Trường Sa mùa biển động: Nhà sư đi... biển
04 Tháng Giêng 2014 8:13 CH GMT+7
Chiều xuất phát ra Trường Sa (21.12.2013), giữa đông đặc quân phục Hải, Lục, Không quân trên cầu cảng căn cứ Cam Ranh (Khánh Hòa), chợt nổi trội bóng áo nâu, áo vàng của một nhóm các nhà sư, cũng lỉnh kỉnh đồ đạc, đi từ ngoài vào cảng, lên tàu.


Đại đức Thích Pháp Đạt (thứ 3 từ trái qua, hàng đứng) và thầy Từ Thiện Tâm (thứ 4 từ trái qua, hàng đứng), trong buổi chia tay người thân, Phật tử trước khi lên tàu ra Trường Sa

 
Thuyền trưởng và Chính trị viên tàu HQ-571 đón các thầy lên tàu

Từ quần đảo Trường Sa, trong hành trình công tác của tàu HQ-571...

Suốt hành trình sóng gió của tàu HQ-571 ra các đảo thuộc Quần đảo Trường Sa, lính ta cứ đi qua Phòng B5 của tàu là nhẹ chân, rón rén nhìn tấm giấy dán ngoài cửa “Phòng hai sư thầy” rồi vụt qua, thì thầm bảo nhau: “Chuyến biển này cũng có hai nhà sư, ra… thay trụ trì ngoài Chùa Trường Sa Lớn”…

Tâm nguyện suốt cuộc đời

Đại đức Thích Pháp Đạt (Chúc Phước) năm nay mới trên 40 tuổi nhưng đã là Ủy viên Ban Phật Pháp tỉnh Khánh Hòa, kiêm Phó Trụ trì chùa Linh Sơn (Phước Lộc, Phước Đồng, TP.Nha Trang, Khánh Hòa). Đợt này, Đại đức ra nhận trụ trì Chùa Trường Sa Lớn, thay cho Đại đức Thích Giác Nghĩa hoàn thành phận sự, trở về lại đất liền.

Cùng đồng hành với thầy Thích Pháp Đạt là thầy Từ Thiện Tâm (Như Đạo).

Tàu rời bến, cả hai thầy đã lập tức say sóng, bởi chưa… đi biển lần nào và nằm li bì suốt ba ngày hành trình ra Trường Sa.

Mãi tới khi tàu vào hồ Đá Tây neo tránh trú sóng gió nâng cấp, bớt chòng chành, sang lắc, hai thầy mới gượng được dậy, cố gắng húp nước cháo, do tổ hậu cần Lữ đoàn 146 mang đến.

“Không tưởng tượng là chuyến đi lại vất vả như thế, cứ nghĩ hai ngày là đến nơi như mọi người nói, giờ hơn 10 ngày rồi mà vẫn chưa đến!” - thầy Thích Pháp Đạt cười với tôi như vậy và trầm giọng: “Cũng có mấy ngày này, mới biết là anh em bộ đội Trường Sa đi bảo vệ Tổ quốc, quả thật là vất vả và dũng cảm”.

Vào chùa từ hồi mới học lớp 7, đến nay cũng trên 25 năm theo nghiệp tu hành, nên ước muốn được ra làm chức phận ở những ngôi chùa cổ của Tổ quốc ngoài biên đảo Trường Sa đã nung nấu trong lòng thầy Thích Pháp Đạt từ rất lâu, đặc biệt từ khi các chùa của huyện đảo được tu bổ - tôn tạo nghiêm cẩn.

Muốn đến những nơi vùng sâu, vùng xa khó khăn gian khổ, ngay từ năm trước, thầy Thích Pháp Đạt đã phát nguyện với Ban Phật giáo tỉnh Khánh Hòa hai điểm: huyện đảo Trường Sa hoặc vùng rừng núi Khánh Sơn - Khánh Vĩnh, để góp phần phát triển Phật pháp tại những nơi xa xôi.

“Hôm rồi, biết tâm nguyện ra Trường Sa của mình được chấp nhận, tôi rất vui và mong ra đó không chỉ một mà ở tận ba năm luôn!” - thầy Thích Pháp Đạt tâm sự thật và sôi nổi: “Không phải ai muốn ra Trường Sa cũng được, bởi nơi đó là địa bàn đặc biệt, việc tu hành cũng phải đặc biệt, chứ không đơn giản như thành phố - đất liền và mình sẽ phải cố gắng nhiều để hoạt động của nhà chùa thực sự có tác dụng về tinh thần cho dân trên đảo!”.

 

 
Chia tay tại cầu cảng

 
Phật tử và đại diện nhà chùa trong đất liền tiễn thầy Thích Pháp Đạt (giữa)

Giúp cho đảo, từ mỗi tiếng chuông ngân

Say sưa nói về những dự định của mình trong thời gian ra trụ trì tại chùa Trường Sa Lớn, thầy Thích Pháp Đạt diễn giải với tôi cùng rất nhiều anh em bộ đội trên tàu vào thăm thầy, qua hình tượng “cây xanh vững chãi”.

Theo thầy thì việc tu tập cần có duyên, cây có vững thì gốc phải vững. Người chân tu cần có khoảng lặng như quá trình hình thành - phát triển thân, lá, rễ như cây, để giảm bớt những việc tiếp xúc với thế giới xô bồ thường nhật, lễ nghi cúng bái hàng ngày, để có thời gian nghiên cứu - tìm hiểu - suy ngẫm…

Chỉ cả thùng sách to đùng trong góc phòng ở trên tàu HQ-571, thầy khoe: “Tôi mang toàn bộ băng đĩa, sách vở về Phật giáo ra đảo đọc, nghiên cứu.

Có lẽ, sự nhiệt thành của hai thầy Thích Pháp Đạt và Từ Thiện Tâm với Trường Sa, bộ đội cũng biết hết nên suốt ngày, anh em ghé qua thăm - nói chuyện - kể chuyện Trường Sa, biển đảo và nhất là… hỏi thăm các thầy ăn uống sinh hoạt ra sao, có thiếu thốn gì và món ăn chay dành riêng, có được ngon miệng?

 

 
Cầu mong sóng yên biển lặng, hành trình thuận lợi trước khi tàu rời bến

 
Đại đức Thích Pháp Đạt chụp hình lưu niệm trước khi lên tàu

 
Các thầy dự lễ tiễn đoàn

Đại tá Nguyễn Văn Thư, Phó Chính ủy Lữ đoàn 146, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân - Trưởng đoàn Công tác, ngày nào cũng từ trên tầng A xuống thăm hỏi, động viên các thầy.

Thiếu tá Nguyễn Văn Sơn, Tổ trưởng tổ hậu cần thì cứ ngày ba bữa, lại tự tay chọn rau tươi, luộc rau, pha nước tương, xới cơm và phân công hai chiến sĩ trẻ, mang đến tận phòng phục vụ các thầy.

Theo kế hoạch ban đầu, tàu chỉ hành trình hai ngày đêm là cập cảng Trường Sa Lớn nên hai thầy cũng chỉ mang theo thức ăn đồ chay cho 3-4 ngày. Thời tiết xấu, tàu phải tránh trú sóng gió, khiến thời gian lên đến 10 ngày, sang Trường Sa Lớn cập cảng, các thầy đành qua bữa với rau luộc, nước tương và… gói bột nêm trong mì gói.

Biết các thầy ngại làm phiền bộ đội, anh em bảo nhau lục ba lô tìm lạc rang - muối vừng đồ ăn dự trữ, chuẩn bị sẵn ở nhà cho cá nhân đi biển, mang sang biếu các thầy.

Cứ thấy bộ đội lịch kịch chuẩn bị, cả hai thầy lại nức nở: “Ăn uống xôm quá, ngon hơn cả đất liền!” khiến lính ta thành thật: “Anh em được rèn luyện gian khổ, đã quen với sóng gió. Chỉ thương các thầy vất vả, ra tít ngoài đảo giữ chùa cùng bộ đội, nên cố một tý cùng các thầy, cũng không sao đâu!”…

Nhiều người cứ bảo “Giữ gìn quần đảo, chỉ cần súng to tàu lớn, vũ khí tối tân hiện đại”, nhưng với Quân và dân huyện đảo Trường Sa, việc bảo vệ chủ quyền còn từ những việc nhỏ nhất, như hành trình sóng gió của những người chân tu, tình nguyện ra đảo giữ tiếng chuông ngân, từ những ngôi chùa nghìn năm.

Mai Thanh Hải

Theo TNO

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.