Tọa đàm “Doanh nhân chung sức bảo vệ chủ quyền biển Đông”: Mỗi doanh nhân là một chiến sĩ
23 Tháng Năm 2014 7:42 SA GMT+7
Ngày 22/05, tại tọa đàm “Doanh nhân chung sức bảo vệ chủ quyền biển Đông” do Hội Doanh nhân trẻ TP.HCM và báo Tuổi Trẻ phối hợp tổ chức, các doanh nhân đã có dịp chia sẻ thông tin về tình hình đang diễn ra trên biển Đông.

Tham dự tọa đàm có đại diện cảnh sát biển Vùng 3, tiến sĩ Nguyễn Nhã cùng hơn 60 doanh nghiệp.

Cuộc đấu trí, đấu lý căng thẳng

26.508.763.000 đồng

Là số tiền bạn đọc đóng góp và hưởng ứng chương trình “Chung sức bảo vệ chủ quyền biển Đông” tính đến 17g ngày 22/05/2014. Riêng trong ngày 22/05 số tiền là 875.562.000 đồng.

* Tính đến ngày 22/05, báo Tuổi Trẻ đã triển khai hỗ trợ các hoạt động với số tiền 16.569.780.000 đồng.

* Bạn đọc tham gia đóng góp cho chương trình “Chung sức bảo vệ chủ quyền biển Đông” thông qua một trong các hình thức sau:

- Đóng góp trực tiếp tại tòa soạn báo Tuổi Trẻ (60A Hoàng Văn Thụ, P.9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM) hoặc tại 14 văn phòng đại diện, thường trú của báo Tuổi Trẻ trên cả nước.

- Hoặc thông qua tài khoản:

+ Báo Tuổi Trẻ, Ngân hàng Công thương chi nhánh 3 TP.HCM.

Số tài khoản: 102010000118248 (Việt Nam đồng).

Bạn đọc có thể ủng hộ thông qua cổng thanh toán của Tuổi Trẻ tại http://pay.tuoitre.vn/cong-tac-xa-hoi.

- Bạn đọc ở nước ngoài xin chuyển khoản về chủ tài khoản báo Tuổi Trẻ:

+ Tài khoản USD: 007.137.0195.845 tại NH Ngoại thương TP.HCM.

+ Tài khoản EUR: 007.114.0373.054 tại NH Ngoại thương TP.HCM.

+ Swift code: BFTVVNVX007.

Nội dung chuyển tiền: Ủng hộ chương trình “Chung sức bảo vệ chủ quyền biển Đông”.

Mọi thông tin vui lòng liên hệ qua điện thoại: (08) 39973838 gặp ban công tác xã hội hoặc qua mail: congtacxahoi@tuoitre.com.vn.

Những thông tin từ biển Đông của đại tá Đỗ Hồng Đó, chính ủy cảnh sát biển Vùng 3, mang đến buổi tọa đàm thu hút nhiều sự quan tâm. Theo đại tá Đó, những ngày qua diễn biến tại hiện trường khu vực giàn khoan Hải Dương 981 vẫn vô cùng căng thẳng, phức tạp.

Từ 58 tàu Trung Quốc đã tăng lên 135 tàu và đến chiều 21/05 còn 95 tàu. Nhưng về lực lượng thì họ tăng cường hoạt động của máy bay với tầm bay rất thấp phía trên các tàu. Hoạt động truy đuổi, ngăn cản tàu Việt Nam tiếp cận giàn khoan vẫn rất ráo riết.

“Cuộc đấu trí diễn ra từng giờ từng phút. Trên từng tàu của ta có hệ thống thông tin hình ảnh truyền về sở chỉ huy nhằm kịp thời nhận chỉ đạo trực tiếp. Những ngày sau, khi Trung Quốc tiếp tục điều nhiều tàu ra với thái độ hung hăng thì chúng ta với sự ủng hộ của dư luận quốc tế nên tàu của ta đã tiến sâu hơn về phía giàn khoan được 4-5 hải lý” - đại tá Đó cho biết.

Vừa trở về sau chuyến đi cùng tàu kiểm ngư ra Hoàng Sa, phóng viên Viễn Sự (báo Tuổi Trẻ) cung cấp thêm nhiều thông tin nóng: “Ban ngày, Trung Quốc tấn công bằng vòi rồng, đâm va, uy hiếp bằng máy bay. Ban đêm họ dùng đèn pha cường độ cực mạnh rọi thẳng vào cabin để người trên tàu không thể nhìn được bằng mắt thường hoặc dùng loa có tần suất cao để phát ra âm thanh khiến chúng ta mất ăn mất ngủ. Khi phun nước, họ cũng chủ ý xịt vào ống khói để làm tê liệt máy, xịt vào hệ thống ăngten để cắt đứt liên lạc của tàu Việt Nam”.

Cho đến giờ phút này, các tàu Việt Nam đã ra hiện trường hơn 20 ngày. “Đến ngày các phóng viên trở về thì trên tàu đã cạn rau xanh” - anh Viễn Sự thông tin.

Đại tá Đó cũng cho biết trên mỗi tàu, lượng nước ngọt dự trữ chỉ đủ đảm bảo cho nhu cầu nấu ăn và rửa mặt. Một tuần các chiến sĩ mới được tắm một lần.

Đấu tranh trên ba mặt trận

“Khi trình chiếu video clip của phóng viên Tuổi Trẻ quay từ hiện trường, thú thật tôi chỉ xem được đoạn đầu và không dám xem tiếp vì cảm thấy quá đau lòng” - chị Lê Thị Thúy Loan, giám đốc điều hành Công ty TNHH Loan Lê, xúc động nói.

Tuy nhiên, ngay sau đó chị Loan khẳng định: “Thời điểm này chúng ta phải là những doanh nhân hành động, đừng để cảm xúc chi phối”.

Theo chị Loan, việc cần làm là các doanh nghiệp chúng ta phải đoàn kết để tránh tình trạng kinh doanh manh mún, đồng thời hỗ trợ nguồn lực cho nhau. Và ngay từ bây giờ Nhà nước hãy cùng các doanh nghiệp xây dựng nền công nghiệp phụ trợ.

Chị Nguyễn Thị Thanh Thủy, giám đốc Công ty Smart World Technology, chia sẻ: “Đây là cơ hội lịch sử để thay đổi. Đến bây giờ tăm xỉa răng và bông ngoáy tai còn nhập của Trung Quốc thì khó mà chấp nhận. Dĩ nhiên, để giảm sự phụ thuộc sẽ khó khăn, không phải một sớm một chiều nhưng phải có quyết tâm” - chị Thủy nói.

Có cùng trăn trở, giám đốc điều hành Công ty TNHH truyền thông Ngọc Nam Phương - chị Phan Thị Ngọc Diễm, góp ý: “Trong tình hình này, doanh nhân cũng là chiến sĩ và ta nên xác định đâu là mặt trận chúng ta có thể đóng góp. Theo tôi, có ba mặt trận là mặt trận ngoại giao, mặt trận truyền thông và mặt trận kinh tế”.

Chị Diễm cho rằng doanh nhân có thể trực tiếp chia sẻ thông tin, truyền thông điệp cho khách hàng, cho đối tác. Một mặt cần có những động thái để trấn an nhà đầu tư, kêu gọi họ hãy có niềm tin vào Việt Nam.

Ngoài ra, cộng đồng doanh nghiệp nên có hỗ trợ cho những doanh nghiệp đã bị thiệt hại trong vụ gây rối, bạo động vừa qua. “Ngay bây giờ, chúng ta hãy bắt tay vào việc này tại chính đơn vị của mình” - chị Diễm quyết liệt.

Tiến sĩ Nguyễn Nhã, nhà nghiên cứu về Hoàng Sa - Trường Sa, đúc kết: “Khi chúng ta đã hùng cường thì khó ai bắt nạt chúng ta. Khi đất nước có hàng ngàn, hàng trăm ngàn doanh nghiệp mạnh thì khó ai có thể chi phối được mình”.

Anh Trần Hữu Phúc Tiến (Công ty Hợp Điểm) cho rằng: “Doanh nhân có hàng ngàn website, có hàng ngàn Facebook, chúng ta có thể viết bằng tiếng Anh, tiếng Hoa. Một cái loa của cảnh sát biển không thể bằng hàng ngàn, hàng triệu “cái loa” của Internet, của các mạng xã hội. Hãy nói bằng nhiều cách để thế giới hiểu và đồng hành cùng Việt Nam trong vấn đề biển Đông”. 

 

Hội Doanh nhân trẻ TP.HCM trao tiền ủng hộ chương trình “Chung sức bảo vệ chủ quyền biển Đông” - Ảnh: Thanh Đạm

Thêm 750 triệu đồng chung sức

Tại tọa đàm, Hội Doanh nhân trẻ TP.HCM đã ra lời tuyên bố phản đối Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, kêu gọi các hội viên đoàn kết, có hoạt động thiết thực ủng hộ các lực lượng chức năng và ngư dân, thể hiện lòng yêu nước thiết thực bằng cách tập trung sản xuất kinh doanh hiệu quả. Dịp này, thông qua chương trình “Chung sức vì chủ quyền biển Đông” của báo Tuổi Trẻ, Hội Doanh nhân trẻ TP.hcm đã trao 750 triệu đồng ủng hộ lực lượng cảnh sát biển. 

MAI HƯƠNG

Theo TTO

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.