Tranh chấp lãnh thổ tại biển Đông và biển Hoa Đông: Âm mưu thay đổi hiện trạng Biển Đông
Friday, August 22, 2014 6:14 AM GMT+7
Dư luận trong và ngoài khu vực đang quan tâm tới chuyến thăm chính thức Mông Cổ (từ 21 đến 22/08) của Tổng bí thư Trung Quốc bởi đây là chuyến thăm Mông Cổ đầu tiên của ông Tập Cận Bình trên cương vị Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa và là chuyến thăm đầu tiên của nguyên thủ Trung Quốc tới Mông Cổ sau 11 năm.

 Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) trong một cuộc gặp với Tổng thống Mông Cổ Tsakhia Elbegdorj (Ảnh: Tân Hoa xã)

Dư luận trong và ngoài khu vực đang quan tâm tới chuyến thăm chính thức Mông Cổ (từ 21 đến 22/08) của Tổng bí thư Trung Quốc bởi đây là chuyến thăm Mông Cổ đầu tiên của ông Tập Cận Bình trên cương vị Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa và là chuyến thăm đầu tiên của nguyên thủ Trung Quốc tới Mông Cổ sau 11 năm.

Dự kiến, trong thời gian ở thăm Mông Cổ, ông Tập Cận Bình sẽ hội đàm với Tổng thống Tsakhia Elbegdorj, hội kiến Chủ tịch Quốc hội Miyeegombo Enkhbold, Thủ tướng Norovyn Altankhuyag và có bài phát biểu trước Quốc hội nước này; thảo luận khả năng Mông Cổ tham gia một số sáng kiến hợp tác do Trung Quốc khởi xướng như “Vành đai kinh tế”, “Con đường tơ lụa”, “Ngân hàng Ðầu tư cơ sở hạ tầng châu Á… và song phương” sẽ trở thành mối quan hệ “láng giềng tốt, đối tác tốt, bạn bè tốt”. Mông Cổ là một trong 14 nước có chung biên giới với Trung Quốc và trong lịch sử chưa có quốc gia nào thoát cảnh bị “gặm nhấm đất đai” của đất nước đông dân nhất thế giới.

Nào, ta cùng tập trận!

Ngày 20/08, tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng đưa tin, lực lượng Hải quân và Không quân Trung Quốc sẽ tổ chức cuộc tập trận chung đối kháng thực binh đầu tiên ở biển Hoa Ðông để nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu trong bối cảnh tranh chấp lãnh thổ hàng hải đang gia tăng. Trung Quốc thông báo, chuẩn bị tập trận chung hải quân, không quân với các tình huống đối đầu trực diện trên không phận biển Hoa Ðông. Nhưng chi tiết về thời gian và địa điểm diễn ra cuộc tập trận này vẫn chưa được tiết lộ.

Ðây là lần đầu tiên không quân của hải quân và không quân Trung Quốc phối hợp tác chiến với sự tham gia của chiến đấu cơ thế hệ thứ ba cùng nội dung đối đầu thực tế hơn là theo những giả định cho trước. Theo đó, máy bay quân sự Trung Quốc sẽ thực hiện các bài tập đối đầu: Một đấu một, hai đấu hai và có thể bao gồm cả máy bay chiến đấu của nước thứ ba. Giới chuyên môn coi đây là cuộc tập trận lịch sử nhằm phá bỏ rào cản giữa các quân chủng khác nhau của quân đội Trung Quốc, mở đường cho những cuộc tập trận hỗn hợp với các lực lượng khác nhau. Chuyên gia phân tích quân sự cho rằng, cuộc tập trận là lời cảnh báo đối với Nhật - Mỹ.

Âm mưu thay đổi hiện trạng Biển Đông

Quân đội Trung Quốc

Theo giới truyền thông, Bắc Kinh sẽ chỉ huy cuộc tập trận “Sứ mệnh hòa bình 2014” (từ 24 đến 29/08) tại Chu Nhật Hà, căn cứ huấn luyện lớn và hiện đại nhất của Trung Quốc, đóng tại Khu tự trị Nội Mông, với sự tham gia của các thành viên SCO (Trung Quốc, Nga, Kazakhstan, Kyrgyzstan và Tajikistan). Khoảng 7.000 nhân sự sẽ tham dự cuộc tập trận này, trong đó Nga triển khai khoảng 900 binh lính, cùng các máy bay Su-25, trực thăng Mi-8, máy bay vận tải quân sự II-76 và Tu-154. Ngày 20/08, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội Trung Quốc, Trung tướng Vương Ninh cho biết, cuộc tập trận “Sứ mệnh hòa bình 2014” của các thành viên SCO không đồng nghĩa với việc tổ chức này sẽ trở thành liên minh quân sự.

Dư luận cho rằng, biển Hoa Ðông lại dậy sóng khi Nhật - Trung liên tục tập trận. Ngày 19/08, Nhật Bản khai hỏa cuộc tập trận thường niên lớn nhất mang tên “Hỏa lực” tại chân núi Phú Sỹ (bắn đạn thật), trong đó có khoa mục bảo vệ và tái chiếm đảo xa với sự tham gia của 2.300 binh sĩ cùng 20 máy bay, 80 xe tăng và xe thiết giáp, cùng những trang thiết bị quân sự khác. Cuộc tập trận năm nay kéo dài đến ngày 24/08 và Nhật Bản muốn nhân dịp này phô diễn sức mạnh của các trang thiết bị vũ khí, cùng chiến thuật trong khoa mục tái chiếm một hòn đảo xa xôi trên biển Hoa Ðông. Giới chức Nhật Bản cho rằng, cuộc tập trận “Hỏa lực” thể hiện đường lối chỉ đạo quốc phòng mới, trong đó nêu bật công tác bảo vệ biển đảo, nhất là đảo xa.

Cuộc diễn tập quân sự quy mô “Người bảo vệ tự do Ulchi” với sự tham dự của khoảng 50.000 lính Hàn Quốc và 30.000 lính Mỹ, trong đó 3.000 lính đến từ Mỹ hoặc các vị trí đóng quân ngoài Hàn Quốc, từ 18/08 đến 29/08 trên lãnh thổ Hàn Quốc đang thu hút sự quan tâm của dư luận và giới chuyên môn. Theo Bộ Tư lệnh liên quân Mỹ - Hàn, cuộc diễn tập mô phỏng với sự hỗ trợ của máy tính và năm nay sẽ lần đầu tiên áp dụng cái gọi là “chiến lược răn đe” - đối phó với các mối đe dọa tiềm năng của vũ khí hạt nhân và vũ khí hủy diệt hàng loạt.

Theo tờ Phil Star (Philippines), tàu chiến BRP Ramon Alcaraz của Hải quân Philippines đã rời vịnh Subic tới Australia để tham gia cuộc tập trận hải quân quốc tế Kakadu 2014 (từ 25/08 đến 12/09). Người phát ngôn Hải quân Philippines cho biết, Manila tham gia cuộc tập trận Kakadu 2014 nhằm nâng cao năng lực tác chiến trên biển và năng lực phối hợp với các lực lượng hải quân trong khu vực. Và đây cũng là cơ hội để hải quân các nước nâng cao quan hệ hợp tác thân thiện với nhau. Năm nay có 12 nước tham gia Kakadu 2014, trong đó Nhật Bản, New Zealand, Pakistan, Philippines và Australia điều tàu và máy bay tham dự, 7 nước còn lại gồm Trung Quốc, Ấn Ðộ, Hàn Quốc, Bangladesh, Campuchia, Thái Lan và đảo quốc Vanuatu chỉ cử quan sát viên.

Khuyến khích mua vũ khí tiên tiến

Ngày 19/08, tờ Nikkei đưa tin, Nhật Bản đang tìm nguồn tài chính để mua 6 máy bay tiêm kích tàng hình tiên tiến F-35 nhằm tăng cường khả năng phòng thủ cho các đảo xa ở phía tây nam trước hành động ngày càng quyết đoán trong các hành động trên biển và trên không của Trung Quốc. Bộ Quốc phòng Nhật Bản muốn tìm khoản ngân sách 124,9 tỉ yen (1,21 tỉ USD) để mua tổng cộng 42 máy bay F-35 thay thế cho phi đội F-4 đã lỗi thời; đồng thời mua 3 máy bay do thám không người lái, máy bay cảnh báo sớm.

Và trước cuối năm 2014, Tokyo sẽ lựa chọn giữa máy bay E-2D của Northrop Grumman Corp và máy bay của tập đoàn Boeing. Theo Hãng Kyodo, sau 2 ngày hội đàm (18 và 19/08), quan chức quốc phòng Nhật - Mỹ đã nhất trí hợp tác huấn luyện chuyên gia trong lĩnh vực ngăn chặn tấn công máy tính chính phủ. Theo quan chức Nhật Bản, các cuộc thảo luận về vấn đề an ninh mạng có thể được phản ánh trong công tác sửa đổi Nguyên tắc chỉ đạo hợp tác quốc phòng Mỹ -Nhật trước cuối năm nay.

Ngày 18/08, Hãng Kyodo tiết lộ, ngày 17/08, Thủ tướng Shinzo Abe quyết định sẽ triệu tập giới chức ngoại giao và quốc phòng các nước ASEAN tổ chức hội thảo lấy “bảo đảm an ninh biển” làm chủ đề, và thảo luận vấn đề Nhật Bản xuất khẩu trang bị phòng vệ cho các nước thành viên ASEAN. Ðây là lần đầu tiên Nhật Bản tổ chức hội nghị với các nước ASEAN, thảo luận xuất khẩu vũ khí kể từ sau khi Thủ tướng Shinzo Abe quyết định nới lỏng “Ba nguyên tắc xuất khẩu vũ khí”.

Tờ Sankei Shimbun cho rằng, Nhật Bản tăng cường hợp tác quân sự với ASEAN nhằm ngăn chặn Trung Quốc mở rộng vai trò ảnh hưởng ở khu vực này và tăng cường hoạt động trên biển. Trong khi đó, tờ Kinh tế châu Á (Hàn Quốc) nhận định, xuất khẩu vũ khí không những để kiềm chế Trung Quốc, mà còn có thể giúp Nhật Bản trở thành người chơi mới trên thị trường vũ khí thế giới - Nhật Bản bán vũ khí cho các nước ASEAN có thể “một mũi tên trúng hai đích”.

Âm mưu thay đổi hiện trạng Biển Đông

Xe tăng bọc thép nã pháo tại bãi huấn luyện Higashifuji, thành phố Gotemba, phía tây thủ đô Tokyo

Ngày 16/08, Ðài Tiếng nói nước Nga cho biết, Ấn Ðộ và Trung Quốc đều quan tâm tới loại radar mới dành cho máy bay MiG-35, đang được phát triển bởi Công ty Fazotron-NIIR. Có tin nói rằng, Trung Quốc đã ký với Nga 2 hợp đồng mua bán khung, trong đó bao gồm 4 tàu ngầm AIP lớp Amur 1650 và 24 máy bay chiến đấu SU-35. Ðây được coi là hợp đồng mua bán vũ khí quân sự lớn nhất giữa 2 nước trong vòng 10 năm qua.

Ngày 14/08, Ðài tiếng nói nước Nga dẫn nhận định của Tiến sĩ khoa học quân sự, Thượng tá hải quân nghỉ hưu Nga Sivkov cho rằng, để ứng phó với mối đe dọa của tàu ngầm Ấn Ðộ và Mỹ, Trung Quốc cần mua tàu ngầm lớp Amur của Nga. Trước đó (thượng tuần tháng 8) có tin nói rằng, Hải quân Ấn Ðộ muốn mua 2 tàu ngầm diesel - điện lớp Amur Type 677 của Nga. Ấn Ðộ muốn thông qua việc mua sắm tàu ngầm của Nga để tăng cường tiềm lực chiến đấu của hải quân nước này. Theo thống kê, Ấn Ðộ hiện sở hữu 14 tàu ngầm, còn Trung Quốc hơn 60 chiếc.

Giới truyền thông Trung Quốc cho rằng, Nhật Bản sẽ đưa Ðài Loan vào danh sách những khách hàng có thể mua sắm vũ khí từ nước này. Bởi trước đó (13/08), Hãng Kyodo News cho biết, Tokyo có thể bán vũ khí (không vì lợi nhuận) cho các đối tác đang có quan hệ căng thẳng và tranh chấp lãnh thổ với Bắc Kinh. Tân Hoa xã cho biết, lực lượng tuần duyên Ðài Loan đã chi hàng chục tỉ Ðài tệ để đóng mới 8 tàu tuần tra có bãi đáp trực thăng.

Mục đích chính của việc này là nhằm gia tăng sức mạnh cho lực lượng tuần tra chấp pháp trên biển, tạo thuận lợi cho công tác phối hợp và tăng cường khả năng tuần tra tổng hợp trên biển của Ðài Loan. Ðược biết, Nhật Bản đã đồng ý bán thủy phi cơ US-2 cho Ấn Ðộ, đồng thời cho phép nước này sản xuất loại máy bay này tại chính quốc dưới sự bảo đảm của Tokyo. Tờ Nhật báo phố Wall (Mỹ) cho rằng, Nhật Bản không chỉ bắt đầu xuất khẩu vũ khí, mà còn có tham vọng rất lớn trong vấn đề này.

Ðẩy mạnh hợp tác quốc phòng

Chiều 19/08 (trong khuôn khổ chuyến thăm Ấn Ðộ 3 ngày), tại thủ đô New Delhi, Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen đã hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Arun Jaitley (sau khi gặp Ngoại trưởng Sushma Swaraj và Cố vấn An ninh Quốc gia Ajit Doval), trong đó đề cập tới vai trò của ADMM+ và diễn đàn Ðối thoại Shangri-La.

Cũng trong ngày 19/08, Hãng ABC cho biết, Ngoại trưởng Australia Julie Bishop sẽ tới Jakarta chính thức ký thỏa thuận về nguyên tắc ứng xử giữa hai nước (sau khi đạt được thỏa thuận nối lại hợp tác quân sự và tình báo sau khoảng 1 năm gián đoạn) dưới sự chứng kiến của Tổng thống Indonesia sắp mãn nhiệm Susilo Bambang Yudhoyono.

Ngày 20/08, Ðại sứ quán Ấn Ðộ tại Philippines thông báo, tàu khu trục INS Sahyadri của Ấn Ðộ đã cập cảng Manila (sau khi tham gia cuộc tập trận hải quân Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC 2014) ở Honolulu, Hawaii, Mỹ), bắt đầu chuyến thăm Philippines nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ giữa hải quân hai nước. Ngày 19/08, tờ Inquirer đưa tin, không quân Philippines theo dõi và phát hiện có 10-12 tàu Hải cảnh Trung Quốc hoạt động trái phép ở Biển Ðông, khu vực quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

Trung tá Enrico Canaya, người phát ngôn không quân Philippines cho rằng, tàu nạo vét của Trung Quốc được hộ tống bởi các tàu Hải cảnh để tránh sự can thiệp của các bên có tranh chấp và lần nào tuần tra Manila cũng phát hiện các hoạt động này. Cuối ngày 19/08, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cho biết, các hoạt động gia tăng của Trung Quốc “trong vùng biển tranh chấp” đã leo thang căng thẳng trong khu vực.

Âm mưu thay đổi hiện trạng Biển Đông

Ngoại trưởng Australia Julie Bishop (phải) và người đồng cấp Indonesia Marty NatalegawaI

Trước đó (18/08), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Charles Jose cho biết, Manila sẽ gửi công hàm phản đối các cuộc tuần tra tăng cường của tàu Trung Quốc tại một khu vực tranh chấp ở Biển Ðông và coi hành động này là một phần trong nỗ lực của Bắc Kinh nhằm thay đổi hiện trạng khu vực.

Ngày 17/08, Tổng thống Benigno Aquino đã báo động về sự hiện diện của tàu Trung Quốc gần khu vực bãi Cỏ Rong thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Quân đội Philippines đã phát hiện 2 tàu nghiên cứu mới của Trung Quốc ở bãi Cỏ Rong, nhưng không rõ các tàu này đang làm gì. Giới phân tích coi hành động vội vàng của Trung Quốc nhằm thúc đẩy yêu sách chủ quyền (vô lý, bất hợp pháp) của họ ở Biển Ðông, kéo dài vô hạn định thương đàm và ký COC.

Theo nguồn tin chính thức từ Press Trust of India, từ 17/08, quân đội Ấn Ðộ đã phát hiện quân đội Trung Quốc di chuyển đến căn cứ ở khu vực Burtse, Ladakh, bang Jammu-Kashimir của nước này. Quân đội Trung Quốc xuất hiện dày đặc trong mấy ngày qua với biểu ngữ “Ðây là lãnh thổ Trung Quốc, hãy rút đi” ở vùng lãnh thổ tranh chấp với Ấn Ðộ và tình trạng tăng quân, cho quân đi sâu vào vùng tranh chấp tương tự đợt căng thẳng 3 tuần hồi năm ngoái. Ấn Ðộ đã yêu cầu quân đội Trung Quốc rút khỏi lãnh thổ của mình nhưng lực lượng này kiên quyết không thực hiện.

Ngày 18/08, tờ Defense News bình luận, việc Trung Quốc xua tàu cá ra Biển Ðông để thúc đẩy tuyên bố chủ quyền (vô lý và phi pháp) là hành động nham hiểm, mặc dù việc này không phải là thủ đoạn mới. Sam Tangredi, tác giả cuốn “Anti-Access Warfare” cho rằng, tàu cá đã trở thành công cụ tuyệt vời của giới chức Bắc Kinh, nơi mọi hoạt động kinh doanh, sản xuất đều đặt dưới sự kiểm soát của họ.

Cùng ngày 18/08, Hãng AFP dẫn thông báo của Bộ Ngoại giao Nhật Bản, theo đó số lượng người Nhật Bản sinh sống và làm việc tại Trung Quốc sụt giảm mạnh do tranh chấp lãnh thổ giữa 2 nước. Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết, tính đến tháng 10-2013 chỉ còn 135.078 người Nhật Bản sinh sống và làm việc ở Trung Quốc, giảm 10,19% so với 1 năm trước đó.

Cũng trong ngày 18/08, giới truyền thông Hàn Quốc đưa tin, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc đã thành lập một nhóm công tác đặc biệt để giải quyết những tranh cãi lịch sử với Nhật Bản trước thềm cuộc đàm phán song phương về vấn đề nô lệ tình dục thời chiến dự kiến diễn ra vào cuối tháng này.

Hồng Thất Công - Tuấn Quỳnh

Theo Petrotimes

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.