Máy bay AirAsia mất tích: Ít cơ hội tìm thấy người sống sót
29 Tháng Mười Hai 2014 6:59 SA GMT+7
Công tác tìm kiếm chiếc máy bay mất tích của AirAsia Indonesia tiếp diễn trong hôm nay 29/12. Các chuyên gia hàng không cảnh báo có rất ít cơ hội tìm thấy người sống sót.
Máy bay AirAsia mất tích: Ít cơ hội tìm thấy người sống sót - ảnh 1
Một máy bay của AirAsia ở sân bay Kuala Lumpur, Malaysia - Ảnh: Reuters

Chiếc Airbus 320-200 (chuyến bay QZ8501) của AirAsia Indonesia chở 162 người biến mất khỏi màn hình radar, mất liên lạc với mặt đất sau khi cất cánh từ sân bay ở thành phố Surabaya (Indonesia) để đến Singapore. Phi công đã yêu cầu chuyển hướng, thay đổi độ cao để tránh thời tiết xấu trước khi máy bay mất tích.

Chính quyền Indonesia tạm ngừng công tác tìm kiếm trong đêm 28/12 và bắt đầu trở lại vào lúc 6 giờ sáng nay 29/12.

“Chúng tôi tái khởi động tìm kiếm máy bay mất tích của AirAsia vào lúc 6 giờ sáng nay. Chúng tôi đang đến đảo Belitung”, AFP dẫn lời ông Tatang Zainuddin, quan chức thuộc Cơ quan Tìm kiếm và Cứu hộ Quốc gia Indonesia (Basarnas).

Trên 100 người thân hành khách trên chuyến bay QZ8501 đã trải qua một đêm không ngủ tại sân bay Juanda, thành phố Surabaya (Indonesia), để đợi chờ tin tức cập nhật về số phận của 162 người trên máy bay mất tích.

“Chúng tôi được AirAsia hỗ trợ chỗ ở nhưng tôi không tài nào ngủ được”, một người đàn ông có tên Haryanto cho biết. Ông Haryanto có 4 người thân gia đình trên chuyến bay QZ8501.

Ông chủ Tony Fernandes của hãng hàng không giá rẻ AirAsia (trụ sở ở Malaysia) đích thân đến sân bay để trấn an người thân hành khách, theo đài ABC (Úc).

“Chính quyền Indonesia đang cố gắng hết sức để tìm kiếm và cứu hộ… Ưu tiên hàng đầu trước mắt của chúng tôi là chăm sóc gia đình các hành khách”, ông Fernandes nói.

Nhưng các chuyên gia hàng không cảnh báo ít có cơ hội tìm thấy bất kỳ người sống sót nào do khoảng thời gian đã trôi qua quá dài kể từ khi chuyến bay QZ8501 mất tích và điều kiện thời tiết xấu trong khu vực. Chuyến bay QZ8501 được chính thức tuyên bố mất tích vào lúc 7 giờ 55 ngày 28/12.

Ông David Learmount, biên tập viên chịu trách nhiệm về an toàn bay của trang tin về hàng không toàn cầu Flight Global, nhận định việc phi công yêu cầu chuyển hướng khi gặp điều kiện thời tiết có bão là điều bình thường, theo tờ Independent (Anh).

“Những cơn bão có thể rất mạnh và xé toạc một máy bay kích thước hạng trung, đó là lý do vì sao phi công thường hay yêu cầu chuyển hướng để tránh bão”, ông Learmount cho biết.

Máy bay AirAsia mất tích: Ít cơ hội tìm thấy người sống sót - ảnh 2
Thân nhân hành khách tại sân bay Juanda, thành phố Surabaya (Indonesia) - Ảnh: Reuters

“Chiếc Airbus 320-200 không thể bay ở trên không trung trong khoảng thời gian dài - đây lại là một chuyến bay ngắn, nên sẽ không có đủ nhiên liệu để bay trong thời gian dài như vậy”, theo nhận định của ông Learmount.

Ông Learmount, cũng là một phi công, đã loại trừ khả năng máy bay hạ cánh xuống biển và hành khách sống sót.

“Phi công đã liên lạc với đài kiểm soát không lưu cho đến phút cuối cùng. Điều gì đó đã khiến họ mất tập trung nên không thể tiếp tục liên lạc với mặt đất. Chúng tôi không thể biết chính xác điều gì đã xảy ra vào thời điểm đó, và đây có thể không phải là một hành động cố ý của phi công”, ông Learmount cho biết thêm.

Theo báo cáo về an toàn của hãng Boeing hồi tháng 08/2014, dòng Airbus 320 thuộc hàng máy bay tân tiến nhất của hàng không dân dụng hiện đại, với chỉ số an toàn cao - tỉ lệ 0,14 vụ tai nạn chết người/một triệu lượt cất cánh. AirAsia mua Airbus 320-200 vào năm 2008 và nó vừa được bảo trì vào tháng 11/2014.

Chuyên gia hàng không Úc Peter Marosszeky cho rằng thời tiết xấu với bão có thể khiến chiếc Airbus 320-200 bay chúi mũi xuống và không ai có thể sống sót.

Chuyên gia Neil Hansford, thuộc công ty tư vấn hàng không Strategic Aviation Solutions (Mỹ), nhận định: “Bất kỳ máy bay hai động cơ nào như thế này đều có thể tiếp tục bay 60-90 phút với chỉ một động cơ nếu máy bay gặp sự cố. Nhưng máy bay đã không phát ra bất kỳ tín hiệu cầu cứu nào trước khi mất tích”.

Phúc Duy

Theo TNO

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.