Xung quanh cuộc khủng hoảng tại Ukraine: Quan hệ Nga - phương Tây sẽ khác sau hôm nay?
09 Tháng Mười Hai 2014 1:24 CH GMT+7
Hôm nay, Chính quyền Kiev sẽ đàm phán trực tiếp với phe ly khai tại Belarus. Đây là nỗ lực mới nhất của Nga nhằm tái lập hòa bình cho miền đông Ukraine. Nếu thành công, có thể thái độ của phương Tây với Nga sẽ khác.

Quan hệ Nga-phương Tây sẽ khác sau hôm nay?

Tổng thống Pháp Hollande (phải) gặp Tổng thống Nga Putin tại Moskva ngày 06/12

Ngày 08/12, cố vấn chính sách đối ngoại của Tổng thống Vladimir Putin, ông Yuri Ushakov, nói rằng cuộc đàm phán diễn ra tại Minsk, Belarus, ngày 09/12, bao gồm các đại diện của Kiev, Moskva, nhóm ly khai ở đông Ukraine và đại diện Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE).

Hãng tin RIA Novosti của Nga cho hay đại diện phe ly khai từ nước Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng, Denis Pushilin, hôm 08/12 nói rằng chương trình nghị sự bao gồm một thỏa thuận ngừng bắn, việc chấm dứt điều mà ông gọi là sự "phong tỏa" của chính phủ Kiev ở các vùng do phe ly khai kiểm soát ở miền đông Ukraine, và cho phép luật "quy chế đặc biệt" áp dụng cho khu vực này bắt đầu có hiệu lực.

Trước đó, Tổng thống Ukraina Petro Poroshenko nói rằng "một thỏa thuận sơ bộ" đã đạt được để nhóm liên lạc gặp nhau tại Minsk. Cụ thể, ngày 4/12, Phủ Tổng thống Ukraina và phe ly khai thông báo đạt được thỏa thuận ngừng bắn toàn bộ ở miền đông, kể từ ngày 09/12. Phủ Tổng thống Ukraine ra thông cáo cho biết ngày yên bình sẽ bắt đầu từ 09/12/2014 và nếu thỏa thuận được thực hiện, việc rút vũ khí hạng nặng trong vòng 30 ngày (ra khỏi vùng chiến sự) sẽ bắt đầu từ 10/12.

Như vậy, Chính quyền Kiev đã thừa nhận rằng nếu không có cuộc đàm phán trực tiếp với đại diện Donbass thì sẽ không giải quyết được xung đột. Không phải châu Âu, không phải Mỹ và cũng chẳng phải Nga, mà chính là Kiev và phe ly khai phải thống nhất với nhau. Vì vậy, để thỏa thuận, các chính trị gia Kiev, trong đó có Thủ tướng Yatsenyuk đã chọn Minsk, chứ không phải Geneva. Các nhà quan sát cho rằng Minsk được chọn vì đại diện các nước cộng hòa tự xưng sẽ tham gia bình đẳng. Tại Geneva, có thể sẽ không có họ, nhưng sẽ có Mỹ. Đây rõ ràng là một động thái mang ý nghĩa thực tiễn rất cao.

Có thể thấy, tất cả mọi thứ chuẩn bị cho một thỏa thuận mới củng cố thỏa ước Minsk đã có sẵn. Vấn đề còn lại là ý chí chính trị của các bên để thực hiện những gì đạt được trên giấy từ ba tháng trước. Hy vọng rằng sau cuộc đàm phán ngày 09/12, cuối cùng thỏa thuận ngừng bắn thật sự sẽ được ký kết.

Tuy nhiên, phát biểu trước báo giới ngày 08/12, Tổng thống Poroshenko bày tỏ sự "sự lạc quan dè dặt" trước thỏa thuận này. Trong khi đó, Tổng thống của nước Cộng hòa tự xưng Lougansk thì dè dặt hơn, cho biết đó chỉ là “thỏa thuận miệng” và chưa có một văn bản nào được ký theo nội dung này. Trong lúc này, giao tranh vẫn tiếp diễn ở miền đông Ukraine trong ngày 07/12, làm 8 dân thường và 2 binh sĩ thiệt mạng. Theo số liệu của Liên Hiệp Quốc, các cuộc xung đột ở khu vực bất ổn này trong 8 tháng qua đã cướp đi sinh mạng của hơn 4.300 người và làm gần 1.000.000 người phải dời bỏ nhà cửa đi lánh nạn.

Trên bình diện ngoại giao quốc tế, tín hiệu hòa dịu cũng được nhận thấy sau khi Pháp đứng ra thay Đức làm trung gian hòa giải với Nga xung quanh vấn đề Ukraine. Sau cuộc gặp chớp nhoáng với Tổng thống Nga V.Putin tại sân bay Moskva ngày 06/12, Tổng thống Pháp Hollande bày tỏ tin tưởng rằng cuộc đàm phán sẽ đem lại kết quả trong thời gian sớm nhất. Ông Hollande cho rằng, cuộc gặp diễn ra "đúng thời điểm" và trong hoàn cảnh thuận lợi. Sự hòa dịu còn được thể hiện trong vụ tranh chấp Mistral giữa Pháp và Nga.

Ngày 08/12, trả lời phỏng vấn báo giới, cố vấn chính sách đối ngoại của Điện Kremlin Yuri Ushakov cho biết Nga sẵn sàng tiếp nhận một trong hai phương án giải quyết. “Nga có thể chấp nhận một trong hai phương án là lấy lại tiền hoặc Pháp phải bàn giao tàu chiến đúng theo hợp đồng đã ký. Số tiền mà Moskva đã bỏ ra sẽ phải được thu hồi lại”/ ông Ushakov khẳng định. Đây là lần đầu tiên một quan chức Điện Kremlin thông báo quan điểm chấp thuận nhận tiền đền bù của Pháp. Trước đó, Nga có ý định kiện Pháp nếu như không bàn giao tàu chiến Mistral theo hợp đồng.

Nay những căng thẳng ấy đã được xoa dịu nhưng cũng phải chờ xem những tiến bộ thực sự giữa Nga và phương Tây sẽ đạt được đến đâu sau cuộc gặp tại Minsk ngày 09/12 giữa chính phủ Kiev và phe ly khai miền đông Ukraine.

Nh.Thạch (tổng hợp)

Theo Petrotimes

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.