Neo tàu trên vùng nước cạn ở quần đảo Hoàng Sa để trụ bão và bám đảo
Tuesday, July 02, 2019 8:57 PM GMT+7
Khi tàu cá vào nơi trú bão, việc làm đầu tiên là phải tìm chỗ neo đậu. Tùy điều kiện khu vực mà có nhiều phương pháp neo đậu khác nhau, thế nhưng với những chiếc thuyền ngoài khơi Hoàng Sa, Trường Sa đang ở giữa cơn bão thì phải neo tàu thế nào?

Nhà báo, Trung tá Lê Văn Chương (Báo Biên phòng), người đã có nhiều công trình nghiên cứu về biển Đông, trong suốt 10 năm tìm hiểu đã gặp gỡ ngư dân để tìm hiểu về về “Phương pháp neo tàu trên vùng nước cạn ở quần đảo Hoàng Sa để trụ bão và bám đảo”, qua đó, tàu cá ứng phó bão trên biển có thể vượt qua thời tiết xấu, bám đảo, để có chuyến biển bình an, thuận lợi.

Neo tàu trên vùng nước cạn ở quần đảo Hoàng Sa để trụ bão và bám đảo ảnh 1

Tàu cá của ngư dân lênh đênh trên biển. Ảnh:  LÊ VĂN CHƯƠNG

Tháng 4-2008, tàu cá ông Lê Hải (huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) đã cứu vớt được anh Ngô Thủ Lý, là ngư dân ở đảo Hải Nam (Trung Quốc), bị chìm tàu tại đảo Đá Bắc thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Trong cơn bão mạnh ngày 17-4-2018, phần lớn các tàu cá đều bị chìm, nhưng một số tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi vẫn sống sót nhờ neo tàu trên vùng nước cạn ở quần đảo Hoàng Sa.

Theo Trung tá Lê Văn Chương, một chiếc tàu đánh cá có công suất trên 550CV trong diễn biến thời tiết xấu có thể cho tàu rời quần đảo Hoàng Sa để quay về đất liền, tuy nhiên sẽ gây ra những lãng phí, tổn thất và gặp nhiều nguy hiểm hơn là thực hiện neo đậu tại chỗ.

Thời gian từ Hoàng Sa về đất liền mất khoảng 6 ngày, tiêu tốn 2.000 lít dầu, mất cơ hội đánh cá vì sau mỗi khi biển động thì sản lượng cá gấp nhiều lần so với những ngày biển êm, đây là kinh nghiệm luồng cá của nhiều ngư dân.

Đồng thời, mỗi chiếc tàu trước khi đi Hoàng Sa phải mua thêm rau xanh, đá lạnh, thực phẩm khoảng 40-50 triệu đồng mà chi phí đánh bắt chưa bù lỗ. Thêm vào đó, trong thời tiết bất lợi có thể gây nguy hiểm nếu chạy về, nếu chạy trước dự báo thời tiết sớm thì bỏ phiên biển, nhưng nếu rời đảo muộn thì dễ gặp xoáy trên đường về.

“Nhìn chung, những bất lợi về kinh tế thì không thể thống kê hết” - Trung tá Lê Văn Chương cho biết.

Trong những lần nói chuyện với ngư dân làng chài, Trung tá Lê Văn Chương đã được ngư dân đã chia sẻ câu chuyện neo tàu thuyền trên biển khi gặp bão.

Ban đầu ngư dân chỉ nghĩ ra việc buộc dây ni lông cọ xát với đá nhưng chỉ một thời gian là bị mài mòn, đứt dây. Vì vậy, các ngư dân thay bằng dây cáp hoặc dây xích và sử dụng ốc xoắn, ốc ma ní để siết cổ dây cố định bằng cờ-lê. Việc lặn xuống rạn san hô để thực hiện thao tác này mất khoảng 10 phút, nhưng do ngư dân chuyên làm nghề lặn nên việc ngậm dây hơi “đi dạo” dưới đáy biển rất dễ dàng. Sau khi tìm được nơi có những gốc san hô tốt, những rạn san hô dưới đáy biển được ví như “cây cổ thụ”, thì siết ốc cố định để neo tàu.

Thông thường, mỗi tàu cá khi vươn khơi đều mang theo một chiếc phi chứa từ 40m-60m dây xích hoặc dây cáp chịu lực được bảo quản bằng cách đổ nhớt vào để chống ôxy hóa bởi nước mặn.

Đối với các tàu cá có chiều dài thân tàu từ 17m trở xuống thì sử dụng dây cáp hoặc xích phi 28; tàu cá có chiều dài thân tàu từ 17m trở lên thì sử dụng loại dây cáp hoặc xích phi 30. Dây cáp để neo tàu được ngư dân gọi là dây buộc “trố” (trố theo tiếng địa phương là những cục san hô ngầm lớn). Với phương pháp neo tàu trên vùng nước cạn ở quần đảo Hoàng Sa, tìm chân rạn san hô lớn, chắn chắn sẽ giúp các ngư dân bám trụ qua cơn bão biển.

Trung tá Lê Văn Chương cho biết thêm: “Tỉnh Quảng Ngãi cũng đưa ra nhiều giải pháp giúp ngư dân bám biển Hoàng Sa, Trường Sa. Tuy nhiên, giải pháp về văn hóa cần được chú trọng.  

Những thói quen trong việc đánh bắt, bám đảo được lặp đi lặp lại nhiều lần. Mỗi ngư dân sẽ hình thành ý thức trong việc vừa phát triển kinh tế, vừa thực hiện nghĩa vụ của công dân là bảo vệ chủ quyền vùng biển của tổ quốc. Việc chuyển cụm từ "bám biển" thành "bám đảo Hoàng Sa" trở thành nét đẹp văn hóa trong nghề biển của người dân chài Quảng Ngãi”.

Công trình “Phương pháp neo tàu trên vùng nước cạn ở quần đảo Hoàng Sa để trụ bão và bám đảo” của Nhà báo, Trung tá Lê Văn Chương, cũng là công trình nghiên cứu Biển Đông đạt giải Đặc biệt Xuất sắc ngày 2-7 vừa qua tại Hà Nội.

Theo sggp.org.vn

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.