|
Bà Julie Bishop nói Úc đang xem xét hiệp ước dẫn độ với Trung Quốc - Ảnh: Reuters |
Trung Quốc - Úc xem xét hiệp ước dẫn độ
Úc đang xem xét một hiệp ước dẫn độ với Trung Quốc để hỗ trợ Bắc Kinh đưa về nước các quan chức tham nhũng trong bối cảnh các quan chức châu Á-Thái Bình Dương đẩy mạnh các nỗ lực chống tham nhũng.
Ngoại trưởng Úc Julie Bishop nói với tờ Thời báo Tài chính Úc rằng hiệp ước sẽ là một phần trong tuyên bố chống tham nhũng được ký tại Hội nghị cấp cao APEC ở Bắc Kinh.
Tại Bắc Kinh, bà Bishop cho biết: “Trung Quốc đã yêu cầu một hiệp ước như vậy và chúng tôi đang xem xét”.
Hồi tháng 7, Trung Quốc mở chiến dịch “Săn Cáo” nhằm đưa về nước các quan chức và thành viên gia đình họ đã chạy ra nước ngoài và đem theo tiền bạc do tham nhũng mà có.
Trong khi đó, Úc lại được coi là nơi trú ẩn tuyệt vời cho các quan chức Trung Quốc tham nhũng. Số tiền tham nhũng biến thành các tài sản hợp pháp như bất động sản hay các tài khoản ngân hàng.
Trung Quốc - Thái Lan cùng phát triển giao thông
Bên lề Hội nghị cấp cao hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) đang diễn ra tại Bắc Kinh (Trung Quốc), Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-Ocha có cuộc gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
|
Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha chào kiểu Thái khi gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh. Ảnh: Reuters |
Ông Prayuth nói với ông Tập rằng Thái Lan đánh giá cao các chiến lược của Trung Quốc trong việc phát triển tuyến đường R3A. Tuyến đường khi hoàn thành là một phần của kế hoạch mở tứ giác kinh tế nối Thái Lan, Myanmar, Lào và Trung Quốc, và là một trong những tuyến kinh tế trọng điểm của thế giới.
Tuyến R3A xuất phát từ Côn Minh (Trung Quốc), vượt qua sông Mekong ở Huay Xai (Lào) và đi vào tỉnh Chiang Rai của Thái Lan.
Người phát ngôn chính phủ Thái Yongyuth Mayalarp dẫn lời ông Prayuth nói Bangkok cũng sẵn sàng hợp tác với Bắc Kinh trong việc phát triển hệ thống đường sắt đôi nối Thái Lan, Trung Quốc và các nước khác.
Theo The Nation, Bangkok cũng nói ủng hộ chính sách của Bắc Kinh trong việc dùng đồng nhân dân tệ làm đồng tiền thông dụng ở châu Á. “Hai nhà lãnh đạo hy vọng thỏa thuận hoán đổi tiền tệ song phương giữa đồng nhân dân tệ và đồng baht sẽ được gia hạn sau khi thỏa thuận này hết hạn trong tháng tới” - ông Yongyuth nói.
|
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) và tổng thống Indonesia Joko Widodo gặp nhau ở Bắc Kinh. Ảnh: Reuters
|
Trung Quốc - Nhật tăng cường hợp tác kinh tế
Ngày 10/11, thủ tướng Shinzo Abe và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có cuộc gặp chính thức ở Bắc Kinh. Đây là lần đầu tiên nguyên thủ hai nước gặp nhau kể từ khi lên cầm quyền đến nay.
Hãng tin Kyodo dẫn lời Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga cho biết lãnh đạo hai quốc gia gặp và trao đổi rất thẳng thắn quan điểm của nhau. “Tôi cho rằng đã có tiền triển lớn trong việc cãi thiện các mối quan hệ kinh tế và những mối quan hệ khác giữa Trung Quốc và Nhật Bản” - ông Suga mô tả.
Ông Suga cho biết thêm thủ tướng Abe và chủ tịch Tập Cận Bình nhất trí biện pháp khởi động các quá trình nhằm chuẩn bị thành lập cơ chế giải quyết khủng hoảng trên biển giữa hai nước.
Trung Quốc - Indonesia: hợp tác phát triển đại dương
Trước đó, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng đã có cuộc gặp với tổng thống Indonesia Joko Widodo và đã thống nhất hai nước sẽ tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực liên quan đến cơ sở hạ tầng và phát triển đại dương.
Theo Tân Hoa xã, ông Joko Widodo đưa ra sáng kiến xây dựng Indonesia thành một cường quốc biển và ông Tập Cận Bình cũng đưa ra sáng kiến về còn đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21 của Trung Quốc và kêu gọi sự tương tác giữ hai sáng kiến này.
“Chúng ta có thể cho hai chiến lược phát triển này tương tác với nhau, đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, nông nghiệp, tái chính, năng lượng hạt nhân và tận dụng triệu để những cơ chế nhằm tiến tới hợp tác trên biển và không gian giữa Indonesia và Trung Quốc” - chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói.
VIỆT PHƯƠNG - MỸ LOAN
Theo TTO