Cạnh tranh Mỹ - Trung tại Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương
08 Tháng Tám 2021 7:57 CH GMT+7
Chính quyền của ông Biden đã hoạt động được 6 tháng và bức tranh dần trở nên rõ ràng hơn về cách thức đối phó của Mỹ trước sự quả quyết của Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, bao gồm cả Biển Đông.

Có thể thấy Chiến lược của chính quyền Biden được thể hiện qua Hướng dẫn Chiến lược an ninh quốc gia tạm thời được công bố hồi tháng 3; Ngân sách Tổng thống cho Bộ Quốc phòng 2022; Những tiền lệ của ông Biden trong chính sách quốc phòng và ngoại giao; và các quyết định đã được đưa ra hay không đưa ra sau nhiều tuyên bố. 

Mỹ,Trung Quốc,Joe Biden

Cách tiếp cận của ông Biden đối với chính sách quốc phòng và đối ngoại tương đồng với chính quyền Barack Obama khi ông Biden là Phó Tổng thống. Bộ máy của ông Biden cũng tập hợp phần lớn nhân sự đã từng làm trong chính quyền Obama, chỉ thêm một số mới, cũng đều là những người ủng hộ và có quan điểm tiếp tục chính sách của ông Obama. 

Ngoài ra, ông Biden cũng đang đảo ngược gần như mọi chính sách - đối nội, đối ngoại và quốc phòng - của chính quyền Donald Trump (2016-2020), giống như cách ông Trump đã loại bỏ chính sách của người tiền nhiệm Obama. 

Triết lý của chính quyền Biden

Mục tiêu bao trùm của ông Biden là chuyển đổi toàn diện nền quản trị, kinh tế và xã hội của nước Mỹ, lấy công bằng xã hội, phân biệt chủng tộc mang tính hệ thống và biến đổi khí hậu để làm nền tảng cho mọi chính sách đề ra. 

Khẩu hiệu của ông Biden là “Nước Mỹ đã trở lại”. Ý của ông là nước Mỹ sẽ xây dựng các liên minh và quan hệ đối tác với các quốc gia và tổ chức trong khu vực, quốc tế để thực hiện mục tiêu chính sách được cả hai bên quan tâm. Điều này bao gồm việc đạt được sự đồng thuận thông qua thỏa hiệp, có tính đến các lợi ích cạnh tranh. Mỹ sẽ quay lại đường lối ngoại giao “Lãnh đạo từ phía sau”. 

Trong hội nghị các nước G7 tổ chức hồi tháng 6, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói rằng, ông rất vui vì ông Biden đã tái gia nhập “Câu lạc bộ”. Ông Macron coi ông Biden là người coi trọng phúc lợi, theo chủ nghĩa toàn cầu, chủ nghĩa đa phương và e dè trong hành động. 

Ông Biden tin vào “quyền lực mềm” với quan điểm lực lượng quân sự là phương sách cuối cùng - được sử dụng hoặc đe dọa sử dụng - hoặc sẽ hoàn toàn không được dùng đến. Ngoại giao sẽ là giải pháp tiên quyết. Mỹ sẽ đóng vai trò là hình mẫu cho các giá trị toàn cầu và văn hóa Mỹ; “Thuyết phục” thông qua đối thoại “mang tính xây dựng”; và đưa ra các hình thức khuyến khích - viện trợ, tài trợ, thương mại, hỗ trợ - để thúc đẩy hợp tác. 

Ông Biden nhấn mạnh, nước Mỹ phải giải quyết các rắc rối, thất bại của chính mình trước khi chỉ trích các quốc gia khác. Ông ấy cũng giảm nhẹ trọng tâm bên ngoài mà tập trung nhiều hơn vào các vấn đề trong nước. Nhưng giống như thời chính quyền Obama, chính sách đối ngoại và quốc phòng có khả năng sẽ làm lu mờ chính sách đối nội. 

Thực tế cho thấy là cách tiếp cận “quyền lực mềm” không hiệu quả ở nhiều nơi dưới thời của cựu Tổng thống Obama và việc ông Biden theo đuổi triết lý này có thể là không phù hợp. Thời gian sẽ cho chúng ta câu trả lời. 

Chiến lược quốc phòng tổng thể

Hướng dẫn Chiến lược an ninh quốc gia tạm thời nêu đích danh Trung Quốc là “đối thủ cạnh tranh” và mối đe dọa chính của nước Mỹ. Tiếp theo là Nga. Như vậy, không cần phải nói thẳng ra, khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và Biển Đông đã trở thành những mối quan tâm hàng đầu của Mỹ. 

Hướng dẫn Chiến lược an ninh quốc gia tạm thời bao gồm những nội dung có thể được gọi là "cuộc cạnh tranh toàn diện" để đối đầu với Trung Quốc. Mục tiêu là để răn đe. 

Chiến tranh mạng, chiến tranh trong không gian và chiến tranh bằng công nghệ tiên tiến được nhắc đến trong chiến lược này nhưng không phải là trọng tâm, mặc dù công nghệ sẽ định hình tương lai của chiến tranh. 

Hướng dẫn Chiến lược an ninh quốc gia tạm thời đề cập đến việc hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân và tăng cường nỗ lực phi hạt nhân hóa hành tinh. 

Ngân sách quốc phòng

Ngân sách quốc phòng hầu như không có gì thay đổi, không có nguồn dành cho chiến lược toàn diện. Trước thời chính quyền Obama, nước Mỹ đã chuẩn bị sẵn sàng nguồn lực để đủ sức đối phó với cả hai cuộc chiến một lúc nếu xảy ra. Hiện tại lúc này, Mỹ khó có thể cầm cự được dù chỉ một cuộc chiến. 

Ông Biden dành 715 tỷ USD cho ngân sách quốc phòng. Với mức lạm phát đã công bố, ngân sách thực tế sẽ phải trừ đi 4 tỷ USD. Ông Biden đang giảm trọng tâm vào quốc phòng, giống như các cựu Tổng thống Jimmy Carter và Barack Obama. 

Thượng viện, trong một động thái được cả hai đảng ủng hộ, lại đưa ra một kế hoạch khác: tăng ngân sách quốc phòng lên 778 tỷ USD; nhưng liệu Thượng viện có giành được phần thắng hay không? 

Chính quyền Biden lập luận rằng, ngân sách quốc phòng của Mỹ đang cao hơn so với Trung Quốc, Nga và các đối thủ khác nên không có gì phải lo lắng. Nhưng vấn đề ở chỗ, các nước đối thủ chắc chắn không đời nào đưa ra con số chính xác về chi tiêu ngân sách của họ. 

Ngoài ra, ông Biden vẫn đang tiếp tục vay và chi 10 nghìn tỷ USD và hơn thế vào chương trình chuyển đổi xã hội, trong khi ngân sách quốc phòng vẫn không thay đổi. 

Phổ biến vũ khí hạt nhân

Chính quyền Mỹ đã chính thức gia hạn Hiệp ước vũ khí chiến lược mới (New Start) với Nga vào tháng 2 năm nay. Hai nước đã quyết định không gây áp lực buộc Trung Quốc phải tham gia hiệp ước này. 

Như vậy, Mỹ và Nga, giả sử cả hai đều tuân thủ nghiêm ngặt hiệp ước, đã tự “lấy dây buộc mình” trong khi Trung Quốc có thể rộng tay chế tạo bao nhiêu vũ khí hạt nhân tùy thích. Các nhà phê bình cho rằng chính quyền Mỹ chỉ đơn thuần muốn đạt được một “thắng lợi chính sách” bằng cách ký kết một hiệp ước đã bị người tiền nhiệm Donald Trump bác bỏ. 

Trung Quốc ước tính có 350 đầu đạn hạt nhân, chỉ chiếm một phần nhỏ so với 3.800 đầu đạn hạt nhân của Mỹ. Nga vẫn là nước đứng đầu nhưng không ai thực sự biết số lượng cụ thể là bao nhiêu. Mỹ cần thay thế, nâng cấp hoặc cải tiến kho vũ khí để duy trì tính cạnh tranh nhưng lại không có đủ kinh phí cho việc này. Tuy nhiên, Thượng viện đã bổ sung 28 tỷ USD ngân sách dành cho vũ khí hạt nhân. 

Trung Quốc đang xây dựng ít nhất 100 hầm chứa vũ khí hạt nhân kiên cố ở khu vực sa mạc phía tây của nước này. Động thái này rõ ràng là để răn đe. Cùng với đó, chính quyền Bắc Kinh còn đang mở rộng hạm đội tàu ngầm hạt nhân, sản xuất tên lửa tối tân tầm ngắn, tầm trung và tầm xa. Trung Quốc đang tận dụng chính những hạn chế của Mỹ. 

Vũ trụ và công nghệ

Vũ trụ là mặt trận tiếp theo, không chỉ để thăm dò mà còn hướng đến quân sự hoá. Các nền tảng không gian có thể trở thành nơi lưu trữ vũ khí tối tân - chẳng hạn như vũ khí laser, robot, thiết bị bay không người lái, tên lửa siêu thanh - để làm gián đoạn liên lạc vệ tinh và mạng máy tính, đồng thời tiêu diệt các mục tiêu trên Trái đất... Năm 2020, ông Trump đã thành lập Lực lượng Không gian để đối phó với những kẻ thù của nước Mỹ. 

Chính quyền đương nhiệm tiếp tục duy trì Lực lượng Không gian nhưng không mấy nhiệt tình với nguồn phân bổ ngân sách là 17 tỷ USD. Khoản kinh phí như vậy là quá ít ỏi dành cho một lĩnh vực non trẻ chỉ vừa mới hình thành được 1 năm. Trong khi đó, chính quyền Biden tiếp tục rót thêm nhiều tỷ USD vào các nghiên cứu về năng lượng tái tạo, đặc biệt là xe điện và biến đổi khí hậu. 

Nhiều nghiên cứu và phân tích độc lập cho thấy Mỹ đang tụt hậu so với Trung Quốc và Nga trong việc phát triển và triển khai công nghệ phức tạp để đối phó với các cuộc chiến tranh trong tương lai. Tương lai đó có thể đã bắt đầu từ bây giờ.

Phần 2: Mỹ với Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương: Quyền lực mềm để giải quyết vấn đề

Theo vietnamnet.vn

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.