Tái khẳng định chủ quyền
Monday, March 02, 2015 7:34 AM GMT+7
Ngày 23/02, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và Đại sứ Nhật Bản tại Liên Hiệp Quốc Yoshikawa Motohide đã khẩu chiến khi tranh luận công khai tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, nhân kỷ niệm 70 năm kết thúc Chiến tranh thế giới lần thứ hai và ngày thành lập Liên Hiệp Quốc.

Cũng trong ngày 23/02, khi phát biểu trong phiên điều trần tại Ủy ban Ngân sách Hạ viện, Thủ tướng Shinzo Abe đã phản đối hành động xâm nhập lãnh hải Nhật Bản của tàu hải giám Trung Quốc ở khu vực gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Ông Shinzo Abe cũng khẳng định, không tồn tại vấn đề chủ quyền lãnh thổ tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và sẽ không một ai được phép thay đổi hiện trạng bằng vũ lực.

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tiếp Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Mỹ Antony Blinken

Ngày 22/02, 3 tàu hải giám Trung Quốc đã xâm nhập lãnh hải Nhật Bản tại khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Cũng trong ngày 22/02, tờ Want Daily (Đài Loan) cho biết, Nhật Bản sẽ tổ chức trưng cầu dân ý để quyết định triển khai lực lượng Phòng vệ Mặt đất tới đảo Yonaguni, cách Đài Loan 111 km và cách quần đảo Senkaku/Điếu Ngư 150 km.

Cùng ngày 22/02, trang mạng sina.com của Trung Quốc đăng lại bài viết của tác giả Justin McCurry trên tờ The Christian Science Monitor, đề cập tới khả năng Nhật Bản điều Lực lượng Phòng vệ Trên không và Trên biển đến Biển Đông tuần tra để ngăn chặn tham vọng của Trung Quốc tại khu vực này. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani từng tuyên bố, đang có kế hoạch này và sẽ hợp tác với Mỹ bởi tình hình Biển Đông ảnh hưởng đến an ninh quốc gia của đất nước mặt trời mọc.

Ngày 23/02, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc đã triệu Công sứ Đại sứ quán Nhật Bản ở Seoul Kenji Kanasugi tới để trao công hàm phản đối việc Chính phủ Nhật Bản cử Hạ nghị sĩ Yohei Matsumoto thuộc Văn phòng Nội các Nhật Bản tham dự lễ kỷ niệm "Ngày Takeshima" nhằm tái khẳng định chủ quyền đối với quần đảo tranh chấp Takeshima/Dokdo. Khi nhấn mạnh đây là năm thứ 3 liên tiếp Tokyo cử đại diện cấp cao tham dự lễ kỷ niệm "Ngày Takeshima" được tổ chức hôm 22/02 ở tỉnh Shimane, Nhật Bản, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc đã cáo buộc Nhật Bản tái diễn "hành vi thụt lùi" khi chối bỏ lịch sử quân phiệt.

Ngày 22/02, Hãng Yonhap dẫn thông báo của Bộ Giáo dục Hàn Quốc cho biết, Seoul đã xuất bản hàng nghìn tập tài liệu mới nhằm tăng cường tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo tranh chấp Dokdo/Takeshima. Khoảng 15.000 tập tài liệu giới thiệu bằng tiếng Hàn và tiếng Anh, sẽ được phân phát tại những trường học do các đại sứ quán Hàn Quốc điều hành ở nước ngoài và tại các trường tư quốc tế cho con em người Hàn Quốc.

Trong khi đó, giới chuyên môn quan tâm tới thông tin của Hãng CNN khi dẫn bình luận của nhà phân tích chính trị lâu năm Willy Lam đến từ Đại học Trung Quốc ở Hongkong (16/02), theo đó kể từ khi lên nắm quyền (tháng 11/2012), Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quân ủy Trung ương Tập Cận Bình đã tận dụng tối đa những khó khăn của Washington trong các vấn đề trong và ngoài nước Mỹ để phô trương sức mạnh quân sự, làm gián đoạn chiến lược “xoay trục” của Tổng thống Barack Obama.

Trong khi đó, ông Thời Ân Hoằng, Giáo sư đại học Nhân dân Trung Quốc dự đoán, đối đầu ngày càng tăng giữa Bắc Kinh và Washington là một viễn cảnh đáng lo ngại. Theo ông Thời Ân Hoằng, "lợi ích chiến lược" của Trung Quốc ở Tây Thái Bình Dương (bao gồm cả quần đảo Senkaku/Điếu Ngư) sẽ được đề cập nhân chuyến thăm chính thức Mỹ trong tháng 09/2015 của ông Tập Cận Bình. Theo giới phân tích, thế giới đang chứng kiến 3 cuộc cạnh tranh Mỹ - Trung, Nhật - Trung và Ấn - Trung tại Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

Theo nhận định của chuyên gia quân sự Ridzwan Rahmat, tuyên bố hôm 30/01 ở Singapore của Ngoại trưởng Anh Philip Hammond (từng là Bộ trưởng Quốc phòng) cho thấy, các lực lượng vũ trang của xứ sở sương mù đã sẵn sàng hành động ở Châu Á - Thái Bình Dương (cụ thể là Biển Đông và Biển Hoa Đông) một khi lợi ích quốc gia và các đồng minh của London bị đặt vào tình thế rủi ro xuất phát từ các thách thức an ninh khu vực.

Tờ Want Daily vừa trích nhận định của 2 chuyên gia người Mỹ Richard Bush đến từ Học viện Brookings và Cud Cole của trường Cao đẳng Chiến tranh Quốc gia, theo đó sự hiện diện thường xuyên của Trung Quốc có ảnh hưởng lớn đối với biển Hoàng Hải, Biển Đông và biển Hoa Đông, và có thể gây ra tranh chấp tại vùng Chuỗi đảo thứ 2. Và Trung Quốc cũng đang đẩy mạnh diễn tập hải quân với mục tiêu tăng tầm ảnh hưởng ở Chuỗi đảo thứ 2 (là các đảo kéo dài từ quần đảo Nhật Bản ở phía bắc đến quần đảo Bonin và Marshall) của Thái Bình Dương và Eo biển Đài Loan.

Theo Hội đồng các mối quan hệ nước ngoài (CFR) của Mỹ tại Washington, tranh chấp hàng hải trên Biển Đông là 1 trong 10 cuộc giao tranh mà Mỹ ưu tiên ngăn chặn trong năm 2015. Tờ Vượng Báo cũng vừa bình luận, cục diện Biển Đông hiện vô cùng phức tạp bởi các bên liên quan đều có tính toán riêng. Bên cạnh đó, Mỹ - Nhật cũng muốn đóng vai trò “người bảo hộ” tích cực và hợp tác mang tính xây dựng tại khu vực nhạy cảm này. Báo chí Trung Quốc cũng vừa đồng loạt dự báo tương lai Biển Đông.

Ngày 25/02 tờ Manila Standard Today của Philippines đăng bài phân tích của học giả Alejandro del Rosario về cuộc duyệt binh quy mô lớn kỷ niệm ngày kết thúc Chiến tranh thế giới lần thứ hai trong tháng 9 ở Bắc Kinh - không những ra oai với Nhật Bản và các nước hữu quan, mà còn “tung hỏa mù” để mọi người quên đi mối đe dọa từ Trung Quốc; và việc này cũng nhằm khuyến cáo Mỹ - không can thiệp vào Biển Đông, nếu không sẽ ảnh hưởng tới mối quan hệ của 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Ngày 19/02, tờ Malaysia Chronicle bình luận, Trung Quốc chuẩn bị duyệt binh quy mô lớn tại Bắc Kinh nhân kỷ niệm 70 năm kết thúc Chiến tranh thế giới lần thứ hai nhằm chứng minh sức mạnh quân sự Trung Quốc, răn đe các quốc gia hữu quan, đồng thời tỏ rõ quyết tâm bảo vệ “trật tự toàn cầu sau chiến tranh”, nâng cao cái gọi là “niềm tự hào dân tộc”.

 

Tuấn Quỳnh

Theo Petrotimes

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.