Kiên trì đấu tranh bảo vệ chủ quyền
02 Tháng Sáu 2014 7:00 SA GMT+7
Dù bằng cách nào, VN cũng kiên trì bảo vệ bằng được chủ quyền. Đó là thông điệp mà Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh gửi đi từ Diễn đàn an ninh châu Á - Thái Bình Dương.

 Thứ trưởng Quốc phòng, thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh (phải) gặp Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ Martin Dempsey bên lề Đối thoại Shangri-La  - Ảnh: Thục Minh

Diễn đàn có tên gọi Đối thoại Shangri-La lần thứ 13 kết thúc hôm qua sau 3 ngày thảo luận nóng bỏng về các vấn đề an ninh khu vực. Bên lề diễn đàn, thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh có nhiều cuộc gặp gỡ song phương với quan chức quốc phòng cao cấp của nhiều nước. Ông cũng có cuộc trao đổi với Báo Thanh Niên:

Thưa Thứ trưởng, theo ông, vấn đề gì đáng lưu ý nhất tại Đối thoại Shangri-La lần thứ 13 này?

 
 

Chỉ khi chúng ta bị kẻ khác đem chiến tranh đến nước mình hoặc chúng ta bị kẻ khác tước đoạt chủ quyền lãnh thổ thì chúng ta buộc lòng phải chấp nhận một khả năng xấu hơn giải pháp hòa bình. Nhưng dù bằng cách nào đi nữa, mình tin là mình sẽ thắng bởi những yêu cầu và đòi hỏi của mình là hoàn toàn hợp lý, đúng với luật pháp quốc tế, được quốc tế thừa nhận

 

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh

 

Năm nay, các vấn đề chung của khu vực cũng được nhắc đến, nhưng một cách tương đối và bao quát thôi. Nổi lên là vấn đề an ninh biển.

Khi mà người ta chưa thấy mọi hoạt động trên biển có thể làm lung lay đến lợi ích của quốc gia mình thì an ninh biển chưa được đánh giá đúng giá trị của nó. Nhưng khi an ninh biển bị đe dọa, và mỗi một quốc gia soi vào sự phát triển của mình với sự mất ổn định ở biển, thì họ thấy hậu quả là rất lớn. Vậy nên, hầu hết các nước ở mọi cấp khi phát biểu trên diễn đàn hay trao đổi bên lề đều tập trung vào an ninh biển. Ở khu vực chúng ta, họ rất quan tâm những điểm nóng, cụ thể là tranh chấp chủ quyền ở biển Hoa Đông và mới nhất là biển Đông.

Có một điểm mới là các nước đều bàn vấn đề tìm ra cách hành xử chung mà các bên đều chấp nhận được và đảm bảo không xảy ra những quyết định sai lầm dẫn đến xung đột. Họ hưởng ứng cách ứng xử phù hợp với luật pháp quốc tế, giải quyết các tranh chấp trên biển bằng biện pháp hòa bình. Bởi xung đột gì rồi cũng phải đi đến hòa hoãn. Xung đột thực chất là rất vô ích nếu chúng ta có thể tìm được con đường hòa bình để giải quyết tranh chấp.

Nói vậy có phải ông đang hướng tới cho việc giải quyết vụ giàn khoan Hải Dương - 981 bằng đàm phán?

Đúng vậy. Nhưng trong đàm phán, yếu tố bối cảnh tình hình là cực kỳ quan trọng để đảm bảo đàm phán công bằng, đúng luật pháp quốc tế, không nước nào có thể bắt nạt nước khác. Một bối cảnh tốt đòi hỏi: Trước hết là các nước phải giữ được độc lập tự chủ và chủ quyền của mình, hoàn toàn tự chủ khi bước vào đàm phán; thứ hai là dư luận quốc tế, khu vực ủng hộ xu thế hòa bình, ủng hộ đàm phán công bằng, bình đẳng; và đặc biệt là các nước trực tiếp tham gia đàm phán với nhau phải trên tinh thần thiện chí, tôn trọng nhau, lắng nghe ý kiến của cộng đồng quốc tế, và đặc biệt là tôn trọng luật pháp. Đàm phán như vậy mới có tác dụng, đem được lợi ích bình đẳng cho cả hai bên mà người ta thường gọi là “win - win” (cùng thắng).

Đối với chúng ta, để đảm bảo điều kiện như vậy, có 3 yếu tố quan trọng: Thứ nhất là phải củng cố được sức mạnh của đất nước, cả về chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế, xã hội và văn hóa, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc. Thứ hai là chúng ta phải trình bày với cộng đồng quốc tế một cách khách quan, trung thực để có được sự ủng hộ của họ trước cái đúng của ta. Thứ ba, quan trọng nhất, là phải duy trì được mối quan hệ và cùng với nước có tranh chấp với chúng ta đi vào đàm phán bình đẳng, trên cơ sở luật pháp quốc tế.

Nếu bên kia không chịu đàm phán hoặc đàm phán một cách không công bằng, không có lợi cho chúng ta thì hành động tiếp theo sẽ là gì?

Tôi nghĩ không quốc gia nào có thể nói không mãi được. Còn phương châm của chúng ta là “dĩ bất biến, ứng vạn biến”. Chúng ta tin vào lẽ phải, kiên trì đấu tranh bằng biện pháp hòa bình và không bị bẻ gãy, thì đến một lúc nào đó, Trung Quốc phải thay đổi.

Trong phiên thảo luận về quản lý các mâu thuẫn chiến lược hôm 31/05, có đại biểu hỏi đại tướng Phùng Quang Thanh khả năng VN đem vụ này ra tòa án quốc tế. Bộ trưởng đã trả lời rằng chúng ta đang xem xét việc này, và đó chỉ là giải pháp cuối cùng mà chúng ta bị buộc phải chọn. Việc đưa ra tòa án, nếu có, sẽ có ý nghĩa thế nào, thưa ông?

 
 

VN dự kiến nhận tàu tuần tra Nhật vào năm tới

Đó là phát biểu của Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh trong cuộc trả lời phỏng vấn Reuters bên lề Đối thoại Shangri-La ở Singapore ngày 1.6. Cụ thể, ông nói Nhật Bản sẽ hỗ trợ huấn luyện và chia sẻ thông tin với Cảnh sát biển VN cũng như gửi vài tàu cho VN. Quá trình này đang tiến triển rất tốt và ông dự đoán VN sẽ nhận tàu tuần tra Nhật vào đầu năm tới. Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh còn nhấn mạnh nhiều nước khác cũng cần lên tiếng phản ứng mạnh mẽ hơn nữa đối với hành động sai trái của Trung Quốc. Ngoài ra, Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh cho biết thêm, trong cuộc gặp với Phó tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc Vương Quán Trung, ông khẳng định VN không bao giờ muốn có căng thẳng với Trung Quốc và cái VN muốn là hòa bình, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. 

Minh Trung

 

Trước hết, Tòa án quốc tế là cơ quan tài phán, cơ quan trọng tài được hầu hết các nước trong cộng đồng quốc tế đồng tình lập ra để phân xử các vấn đề khác biệt, các tranh chấp giữa các nước kể cả về kinh tế, chính trị, quân sự, lãnh thổ. Tính minh bạch của tòa án này rất cao để không có bất kỳ một sự thiên vị nào có thể che giấu được. Bằng chứng là thẩm phán đến từ tất cả các nước, chứ tòa án không có thẩm phán riêng. Tòa này không xử theo kiểu luật hình sự, không bắt tù hay phán xét ai có tội hay không có tội, mà chỉ nói ai đúng ai sai trên cơ sở luật pháp quốc tế. Vì vậy khi một nước kiện một nước khác thì “nước khác” hay bên thứ ba, thứ tư có muốn tham gia hay không là quyền của họ. Nếu họ không tham gia cũng rất khó buộc họ tham gia. Thứ hai, khi tòa ra phán quyết và hỏi anh có đồng ý không, họ bảo “không” thì cũng rất khó. Thứ ba, tòa án này không có cơ chế để chế tài.

Như vậy, tòa án này mặc nhiên chỉ có tính chất chính trị, lấy luật pháp làm căn cứ. Vậy việc đưa nhau ra tòa án này thực chất là gì? Bản chất của nó là tiếp tục một cuộc đấu tranh chính trị dưới góc độ pháp lý!

Vậy khi nào người ta đưa nhau ra tòa? Khi không nước nào nghe nước nào cả thì người ta dùng tòa án này để giúp chỉ ra cái đúng - cái sai, giúp các xung đột, khác biệt về quan điểm dần dần giảm đi. Đó là một trong các yếu tố dẫn đến chỗ tạo điều kiện thuận lợi cho hai nước tìm cách hòa giải với nhau có lợi cho cả hai bên.

Trở lại vụ giàn khoan, có dư luận cho rằng chúng ta chậm trễ trong việc phát hiện sự di chuyển của nó, dẫn đến phản ứng chậm. Ông thấy tin này thế nào?

Thật ra chuyện Trung Quốc di chuyển giàn khoan là rất bình thường. Họ di chuyển rất nhiều. Theo luật biển, khi nó di chuyển vô hại thì không được ngăn, chỉ khi nó dừng lại thao tác thì mình mới được ngăn. Việc phân biệt nó vi phạm hay không vi phạm thật ra là rất khó.

Nhưng phải khẳng định ngay là, khi giàn khoan Hải Dương - 981 dừng lại và bắt đầu thao tác, ngay lập tức chúng ta đã có ở đó một đội hình rất sẵn sàng của cảnh sát biển, của kiểm ngư để đấu tranh, ngăn chặn, kêu gọi. Ngay trong ngày 02/05, mình đã bắt đầu bao vây, ngăn chặn và cảnh báo, đồng thời công bố luôn với nhân dân cả nước và với thế giới.

Thưa ông, đâu đó có băn khoăn về một tình huống xấu nhất là xung đột vũ trang trên biển Đông, khi mọi giải pháp hòa bình đều bế tắc, ông nghĩ sao?

Có một điều chắc chắn là VN sẽ làm tất cả để tránh chiến tranh. Nhưng, cũng có một điều, như Thủ tướng Chính phủ đã nói, chỉ khi chúng ta bị kẻ khác đem chiến tranh đến nước mình hoặc chúng ta bị kẻ khác tước đoạt chủ quyền lãnh thổ thì chúng ta buộc lòng phải chấp nhận một khả năng xấu hơn giải pháp hòa bình. Nhưng dù bằng cách nào đi nữa, mình tin là mình sẽ thắng bởi những yêu cầu và đòi hỏi của mình là hoàn toàn hợp lý, đúng với luật pháp quốc tế, được quốc tế thừa nhận.

Thục Minh (Văn phòng Singapore)

Theo TNO

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.