ngày cho anh em.

Với tinh thần chịu khó, tích cực, chăm chỉ của mình, các cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Trường Sa đã không ngừng đẩy mạnh phong trào tăng gia sản xuất, bảo đảm “thực túc, binh cường”, góp phần cùng tập thể đơn vị vững vàng trên quần đảo thiêng liêng của Tổ quốc./. 

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.