Tầm nhìn biển Đông của Ấn Độ
30 Tháng Năm 2014 11:11 SA GMT+7
Học giả Ấn Độ xem việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép tại biển Đông là vấn đề đe dọa lợi ích của quốc gia mình và đang tính chuyện hợp tác với các quốc gia ven biển khác.


Tàu chiến Ấn Độ trong chiến dịch tìm kiếm chiếc máy bay MH-370 mất tích của Malaysia - Ảnh: Reuters

Bên lề cuộc tọa đàm Gia tăng căng thẳng ở biển Đông và hậu quả đối với an ninh khu vực do Trung tâm nghiên cứu chiến lược châu Á của Ấn Độ (CASS-India) tổ chức tại Singapore ngày 28/05, tiến sĩ Diane A.Desierto đã hỏi Giáo sư Srikanth Kondapalli: “Quan tâm của Ấn Độ ở biển Đông là gì?”. Không chút do dự, vị giáo sư đến từ Trung tâm nghiên cứu Đông Á của Đại học Jawahareal Nehru ở thủ đô New Dehli trả lời: “Năng lượng”. Bà Desierto, người gốc Philippines, là Phó giáo sư tại Trường Luật William S.Richardson của Đại học Hawaii tại Manoa và hiện đang giúp Manila về mặt pháp lý trong vụ kiện đưa Bắc Kinh ra tòa án trọng tài quốc tế vì tranh chấp trên biển Đông.

Trong phần trình bày tại cuộc tọa đàm, Giáo sư Kondapalli đã đưa ra những con số cho thấy biển Đông không chỉ là tuyến đường “huyết mạch” với hơn 50% hàng hóa của thế giới trị giá 5.300 tỉ USD đi qua mỗi năm mà nó cũng gắn chặt với lợi ích thiết thực của Ấn Độ khi 55% giao dịch thương mại quốc tế của Ấn Độ đi qua vùng biển này.

Không chỉ chứa trữ lượng dầu mỏ ước tính 213 tỉ thùng, biển Đông cũng là nơi 50% khí đốt và 35% dầu mỏ xuất nhập khẩu của thế giới đi qua. Nền kinh tế đang phát triển ở quốc gia đông dân thứ hai thế giới ngày càng cần nguồn năng lượng nhập khẩu, ông Kondapalli nhìn nhận. Bên cạnh đó, Công ty dầu khí quốc tế ONGC Videsh Ltd. (OVL) của chính phủ Ấn Độ cũng đang đầu tư 2,25 tỉ USD nhằm khai thác nguồn lợi dầu mỏ trong vùng biển mà 200 công ty dầu khí thế giới đang dự phần. “Vì vậy, bất kỳ hành động nào gây nguy hiểm vùng biển này đều có tác động sống còn đối với thế giới và Ấn Độ nói riêng”, ông nói.

Trên mặt trận quốc phòng, học thuyết an ninh biển năm 2007 của Ấn Độ là “thứ nhất vành đai Ấn Độ Dương (IOR), thứ nhì biển Đông”, Giáo sư Kondapalli nói. Ông cũng chỉ ra xu hướng nguy hiểm khi Trung Quốc có dấu hiệu “biến những vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia ven biển thành vùng quân sự”.

Cùng nhận định với Giáo sư Kondapalli, 12 học giả từ nhiều quốc gia khác tham gia buổi tọa đàm đều bày tỏ sự lo ngại đặc biệt trước những hành động hung hăng mang tính “khiêu khích” và “phi pháp” của Bắc Kinh đối với các quốc gia Đông Nam Á có tranh chấp chủ quyền ở biển Đông, đặc biệt là tại vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam hiện nay.

Hợp tác với Đông Nam Á

Bên cạnh mối quan hệ “cơm không lành canh không ngọt” có tính chất lịch sử là tranh chấp biên giới đất liền, Giáo sư Kondapalli cũng chỉ ra một loạt những va chạm gần đây giữa tàu Ấn Độ và tàu Trung Quốc trên biển Đông và các hục hặc giữa đôi bên về quyền tự do lưu thông trên biển tại các diễn đàn ngoại giao và an ninh trong khu vực.

Chưa hết, tại Ấn Độ Dương, theo tiến sĩ Nagao Satoru, chuyên gia nghiên cứu chiến lược quân sự Ấn Độ tại Đại học Gakushuin (Nhật Bản), hải quân Trung Quốc trong vài năm qua cũng có nhiều hành động thách thức New Dehli, thậm chí đánh cắp tài liệu mật từ hạm đội Phương Đông của hải quân nước này.

Điều đó khiến New Dehli ngày càng lo ngại và muốn xích gần các quốc gia ven biển khác. Bên cạnh hợp tác với Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc, Ấn Độ đặc biệt quan tâm đến ASEAN. “Tại Đối thoại Shangri-La năm 2012, Tư lệnh hải quân Ấn Độ D.K. Joshi đã công khai bày tỏ mong muốn hợp tác với ASEAN”, ông Kondapalli nói.

Với ASEAN, ông Kondapalli chỉ ra quan hệ tốt đẹp với Singapore thể hiện qua việc New Delhi cho phép quân đội nước này huấn luyện trên đất Ấn. Hai bên cũng tiến hành các cuộc tập trận chung, tuần tra biển chung và hợp tác công nghệ quốc phòng. Riêng với Việt Nam, lịch sử quan hệ từ thời Chiến tranh lạnh cho phép hai bên có một sự tin tưởng nhất định. Ngoài ra, Ấn Độ cũng huấn luyện phi công chiến đấu cho không quân Thái Lan, Malaysia và Indonesia, tiến sĩ Nagao Satoru cho hay. Chưa hết, ông Kondapalli cũng cho biết khí tài quân sự của New Dehli và một số nước Đông Nam Á có nhiều tương đồng.

Dựa trên những mối quan hệ tốt đẹp và sự tương đồng sẵn có, tiến sĩ Satoru cũng gợi ý New Delhi hình thành một liên minh đối thoại ba bên với ASEAN, Nhật Bản và tiến hành các cuộc tập trận chung. Nhận định Ấn Độ là một “đối tác đáng tin cậy” bởi “có chung lợi ích” và “có năng lực quân sự”, ông Satoru gọi nước này là “một nhân tố then chốt” trong kiến trúc an ninh khu vực hiện nay. Đáp lại những gợi ý này, Giáo sư Kondapalli cho biết tân Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi sẽ đi thăm 3 nước châu Á trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên sắp tới. Điểm dừng chân đầu tiên của ông Modi sẽ là Tokyo, sau đó là Singapore trước khi đến Bắc Kinh.

Thục Minh
(Văn phòng Singapore)

Theo TNO

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.