Trung Quốc có đối đầu với Mỹ vì lợi ích ở Iran?
Monday, January 20, 2020 5:59 PM GMT+7
Bắc Kinh có thể giúp Iran vượt qua khó khăn trừng phạt Mỹ bằng cách mua dầu gián tiếp, cũng có thể rót vũ khí cho Iran.

Mới đây National Interest đã có bài phân tích cho rằng, Trung Quốc hoàn toàn có khả năng sẽ vũ trang cho Iran nếu căng thẳng Trung Đông thực sự nổ ra.

Trung Quốc lựa thời bán vũ khí cho Iran

Giữa căng thẳng Mỹ- Iran, Trung Quốc nổi lên như một biến số ở Trung Đông. Ngay khi vụ Mỹ thừa nhận tấn công tên lửa sát hại tướng Iran Qasem Soleimani, Trung Quốc đã là quốc gia đầu tiên lên tiếng kêu gọi hai bên giữ bình tĩnh.

Trung Quoc co doi dau voi My vi loi ich o Iran?

Trung Quốc có khả năng ủng hộ Iran bằng vũ khí?

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị sau đó đã có tuyên bố với người đồng cấp Iran rằng, hai nước cần cùng nhau chống lại “chủ nghĩa đơn phương và thói bắt nạt”.

Tuyên bố này của Ngoại trưởng Vương Nghị khiến Mỹ đặt ra một nghi vấn, liệu Bắc Kinh có hỗ trợ Iran trong cuộc chiến năm 2020 trước đối thủ Mỹ?

Bắc Kinh đã khá thận trọng giới hạn sự hỗ trợ đối với công cuộc hiện đại hóa quân sự Iran trong suốt 15 năm qua do vướng các giới hạn của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về chuyển giao vũ khí cho Iran.

Bắc Kinh từ lâu theo đuổi các lợi ích kinh tế dài lâu, đặc biệt là trong việc xuất khẩu các sản phẩm tiêu dùng và đầu tư vào ngành dầu khí của Iran. Vào thập niên 1980, Trung Quốc còn trở thành nhà xuất khẩu vũ khí hàng đầu sang Iran và Trung Quốc đã thu lợi lớn từ cuộc chiến tranh Iran-Iraq vào thời kỳ đó.

Các vũ khí chính mà Trung Quốc chuyển giao cho Iran gồm xe tăng, máy bay chiến đấu J-7, xe thiết giáp chở quân, tên lửa đất đối không, và tên lửa hành trình diệt hạm Silkworm trị giá 1 tỷ USD.

Nhưng sau khi có các tiết lộ về cái gọi là chương trình hạt nhân bí mật của Iran vào năm 2002, Trung Quốc bắt đầu giảm việc nhập dầu từ Iran, bán vũ khí sang Iran cũng như các trao đổi ngoại giao với quốc gia Trung Đông này.

Năm 2010, Bắc Kinh phê chuẩn các lệnh trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, trong đó có nội dung hạn chế hầu hết các khoản bán vũ khí thông thường cho Iran.

Hơn nữa, lúc đó Trung Quốc còn có nhu cầu cân bằng quan hệ giữa mình với Iran và các nước khác trong khu vực, đặc biệt là Saudi Arabia và các quốc gia vùng Vịnh có nhiều dầu mỏ, nên họ hạn chế nghiêng hẳn về một bên trong các tranh chấp khu vực.

Một bước ngoặt xuất hiện với việc đàm phán thỏa thuận Iran do EU dẫn dắt trong giai đoạn 2013-2015. Thỏa thuận này tạo cơ hội cho các hãng nước ngoài hoạt động hợp pháp ở Iran.

Tận dụng cơ hội này, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã tới Iran vào tháng 1/2016 để ký một thỏa thuận “đối tác chiến lược toàn diện” với Iran, với tầm nhìn về một mối hợp tác lớn hơn trong lĩnh vực năng lượng và cơ sở hạ tầng. Hai bên đã nhất trí cải thiện hợp tác quân sự trong huấn luyện, chống khủng bố, và “thiết bị, công nghệ”.

Theo các tài liệu, Trung Quốc đã có 12 tương tác quân sự với Iran từ năm 2014-2018, bao gồm các chuyến ghé thăm cảng hải quân, tập trận song phương, và đối thoại cấp cao. Các hoạt động tương tự tiếp diễn vào năm 2019.

Dẫu vậy, Trung Quốc vẫn tiếp tục kiềm chế trong việc bán vũ khí cho Iran.

Khi các giới hạn của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về chuyển giao vũ khí cho Iran bắt đầu hết hạn vào năm nay (2020) thì có thể Bắc Kinh sẽ lựa chọn sự hỗ trợ quân sự dành cho Iran nếu điều này mang đến cơ hội thị trường và chiến lược quân sự của nước này.

Nếu Trung Quốc quay trở lại với mối quan hệ đối tác vũ khí mạnh mẽ với Iran như hồi thập niên 1980 thì Iran có thể lấp đầy các khoảng trống về vũ khí thông thường, từ đó đặt ra thách thức đối với Mỹ và đồng minh.

Giới quan sát nhận định, có nhiều lý do Trung Quốc sẽ tăng cường bán vũ khí cho Iran nếu căng thẳng nổ ra.

Trung Đông vốn là thị trường vũ khí lớn nhất của Trung Quốc, mang lại doanh thu cho nước này đạt 10 tỷ USD từ năm 2013-2017. Với tư cách là nhà cung cấp vũ khí cho Iran, Trung Quốc sẽ phải cạnh tranh với Nga. Lợi thế cạnh tranh của Trung Quốc bao gồm mức độ đòi hỏi thấp với người sử dụng cuối cùng, giá sản phẩm thấp, và khả năng linh hoạt trong tuân thủ các quy định hạn chế.

Iran được cho là vẫn phải “dựa vào các nước như Nga và Trung Quốc để có được năng lực vũ khí thông thường tiên tiến”.

Trung Quốc có thể đáp ứng nhu cầu của Iran về các loại vũ khí như chiến đấu cơ J-10. Ngoài ra Iran có thể cần các vũ khí sau của Trung Quốc: tên lửa hành trình diệt hạm YJ-22, tàu ngầm lớp Nguyên, các hệ thống phòng thủ tên lửa... Bắc Kinh cũng có thể hỗ trợ kỹ thuật cho Iran trong vận hành và bảo dưỡng các hệ thống này.

Khi Mỹ muốn thúc đẩy căng thẳng Iran lên cao hơn nữa, đây sẽ là cơ hội để Trung Quốc giành lấy thời cơ này để tiếp tục có được những hợp đồng vũ khí tiếp theo. Giới ngoại giao Trung Quốc cũng có thể đặt điều kiện với Mỹ gắn việc Trung Quốc giảm bán vũ khí cho Iran với việc Mỹ phải giảm bán vũ khí cho Đài Loan...

Trung Quốc có muốn Trung Đông bất ổn?

Có thể thấy rằng nếu căng thẳng Mỹ- Iran dâng cao thì đây là cơ hội của Trung Quốc. Nhưng cho rằng Bắc Kinh muốn thổi bùng căng thẳng này thì không hoàn toàn phù hợp.

Nền kinh tế lao đao giữa lúc xảy ra thương chiến với Mỹ khiến Trung Quốc bắt buộc củng cố và cải cách kinh tế. Quá trình này buộc họ cần có sự ổn định từ cả trong và các nguồn lực ở ngoài nước.

Trung Quoc co doi dau voi My vi loi ich o Iran?

Đối đầu thương mại với Mỹ khiến Bắc Kinh e dè hơn trong việc chống lại lệnh trừng phạt để ủng hộ Iran?

Bắc Kinh cũng mong muốn đảm bảo ổn định ở vịnh Ba Tư do lợi ích kinh tế và bảo vệ nguồn cung dầu mỏ. Một cuộc khủng hoảng kéo dài hoặc xung đột quân sự ở khu vực có thể gây gián đoạn nguồn cung dầu và khiến giá dầu thô tăng vọt, đe dọa nhân lực và tài sản của Bắc Kinh tại Trung Đông, cũng như gây bất ổn cho kinh tế toàn cầu. Điều này không có lợi cho sự phát triển của Trung Quốc.

Căng thẳng khu vực leo thang cũng thách thức chính sách duy trì quan hệ thận trọng của Bắc Kinh với các nước Trung Đông. Trung Quốc sẽ rơi vào thế khó khăn khi phải cân bằng với Iran và các đối thủ của họ như Mỹ, Arab Saudi và Israel.

Iran là nhà cung cấp dầu mỏ quan trọng cho Trung Quốc, cũng đóng vai trò thiết yếu trong tham vọng mở rộng hiện diện và cạnh tranh với Mỹ. Tuy nhiên, Bắc Kinh đã điều chỉnh quan hệ với Tehran để không gây hại đến hợp tác với các nước Vùng Vịnh, cũng như tránh để các công ty đang hoạt động ở Iran bị Mỹ trừng phạt bổ sung.

Bắc Kinh đang không ngừng kêu gọi thúc đẩy hòa bình và đối thoại để bảo vệ lợi ích ở Trung Đông, đồng thời bắt tay với châu Âu để duy trì JCPOA và tìm thêm các kênh ngoại giao khác.

Business Insider dẫn chuyên gia từ Stratfor bình luận rằng, Trung Quốc có lẽ sẽ vẫn muốn duy trì cách tiếp cận tập trung vào ngoại giao hơn là trực tiếp tham gia vào xung đột.

"Trung Quốc dường như sẽ tiếp tục duy trì cách tiếp cận truyền thống là tập trung vào ngoại giao, hạn chế tham gia trực tiếp vào các vấn đề tại Trung Đông để tránh bị kéo vào xung đột sắc tộc và tôn giáo phức tạp" - các chuyên gia của Stratfor dự đoán.

Theo baodatviet.vn

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.