Khẳng định chủ quyền biển đảo quốc gia qua chứng cứ khảo cổ học
11 Tháng Mười 2016 7:38 SA GMT+7
Để góp phần khẳng định chủ quyền lãnh hải quốc gia từ năm 1993, nguyên Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt giao cho Viện Khảo cổ học triển khai chương trình khảo cổ học Trường Sa.

Qua nhiều lần kiểm tra và khai quật quy mô, các nhà khoa học đã thu được hàng vạn hiện vật và nó đã trở thành bằng chứng khoa học xác đáng khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa.

Các nhà khoa học Viện Khảo cổ học Việt Nam  đã tiến hành điều tra khảo cổ học quần đảo Trường Sa vào năm 1993 -1994,  khai quật có hệ thống trên đảo Trường Sa Lớn, Nam Yết năm 1995 và đảo Sơn Ca năm 1999.

 


Quá trình khai quật trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, các nhà khoa học đã phát hiện rất nhiều hiện vật gốm thô, gốm sứ, đồ sành, mũi ngói và tiền kim loại thời Nguyễn. Tại đảo Trường Sa, các nhà khoa học đã tìm thấy 331 mảnh đồ gốm, đồ sành, đồ sứ tương đồng với hiện vật cùng loại ở các di chỉ Xuân Giang (Hà Tĩnh) và Hợp Lễ (Hải Dương).

Những hiện vật nói trên chính là những vật dụng hàng ngày của người Việt từng đến sinh sống tại các đảo này vào các thế kỷ XIV- XV. Các nhà khoa học còn tìm thấy các mảnh gốm sứ có hoa văn chìm dưới men, những mảnh trôn bát màu sô cô la, hay họa tiết hoa lam muộn từ thế kỷ XIII - XIV đến thế kỷ XVII - XVIII.

Đặc biệt, qua điều tra điền dã trên đảo Nam Yết và Song Tử Tây, đã thu được 16 đồng tiền thời Nguyễn, có niên hiệu Minh Mạng và Tự Đức, phù hợp với những ghi chép của Lê Quý Đôn trong “Phủ biên tạp lục” viết năm 1776. Tại hố khai quật trên đảo Nam Yết, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy có dấu vết của bếp lửa người xưa dùng đun nấu giữa những vỏ sò, ốc cùng hàng trăm mảnh gốm men trắng vẽ chỉ lam quanh miệng rất giống gốm Đồng Nai, Biên Hòa giai đoạn cuối thế kỷ XIX. Trên đảo Ba Bình, khi khai quật đã phát hiện một ngôi mộ ở độ sâu 0,7m, trong mộ có chôn theo một số đồ tùy táng bằng đất nung, chuỗi hạt bằng đá có khoan lỗ, khuyên tai làm bằng vành miệng ốc mài.

Nhiều tài liệu lịch sử nói về những đoàn thuyền của cha ông từng ra đảo và bị lật chìm bởi bão tố biển Đông. Dấu tích về những hải đội này phần lớn xuất hiện ở Hoàng Sa. Hàng trăm năm trước, ông cha ta với công cụ thô sơ, đã vượt sóng lớn, biển cả để giữ vững chủ quyền, thể hiện tinh thần dân tộc bất khuất. Năm 1934 cựu hoàng Bảo Đại từng cho xây dựng một ngôi miếu với tên gọi Hoàng Sa tự.

Trong tạp chí "Lữ hành gia" quyển 6 xuất bản năm 195, nhà nghiên cứu Nguyễn Nhã cho biết, các nhà khảo cổ học Trung Quốc khi đến Hoàng Sa đã tìm thấy dấu tích ngôi miếu trên. Họ thừa biết Hoàng Sa là của Việt Nam với lịch sử lâu đời nhưng vẫn cứ tự nhận là của mình. Rất tiếc, hoàn cảnh hiện nay chúng ta không thể thực hiện công tác khảo sát và khai quật khảo cổ học tại đây.

Ở vùng biển Bình Châu (Quảng Ngãi) ngư dân vô tình phát hiện con tàu đắm với hàng ngàn hiện vật gốm sứ…, dự đoán xuất xứ của nó từ vùng Arab. Qua các chữ viết trên các bình gốm cho thấy nó xuất phát từ một cảng ở Vịnh Ba Tư.  Hàng ngàn hiện vật trên chiếc tàu bị đắm nói trên chứng minh rằng, Quảng Ngãi ở thế kỷ 9 - 10 là một điểm dừng  để lấy nước ngọt và buôn bán lâm thổ sản của các thuyền buôn quốc tế. Các phát hiện khảo cổ đã cho thấy, nhiều vùng ven biển của Việt Nam trong lịch sử từng là điểm dừng quan trọng trên con đường hàng hải quốc tế với những thương cảng nức tiếng  ở khu vực Vân Đồn, Sầm Sơn, cửa sông Lam...

Kết quả khảo cổ học cho thấy, người Việt Nam đã có mặt trên quần đảo Trường Sa từ rất sớm, ít nhất là từ cuối thời Trần và liên tục có mặt trong các thế kỷ sau cho đến hôm nay. Đó là bằng chứng chắc chắn về một nơi cư trú của người Việt trong thời gian dài với những hoạt động giao thương quốc tế. Đây là những tài liệu về vật chất có sức thuyết phục nhất khẳng định chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải quốc gia.

Theo GS Hà Văn Tấn: “Chúng ta có thể nói rằng đã tìm được những chứng tích khoa học hiển nhiên về các hoạt động trên biển của cả cư dân tiền sử Việt Nam cũng như của người Việt Nam trong lịch sử, mặt khác là có được những tư liệu, cũng hiển nhiên, góp phần bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải quốc gia”.

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.